7 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả từ ngàn xưa
Khám phá 7 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày, được lưu truyền qua bao thế hệ. Được đánh giá cao trong việc giảm đau, chống viêm loét và làm dịu các triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày, đặc biệt phù hợp cho những ai đang đối mặt với các trường hợp bệnh nhẹ đến trung bình.
Có nên chữa đau dạ dày bằng bài thuốc dân gian?
Sử dụng bài thuốc dân gian để chữa đau dạ dày được nhiều người ưa chuộng nhờ vào việc kết hợp các dược liệu tự nhiên, giúp trung hòa dịch vị, tái tạo niêm mạc và giảm các triệu chứng như đau thượng vị, ợ hơi, đầy bụng.
Bên cạnh việc trừ ứ huyết và tán hàn, các bài thuốc này còn hướng đến việc tăng cường sinh tân dịch và bổ Vị, từ đó giúp cải thiện tiêu hóa và làm giảm các triệu chứng khó chịu khác như buồn nôn và nôn mửa.
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích và có tiềm năng đem lại tác dụng lâu dài, nhưng hiệu quả của bài thuốc dân gian thường phát huy một cách chậm rãi, phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ đến trung bình và khi triệu chứng không quá mạnh.
Đối với các trường hợp cấp tính hoặc nặng, việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bao gồm sử dụng thuốc kháng acid, thuốc ức chế thụ thể histamine H2, là cực kỳ quan trọng để nhanh chóng kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa biến chứng.
Tham khảo: 3 Cách Dùng Nha Đam Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Nhất
7 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả
Dưới đây là một số bài thuốc chữa đau dạ dày được truyền lại từ xa xưa, mang lại hiệu quả khá cao. Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng trong quá trình điều trị để nhanh khỏi bệnh hơn.
1. Bài thuốc chữa đau dạ dày từ lá khôi
Lá khôi, với vị chua và tính hàn, được dân gian coi là phương thuốc hiệu quả cho việc giảm căng thẳng can khí, thường liên quan đến các vấn đề dạ dày như đau, đầy hơi, ợ chua, và buồn nôn. Ngoài ra, nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng, tannin trong lá khôi giúp làm se vết loét, giảm tiết dịch vị và có khả năng chống viêm.
Để giảm chứng đau dạ dày và các triệu chứng đi kèm, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc từ lá khôi sau đây:
Bài thuốc từ lá khôi trị đau dạ dày kèm ợ chua và táo bón
- Chuẩn bị: Lá bồ công anh khô 250g, nhân trần khô 100g, lá khôi khô 500g, lá chút chít khô 100g và lá khổ sâm khô 50g.
- Thực hiện: Đem các vị thuốc tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 10 – 15g hãm với nước sôi, sau đó bỏ bã và lấy nước uống. Ngày dùng 2 lần cho đến khi khỏi hẳn.
Bài thuốc từ lá khôi chữa cơn đau dạ dày xuất hiện bất kể lúc đói hoặc no
- Chuẩn bị: Thảo quyết minh 20g, lá khôi 25g, ô tặc cốt 15g và mẫu lệ 20g.
- Thực hiện: Đem các vị này sao vàng hạ thổ, sau đó đem tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê uống trực tiếp, ngày dùng 3 – 4 lần cho đến khi khỏi bệnh.
Bài thuốc từ lá khôi chữa đau dạ dày kèm triệu chứng ợ hơi, bụng đầy và khó tiêu
- Chuẩn bị: Hậu phác 8g, bồ công anh 20g, lá khôi 20g, cam thảo nam 16g, uất kim 8g, khổ sâm 16g và hương phụ 8g.
- Thực hiện: Đem sắc ngày uống 1 thang.
Tham khảo ngay: Đau Dạ Dày Đắng Miệng Do Đâu? Khắc Phục Làm Sao?
2. Cách chữa đau dạ dày với củ nghệ
Củ nghệ, được biết đến với công dụng chống viêm và kháng khuẩn, là vị thuốc dân gian hiệu quả cho các bệnh về dạ dày và da. Nghiên cứu hiện đại cũng xác nhận nghệ kháng được vi khuẩn Helicobacter pylori, góp phần trong điều trị viêm dạ dày do Hp.
Bài thuốc cốm nghệ chữa viêm loét dạ dày – tá tràng
- Chuẩn bị: Hoài sơn 300g, đường kính 1kg, nghệ 100g và mai mực 700g.
- Thực hiện: Đem hoài sơn, nghệ và mai mực tán thành bộ mịn. Sau đó đun chảy nước đường rồi cho bột dược liệu vào, sau đó tiếp tục tán bột. Mỗi lần dùng 10 – 15g, ngày dùng khoảng 3 lần.
- Lưu ý: Bài thuốc này không phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nồng độ đường huyết cao.
Bài thuốc từ nghệ chữa đau dạ dày kèm đau thượng vị và trướng bụng
- Chuẩn bị: Hương phụ, sài hồ, nghệ mỗi thứ 9 – 12g.
- Thực hiện: Đem sắc ngày 1 thang, uống trước khi ăn 1 giờ đồng hồ.
Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung nghệ vào các món ăn thường ngày để hỗ trợ điều trị chứng đau dạ dày và các bệnh đường tiêu hóa.
3. Trị viêm đau dạ dày với chè dây
Chè dây là một trong những vị thuốc chữa bệnh dạ dày từ dân gian. Ngoài tác dụng trung hòa dịch vị, chè dây còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori và phục hồi vết loét ở dạ dày.
