10+ Thuốc Trị Đau Dạ Dày Tốt Nhất Hiện Nay Và Cách Dùng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Tìm kiếm loại thuốc điều trị đau dạ dày hiệu quả là bước quan trọng trong việc quản lý và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người mắc phải các bệnh lý tiêu hóa. Một số dược phẩm phổ biến hiện nay như: thuốc chữ P, Omeprazol, Gastropulgite, Gaviscon, thuốc chữ Y… 

TOP 11 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay

Đau dạ dày là triệu chứng xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương do có sự tác động của vi khuẩn, axit dư thừa hoặc do chế độ ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học. Cơn đau dạ dày rất dễ tái phát nếu không được điều trị đúng cách.

Để giảm đau dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các loại thuốc dưới đây.

Thuốc trị đau dạ dày Phosphalugel

Phosphalugel được biết đến với tên gọi khác là thuốc đau dạ dày chữ P. Dược phẩm này được bào chế ở dạng hỗn dịch đặc sệt, màu trắng đục như sữa. Loại thuốc này có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc phối hợp với các thuốc điều trị đau dạ dày khác.

Thuốc dạ dày chữ P
Thuốc trị đau dạ dày Phosphalugel

 

Giá tham khảo: 96.000 – 100.000 VND / hộp x 26 gói.

Tác dụng:

Thuốc Phosphalugel giúp giảm tiết dịch vị, hạn chế tác hại của axit đến dạ dày. Ngoài điều trị đau dạ dày, dược phẩm này còn được sử dụng trong điều trị viêm loét hành tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, xuất huyết dạ dày do ngộ độc.

Chống chỉ định:

  • Phụ nữ có thai, Người đang cho con bú
  • Người có vấn đề về thận
  • Trường hợp bị dị ứng với nhôm phosphate hay bất cứ thành phần nào của thuốc

Liều lượng và cách sử dụng 

  • Người trưởng thành: Mỗi lần uống 1- 2 gói x 2 – 3 lần/ngày. Liều dùng tối đa không được vượt quá 6 lần
  • Trẻ em: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng điều trị cho trẻ.

Lưu ý: Để chữa đau dạ dày, nuốt thuốc trực tiếp hoặc pha loãng với một ít nước cho dễ uống. Không dùng thuốc quá 7 ngày mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ. 

Tham khảo: Thuốc Dạ Dày Chữ P (Phosphalugel®) – Công Dụng Và Cách Dùng

Thuốc dạ dày Gastropulgite

Gastropulgite là một loại thuốc đặc trị các vấn đề liên quan đến dạ dày, được bào chế dưới dạng hỗn dịch có thể hòa tan trong nước.

Giá tham khảo: 120.000 VND / hộp x 30 gói.

Tác dụng:

  • Hấp thu độc tố, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác hại của axit và các tác nhân gây kích ứng
  • Cầm máu tại chỗ
  • Trung hòa acid dạ dày
  • Kích thích sản xuất chất nhầy, chống loét dạ dày

Chống chỉ định:

  • Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ sau sinh còn cho con bú
  • Nam giới thường xuyên sử dụng thức uống có cồn
  • Người mắc bệnh về thận
  • Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Trẻ trên 12 tuổi và người trưởng thành: Mỗi ngày uống 2 – 4 gói. Hòa tan thuốc với nước trước khi uống.
  • Trẻ từ 3 – 12 tuổi: Mỗi lần uống 1/3 – 1 gói x 2 – 3 lần/ngày tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Thuốc nên được hòa tan trong nước để dễ uống hơn. Không dùng thuốc quá liều lượng khuyến cáo và cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ em hoặc trong các trường hợp đặc biệt.

Thuốc dạ dày Omeprazol

Omeprazol được điều chế dưới các hình thức là viên nang hoặc hỗn dịch uống. Omeprazol thường được chỉ định dùng kèm với các loại thuốc trị đau dạ dày khác thuốc kháng sinh khi có nhiễm vi khuẩn Hp.