Ngoài ra, flavonoid trong dược liệu này còn có tác dụng chống viêm, hạn chế các cơn cơ thắt của dạ dày và giảm nhanh cơn đau thượng vị.
- Chuẩn bị: 30 – 50g chè dây
- Thực hiện: Đem hãm uống như trà hoặc sắc đặc lấy nước uống. Thực hiện trong ít nhất 30 ngày để nhận thấy cải thiện
4. Chữa viêm đau dạ dày với dược liệu cam thảo
Cam thảo có vị ngọt, tính bình, tác dụng thông kinh mạch, dưỡng khí, ôn trung và giải độc. Dân gian thường dùng dược liệu này để trị chứng đau họng, ho suyễn, trúng độc và đau dạ dày.
Ngoài ra nồng độ acid glucuronic trong cam thảo còn có tác dụng ức chế các vi khuẩn có hại như trùng roi, trực khuẩn lao, tụ cầu vàng, trực khuẩn coli, amip… Vì vậy áp dụng bài thuốc từ cam thảo còn có tác dụng bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân có hại.
Bên cạnh đó, cam thảo còn có tác dụng chống co thắt và phục hồi vết loét ở đường tiêu hóa.
- Chuẩn bị: 3 – 5g cam thảo phơi khô
- Thực hiện: Đem dược liệu đun sôi với khoảng 500ml nước sạch và uống hết trong ngày.
Tham khảo ngay: Lá Cây Vú Sữa Chữa Đau Dạ Dày – Bật Mí Cách Dùng Hay
5. Cỏ hương phụ – bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả
Hương phụ là loại cỏ mọc nhiều trên các địa phương của nước ta. Loại thảo dược này có ác dụng sơ can lý khí, giải uất và điều kinh. Ngoài ra hương phụ còn có tác dụng giảm viêm, giải nhiệt và ức chế các loại vi khuẩn có hại ở bên trong cơ quan tiêu hóa.
Để chữa chứng đau dạ dày do co thắt, bạn có thể áp dụng bài thuốc sau:
- Chuẩn bị: Hương phụ 8g, ô dược 10g và cam thảo 4g.
- Thực hiện: Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
6. Hoàng kỳ chữa đau dạ dày và loét hành tá tràng
Hoàng kỳ (thục chi, ngải thảo, tiễn kỳ) có vị ngọt, tính ấm, quy vào kinh Tỳ và Phế. Dược liệu này có tác dụng kháng trực khuẩn lỵ, bổ tỳ, sinh cơ, lợi tiểu… Vì vậy dùng bài thuốc hoàng kỳ có thể chữa được chứng đau thượng vị, ợ hơi, buồn nôn và khó tiêu do viêm loét ở dạ dày – tá tràng.
- Chuẩn bị: Quế chi và sinh khương mỗi thứ 3g, bạch thược và hoàng kỳ mỗi thứ 12g, đường phèn 30g, đại táo 5 quả, cam thảo 5g.
- Thực hiện: Đem các vị thuốc sắc lấy nước uống và chia thành 2 lần dùng hết trong ngày.
7. Mai mực chữa đau và loét dạ dày
Mai mực (ô tặc cốt) có tác dụng kháng dịch vị dạ dày do có chứa calci carbonat. Vì vậy áp dụng bài thuốc từ dược liệu này có thể giảm nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa đồng thời cải thiện các triệu chứng như buồn nôn, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu…
- Chuẩn bị: Mai mực 8 phần, khô phàn 4 phần, mật ong 6 phần và diên hồ sách 1 phần.
- Thực hiện: Để mật ong riêng, đem các vị thuốc còn lại tán thành bột mịn. Sau đó trộn đều với mật ong là thành hoàn. Mỗi lần dùng 10g, ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi.
Những lưu ý khi sử dụng các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày
Khi sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa đau dạ dày, cần lưu ý những điểm sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
- Trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc dân gian nào, cũng cần phải đảm bảo rằng tất cả nguyên liệu đều rõ ràng về nguồn gốc và không bị nhiễm bẩn hoặc chứa hóa chất độc hại.
- Một số bài thuốc dân gian có thể không phù hợp hoặc thậm chí gây nguy hiểm cho những người đang mắc bệnh lý. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử nghiệm bất kỳ phương pháp điều trị dân gian nào.
- Các bài thuốc dân gian có thể hỗ trợ giảm triệu chứng nhưng không nên được xem là phương pháp thay thế hoàn toàn cho điều trị y khoa, đặc biệt với những trường hợp bệnh nặng hoặc cấp tính.
- Một số thành phần trong bài thuốc dân gian có thể tương tác với các loại thuốc bạn đang sử dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
- Mỗi người có cơ địa khác nhau, vì vậy phản ứng với bài thuốc dân gian cũng sẽ khác biệt. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau khi sử dụng, hãy ngừng ngay lập tức và tham khảo ý kiến chuyên môn.
Bài viết đã tổng hợp 7 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày phổ biến nhất. Tuy nhiên để đạt được kết quả khả quan, bạn cần kết hợp phương pháp điều trị với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học. Đồng thời hãy tham khảo ý kiến từ chuyên gia để được hướng dẫn phác đồ trị bệnh tốt nhất. Chúc bạn mau khỏi.
Có thể bạn quan tâm
- Sôi Bụng Đau Dạ Dày Cảnh Báo Điều Gì, Nguy Hiểm Không?
- 4 Bài Thuốc Từ Cây Nhọ Nồi Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!