Thuốc Omeprazol
Thuốc Omeprazol giúp trị đau dạ dày, làm nhanh lành tổn thương bằng cách ức chế quá trình sản xuất axit

Giá tham khảo: 10.000 – 15.000 VND / lọ x 14 viên 20mg. 

Tác dụng:

  • Giảm đau dạ dày trong các trường hợp bị trào ngược axit, viêm loét dạ dày
  • Cải thiện các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa: Đầy hơi, ợ chua, ăn uống lâu tiêu
  • Giảm tiết axit trong dạ dày, tạo điều kiện cho vết loét ở bao tử nhanh lành.

Chống chỉ định: 

  • Phụ nữ có thai và cho con bú nên thận trọng khi sử dụng và chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Người có tiền sử dị ứng với Omeprazol hoặc các thành phần của thuốc.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi.

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Người trưởng thành: Thường dùng 20mg một lần mỗi ngày, trước bữa ăn.
  • Trong trường hợp trào ngược dạ dày-thực quản nặng hoặc các trường hợp khác theo chỉ định của bác sĩ, liều có thể được tăng lên.

Lưu ý: một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc gồm mệt mỏi, nổi phát ban, mẩn ngứa ngoài da, hoa mắt. 

Thuốc trị đau dạ dày Gaviscon

Gaviscon là một loại thuốc trị đau dạ dày phổ biến được sử dụng để giảm các triệu chứng liên quan đến dạ dày và dấu hiệu của trào ngược dạ dày. Dược phẩm có dạng nước hoặc viên nang dẻo, chứa các thành phần chính như alginic acid, sodium bicarbonate, và calcium carbonate.

Giá tham khảo: 177.000 VND / hộp x 24 gói.

Tác dụng:

Thuốc Gaviscon giúp giảm cảm giác trào ngược axit dạ dày, làm dịu các triệu chứng như đau dạ dày, châm dứt, trào ngược và nôn mửa. Thuốc dùng được cho cả phụ nữ mang thai. 

Chống chỉ định:

Mặc dù Gaviscon thường được coi là an toàn, nhưng vẫn có một số trường hợp nên cân nhắc trước khi sử dụng. Cụ thể:

  • Người có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
  • Người mắc bệnh thận hoặc tim mạch nặng cần thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng.

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Mỗi lần uống 5-10 ml x 4 lần/ngày
  • Trẻ trên 12 tuổi và người trưởng thành: Mỗi lần uống 10-20 ml x 4 lần/ngày

Lưu ý: Thời điểm uống thuốc là sau các bữa ăn chính và trước lúc đi ngủ vào buổi tối.

Đọc thêm: Thuốc Dạ Dày Bệnh Viện 354 – Cách Dùng Và Những Lưu Ý Cần Biết

Thuốc đau bao tử Yumangel

Yumangel là thuốc kháng axit còn được biết đến với tên gọi khác là thuốc dạ dày chữ Y

Thuốc dạ dày chữ Y
Thuốc trị đau dạ dày chữ Y có tác dụng giảm sản xuất axit, cải thiện các triệu chứng ợ chua, ợ nóng

Giá tham khảo: 90.000 VND / hộp.

Tác dụng:

  • Ức chế sản xuất axit trong dịch vị dạ dày.
  • Cải thiện các triệu chứng đau thượng vị, ợ hơi, nôn ói, ợ nóng trong các trường hợp bị đau dạ dày.
  • Ngăn ngừa chống lại tình trạng dư thừa axit, trào ngược dạ dày thực quản.

Chống chỉ định:

  • Người quá mẫn hoặc bị dị ứng với thành phần của thuốc Yumangel.
  • Người bị suy giảm chức năng gan, thận.
  • Bệnh nhân bị bệnh về tim mạch.
  • Bà bầu và phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú cần có sự cho phép của bác sĩ trước khi dùng.

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Trẻ em 6 – 12 tuổi: Mỗi lần uống 1/2 gói x 2 – 4 lần/ngày
  • Trẻ > 12 tuổi và người trưởng thành: Mỗi lần uống 1 gói x 2 – 4 lần/ ngày

Lưu ý: tác dụng phụ bệnh nhân có thể gặp khi dùng thuốc dạ dày chữ Y: tiêu chảy, táo bón

Thuốc đau dạ dày Prilosec OTC

Prilosec OTC là một loại thuốc đặc biệt được sử dụng để giảm đau dạ dày và điều trị các vấn đề liên quan đến axit dạ dày.

Giá tham khảo: 520.000 VND / hộp x 140 viên.

Tác dụng: 

  • Ngăn chặn sản xuất axit ở dạ dày
  • Giảm đau dạ dày do trào ngược axit hoặc do viêm loét dạ dày thực quản

Chống chỉ định: 

  • Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Người mắc bệnh gan hoặc thận nặng.

Liều lượng và cách sử dụng:

+ Ở người lớn:

  • Trường hợp viêm loét dạ dày: Uống 40mg / lần / ngày liên tục từ 4 – 8 tuần
  • Trường hợp bị trào ngược axit dạ dày: Uống 20 mg / lần / ngày trong thời gian từ 4 – 8 tuần.

+ Ở trẻ em: 

Liều dùng thuốc Prilosec OTC cho trẻ được điều chỉnh tùy theo độ tuổi của bé. Phụ huynh nên cho con uống thuốc theo hướng dẫn trong đơn của bác sĩ.

Lưu ý: Trước khi sử dụng Prilosec OTC, hãy đọc kỹ thông tin trong hướng dẫn sử dụng hoặc thảo luận với bác sĩ hoặc nhà dược. Không nên tự điều chỉnh liều lượng hoặc sử dụng thuốc quá mức mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc chữa đau dạ dày Pepsane

Pepsane thường chứa các hoạt chất như algeldrate và magnesium hydroxide. Cả hai hoạt chất này hoạt động bằng cách làm giảm axit trong dạ dày và tạo thành một lớp bảo vệ để bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tác động của axit.

Công dụng của thuốc Pepsane
Thuốc Pepsane giúp kháng lại axit, qua đó làm giảm cơn đau ở dạ dày

Giá tham khảo: 146.000 VND / hộp x 30 gói.

Tác dụng:

  • Kháng axít dạ dày
  • Giảm trào ngược dạ dày
  • Giảm đầy bụng, cải thiện tình trạng nóng rát thượng vị, ợ chua, ợ nóng

Chống chỉ định: Những trường hợp sau đây nên cân nhắc trước khi sử dụng Pepsane:

  • Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân có vấn đề về thận nặng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Mỗi lần uống 1 – 2 gói x 2 – 3 lần mỗi ngày khi dạ dày lên cơn đau
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú. Bảo quản thuốc trong điều kiện nhiệt độ dưới 25 độ C.

Xem ngay: Bao Tử Nhím Chữa Đau Dạ Dày Có Tác Dụng Tốt Không?

Thuốc dạ dày Ranitan 300mg

Ranitan được điều chế dưới dạng viên nén dài bao phim. Thuốc do Công ty TNHH Dược phẩm OPV, Việt Nam sản xuất.

Giá tham khảo: 600.000 VND / hộp x 240 viên.

Tác dụng:

  • Ức chế tiết axit dạ dày
  • Làm giảm triệu chứng đau dạ dày trong các trường hợp bị viêm loét dạ dày tá tràng
  • Chữa trào ngược dạ dày thực quản

Chống chỉ định: 

  • Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với ranitidine hoặc bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
  • Sử dụng cùng với triazolam, midazolam hoặc glipizide.
  • Bệnh nhân có tiền sử về vấn đề về gan nặng cần thảo luận với bác sĩ trước khi dùng.
  • Sử dụng cùng với procainamide hoặc n-acetylprocainamide.

Liều lượng – cách sử dụng: Ngày dùng 1 viên 300mg trước khi đi ngủ hoặc uống 1/2 viên x 2 lần/ngày. Sử dụng thuốc trong 4 – 6 tuần liên tục.

Lưu ý: một số tác dụng phụ dễ gặp phải khi uống thuốc dạ dày Ranitan gồm đau đầu, đau mỏi cơ, chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa.

Thuốc đau dạ dày Sucralfate

Sucralfate là thuốc bảo vệ niêm mạc ruột được sử dụng để điều trị triệu chứng đau do viêm loét dạ dày. Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén 1g, gel hoặc dung dịch uống.

Giá tham khảo: 70.000 VND /  hộp x 30 gói.

Tác dụng: Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, làm giảm cơn đau và các triệu chứng khác do căn bệnh này gây ra.

Chống chỉ định: Mặc dù Sucralfate thường được coi là an toàn, nhưng vẫn có một số trường hợp nên cân nhắc trước khi sử dụng:

  • Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh có vấn đề về thận nặng cần thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc trị đau dạ dày Sucralfate
Thuốc trị đau dạ dày Sucralfate hoạt động bằng cách bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho tổn thương viêm nhanh lành

Liều lượng và cách sử dụng: Liều dùng điều trị cho người trưởng thành bị viêm loét dạ dà, trào ngược axit là 4 lần/ ngày x 1g. Uống thuốc khi đói bụng, tốt nhất là trước khi ăn khoảng 1 tiếng.

Lưu ý: các tác dụng phụ có thể gặp như buồn nôn hoặc nôn ói, tiêu lỏng, táo bón, rối loạn giấc ngủ…

Thuốc dạ dày Oryzanol tablets

Oryzanol tablets được xếp vào nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Loại thuốc này cũng thường có mặt trong đơn thuốc của người bị đau dạ dày.

Tác dụng:

  • Bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống kích ứng
  • Chữa viêm loét tá tràng do dị ứng
  • Nâng cao chức năng hoạt động của đường ruột

Liều lượng và cách sử dụng: Liều dùng thuốc Oryzanol tablets được quy định cụ thể cho từng lứa tuổi và vấn đề gặp phải ở dạ dày. Bệnh nhân cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc trị đau dạ dày Trimafort

Trimafort là một loại thuốc được sử dụng để giảm các triệu chứng đau dạ dày và các vấn đề liên quan đến dạ dày.

Cách dùng và liều dùng của thuốc Trimafort
Trimafort là một trong những loại thuốc trị đau dạ dày thông dụng

Giá tham khảo: 110.000 VND /  hộp x 20 gói.

Tác dụng:

Chống chỉ định: 

  • Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân có vấn đề về thận nặng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Liều lượng và cách sử dụng: Người lớn uống mỗi lần 1 gói x 3 lần/ngày. Dùng thuốc trước bữa ăn chính hoặc trước lúc đi ngủ vào ban đêm.

Lưu ý: một số tác dụng phụ có thể gặp như tiêu lỏng nhiều lần trong ngày, táo bón, buồn nôn, ói mửa.

Nguyên tắc cần nhớ khi sử dụng thuốc trị đau dạ dày

Khi sử dụng thuốc trị đau dạ dày cần đảm bảo tuân thủ theo đúng nguyên tắc dưới đây:

  • Chỉ dùng thuốc sau khi đã thăm khám, nắm rõ tình trạng bệnh và được bác sĩ kê đơn
  • Uống thuốc đủ liều, đúng cữ, đủ thời gian được hướng dẫn trong đơn của bác sĩ
  • Không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng mà chưa thông qua ý kiến bác sĩ
  • Sau khi uống hết một toa thuốc, nên đi tái khám lại để kiểm tra kết quả. Nếu bệnh chưa khỏi bác sĩ sẽ điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp.
  • Trong quá trình dùng thuốc trị đau dạ dày nên kết hợp điều chỉnh lối sống cho hợp lý, tránh rượu bia, dùng chất kích thích có hại cho dạ dày

Chọn lựa thuốc trị đau dạ dày phù hợp không chỉ dựa vào đánh giá hiệu quả mà còn cần xem xét tính an toàn và phù hợp với từng cá nhân. Việc tham khảo ý kiến bác sĩ và đánh giá kỹ lưỡng các lựa chọn sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị tối ưu, góp phần đảm bảo sức khỏe dài hạn và giảm thiểu những biến chứng có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 08:49 - 23/04/2024 - Cập nhật lúc: 08:48 - 30/05/2024
Chia sẻ:

Bình luận (75)

  1. An My
    An My says: Trả lời

    Bị đau dạ dày kéo theo đau đầu, chân tay bủn rủn, hoa măt, chóng mặt, rùng mình, giật nẩy người mỗi khi cơn đau dạ dày hành. Em bị vậy suốt 2 tuần nay rồi mà không biết nguyên nhân do đâu. Mong bác sĩ giải đáp giúp ạ.

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn An My,
      Lý giải về tình trạng trên, khi dạ dày bị trào ngược, lượng axit trong dạ dày bị thiếu hụt nghiêm trọng, cản trở quá trình tiêu hóa, lúc này một lượng khí lớn trong dạ dày gây áp lực lên thực quản và làm giãn nở, khiến cho axit dạ dày ảnh hưởng tới thực quản. Đồng thời một lượng vi khuẩn lớn được sinh ra sẽ thẩm thấu vào chất lỏng và các tế bào, đi vào não gây áp lực lên thành não và gây đau đầu bạn nhé.
      Bạn bị tình trạng vậy thì bạn nên cố gắng sắp xếp thời gian tới các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn hướng khắc phục phù hợp nhé.
      Thông tin đến bạn!

  2. Suna
    Suna says: Trả lời

    Dạo gần đây triệu chứng đau dạ dày của em tái phát ngày càng nhiều, 1-2 ngày là lại đau 1 lần. Em ăn không tiêu, ăn 1 bữa mà ợ cả ngày, ợ nóng, ợ hơi. Đau rát vùng thượng vị, thường đau từ tối cho đến trưa ngày hôm sau, cả người thì mệt mỏi vô cùng.

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn Suna,
      Tình trạng hiện tại bạn đang gặp là trào ngược dạ dày giai đoạn đầu. Nếu để lâu ngày sẽ gây ra trào ngược dạ dày thực quản, khi ấy bên cạnh điều trị dạ dày bạn còn phải kết hợp điều trị viêm họng nên sẽ tốn thời gian và khó khăn hơn trong điều trị. Trung tâm khuyến khích bạn nên dành thời gian đến trung tâm để các bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tránh bệnh chuyển biến nặng. Bạn có thể tham khảo thêm bài thuốc Sơ Can Bình Vị Tán của trung tâm giúp điều trị trào ngược dạ dày rất hiệu quả. Đã có nhiều bệnh nhân gặp tình trạng tương tự và khỏi bệnh sau khi sử dụng bài thuốc này nên bạn có thể tin tưởng và yên tâm về hiệu quả của thuốc bạn nhé
      Thông tin thêm đến bạn https://trungtamthuocdantoc.com/so-can-binh-vi-tan-chua-trao-nguoc-da-day-co-tot-khong.html
      Thân ái!

  3. chuphu
    chuphu says: Trả lời

    Tháng trước em bị đau kèm theo trào ngược dạ dày, uống thuốc tây vs gói dạ dày vàng chữ P được 1 tuần hơn thì hết. Cách đây 2 ngày em lại ợ hơi trở lại và có cảm giác không muốn ăn, nhìn đồ ăn rất ngán. Em được tư vấn uống gói Ebysta và viên nghệ mật ong trước khi ăn, cho em hỏi có ai uống hai loại này mà ổn chưa ạ, em xin cám ơn nhiều.

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn chuphu,
      Về cơ bản thì Ebysta và dùng viên nghệ mật ong chưa có ghi nhận tương tác kỵ nhau và cả 2 đều có tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh dạ dày. Nhưng để đảm bảo an toàn, bạn cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ kê thuốc cho bạn, hoặc bạn có thể dùng 2 loại vào 2 thời điểm khác nhau như nghệ mật ong dùng sáng, Ebysta dùng tối để yên tâm hơn bạn nhé.
      Thân ái!

  4. Nguyễn Thị Liên
    Nguyễn Thị Liên says: Trả lời

    Mình bị bệnh đau dạ dày nhưng có tiền sử men gan cao. Mình có ra tiệm thuốc tây mua thuốc dạ dày, bên tiệm hỏi muốn mua omeprazol hay esomeprazol, mình ko biết rồi có khai tiền sử bệnh gan, tiệm thuốc bảo mình nên hỏi ý kiến bs trước rồi hãy mua. Giờ mình ko biết nên mua cái nào. Mong trung tâm tư vấn giúp

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn Nguyễn Thị Liên,
      Vì omeprazol và esomeprazol đều chuyển hóa hoàn toàn qua gan nên sẽ cân nhắc 1 trong 2 loại cho bệnh nhân có tiền sử bệnh gan. Thông thường với bệnh nhân có nền men gan cao, sẽ ưu tiên sử dụng esomeprazol hơn vì có sinh khả dụng cao và phân tử hoạt chất nhỏ hơn omeprazol bạn nhé.
      Thông tin đến bạn!

  5. Tam Tran
    Tam Tran says: Trả lời

    Mình bị đau dạ dày và viêm hang vị 10 năm nay rôi uông thuốc tây khỏi dk thời gian xong bị lại ko hiểu tại sao, mình ko ăn cay, chua, nóng, ruou bia cung k. Mình khổ vì bệnh quá tưởng thoát được rồi ai dè…

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn Tam Tran,
      Các đầu bệnh liên quan đến dạ dày thường khả năng bị tái phát lên đến 70-80%. Vì đa phần bệnh nhân chỉ điều trị triệu chứng chứ không điều trị vào căn nguyên của bệnh. Bạn có thể tham khảo bài thuốc Sơ can bình vị tán được nghiên cứu và bào chế bởi các bác sĩ hàng đầu mảng y học cổ truyền của Trung tâm Thuốc dân tộc. Nguồn dược liệu được kiểm định chặt chẽ và với công nghệ sản xuất tiên tiến, thuốc được điều chế ở dạng cao cô đặc nên giữ nguyên được tinh túy các hoạt chất chữa bệnh, nhờ thế hiệu quả điều trị gốc bệnh rất cao. Đã có hơn 85% bệnh nhân bị viêm đau dạ dày mãn tính trải nghiệm và đạt hiệu quả tốt với Sơ can bình vị tán, do đó, bạn có thể yên tâm về chất lượng nhé.
      Thân ái

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

xét nghiệm ung thư dạ dày Các xét nghiệm phát hiện ung thư dạ dày hiện nay

Xét nghiệm ung thư dạ dày là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vì chỉ khi làm xét…

Kiểm tra nhiệt độ lá trầu không để không làm tổn thương da bé khi hơ Cách dùng lá trầu không chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh

Dùng thuốc kháng sinh sẽ gây nhiều tác dụng phụ nên nhiều mẹ bỉm sử dụng lá trầu không chữa…

nóng rát thượng vị dạ dày Nóng rát thượng vị dạ dày là bị gì? Nguy hiểm không?

Nóng rát thượng vị dạ dày là một triệu chứng rất dễ phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau.…

Viêm dạ dày có gây mệt mỏi không? Viêm Dạ Dày Có Gây Mệt Mỏi Không? [Bác Sĩ Giải Đáp]

Viêm dạ dày là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến, thường xuất hiện với các triệu chứng như đau…

Đau dạ dày quặn từng cơn làm sao để xoa dịu?

Đau dạ dày quặn từng cơn, đường tiêu hóa bất ổn, bụng khó chịu, người uể oải mệt mỏi là…

Chia sẻ
Bỏ qua