4 Bài Thuốc Từ Cây Nhọ Nồi Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Dùng cây cỏ nhọ nồi chữa đau dạ dày là bài thuốc dân gian đã được kiểm chứng qua bao đời. Một số bằng chứng cho thấy các hoạt chất trong loại cây này có tác dụng giảm đau, cầm máu và đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương ở niêm mạc dạ dày.

Công dụng của cây nhọ nồi trong điều trị đau dạ dày

Cây nhọ nồi, còn được biết đến với nhiều tên như cỏ mực hay hàn liên thảo, đã được sử dụng trong y học truyền thống Ấn Độ và Trung Quốc hàng nghìn năm để điều trị các vấn đề về gan, dạ dày và cải thiện chức năng gan thận nhờ vào tính hàn và khả năng giải nhiệt, tiêu độc.

Cỏ nhọ nồi chữa đau dạ dày
Cây cỏ nhọ nồi được người dân ở nhiều nước trên thế giới sử dụng chữa đau dạ dày và nhiều bệnh khác

Trong y học hiện đại, cây nhọ nồi cũng được nghiên cứu và chứng minh có chứa các thành phần hữu ích cho việc điều trị bệnh đau dạ dày, bao gồm:

  • Vitamin K: Có tác dụng cầm máu, ngăn chặn tình trạng chảy máu dạ dày, làm nhanh lành các vết loét cũng như tổn thương tại niêm mạc dạ dày.
  • Flavonozit và carotene: Những chất này có tác dụng trung hòa axit trong dịch vị dạ dày, qua đó giảm cảm giác ợ chua, buồn nôn và ngăn chặn tình trạng viêm loét dạ dày do axit tiết ra quá nhiều.
  • Tanin: Khi vào cơ thể, tanin sẽ tạo thành một chất kết tủa che phủ niêm mạc dạ dày, bảo vệ tổn thương khỏi nhiễm trùng, làm se lành vết loét.

Nhờ những tác dụng trên mà ngày càng có nhiều bệnh nhân dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày với hy vọng không phải lệ thuộc vào các loại thuốc tây chứa nhiều tác dụng phụ.

Tham khảo: Sôi Bụng Đau Dạ Dày Cảnh Báo Điều Gì, Nguy Hiểm Không?

4 Cách Dùng Cây Nhọ Nồi Chữa Đau Dạ Dày Hay Nhất

Cây nhọ nồi có thể dùng độc vị hoặc phối hợp cùng một số thảo dược khác để trị đau dạ dày tại nhà. 

1. Trị đau dạ dày bằng cây nhọ nồi nguyên chất

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá nhọ nồi
  • 200ml nước đun sôi để nguội
uống nước cỏ mực trị đau bao tử
Uống nước cỏ nhọ nồi có thể giúp giảm các triệu chứng của đau dạ dày

Cách sử dụng:

  • Nhọ nồi đem rửa và ngâm kỹ với nước muối pha loãng để loại bỏ sạch bụi bẩn và vi khuẩn
  • Vớt nhọ nồi ra rổ cho ráo nước rồi đem xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. 
  • Trong quá trình xay, thêm nước vào để các chất trong cây nhọ nồi được giải phóng ra nước
  • Lọc bỏ bã, lấy nước cốt chia uống 2 lần trong ngày.

2. Bài thuốc chữa đau dạ dày chảy máu từ cây nhọ nồi

Một số trường hợp bị đau dạ dày kèm theo tình trạng xuất huyết. Dấu hiệu đặc trưng là tình trạng đi cầu ra máu, phân đen hoặc trong chất dịch có máu. Trường hợp này có thể dùng bài thuốc sau:

Nguyên liệu:

Cách sử dụng:

  • Các vị trên đem rửa cho sạch bụi.
  • Cho tất cả vào ấm, đổ thêm 1 lít nước vào đun sôi
  • Vặn lửa nhỏ liu riu tiếp tục sắc cho đến khi thuốc cạn còn 300ml
  • Gạn thuốc ra chia uống 2 lần vào bữa trưa và bữa tối. Dùng tốt nhất là sau khi ăn khoảng 30 phút.
  • Khi dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày theo cách này, mỗi ngày bạn nên uống 1 thang. Dùng liên tục một thời gian để thấy được hiệu quả.

Xem ngay: Chữa Đau Dạ Dày Bằng Bắp Cải Có Thực Sự Hiệu Quả?

3. Kết hợp 6 vị thuốc bắc với cỏ nhọ nồi chữa đau dạ dày

Để cải thiện nhanh các triệu chứng đau dạ dày, các thầy thuốc y học cổ truyền đã kết hợp cây nhọ nồi cùng với 6 vị thuốc khác mỗi thứ một ít. Đa số đều rất dễ kiếm và có sẵn trong vườn nhà.

Nguyên liệu:

chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi khô
Cọ nhọ nồi khô được kết hợp cùng một số thảo dược khác làm thuốc chữa đau dạ dày

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc đã chuẩn bị đem trộn lẫn với nhau hợp thành một thang
  • Cho thuốc vào ấm sắc cùng 700ml nước
  • Đun lửa nhỏ liu riu để thuốc cô đặc lại còn một nửa
  • Chia thuốc làm 2 – 3 lần uống. Dùng khi dạ dày lên cơn đau hoặc uống sau các bữa ăn chính.

4. Điều trị đau dạ dày bằng cây nhọ nồi, hoài sơn, trắc bá diệp và một số nguyên liệu khác

Bên cạnh những cách dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày ở trên, dân gian còn truyền tai nhau bài thuốc chữa bệnh khác như sau:

Chuẩn bị:

  • Lá cỏ nhọ nồi
  • Hoài sơn
  • Trắc bá diệp
  • Cây mần tưới
  • Hoa hoè
  • Hương phụ ( củ gấu )
  • Gạo nếp

Liều dùng các vị trên sẽ được thầy thuốc điều chỉnh để phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người.

Cách sử dụng:

  • Các nguyên liệu đã chuẩn bị cho vào ấm bằng đất nung sắc với 1 lít nước. Trong thời gian sắc nhớ bịt kín miệng vòi ấm để hơi thuốc không bay hết ra ngoài.
  • Canh cho đến khi nước trong ấm cạn còn 2 bát thì ngưng
  • Chia uống vào buổi trưa và buổi tối để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh đau dạ dày gây ra, chẳng hạn như buồn nôn, đau âm ỉ ở bụng.

Có thể bạn chưa biết: Cách Dùng Mật Gấu Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả – Mẹo Hay

Lưu ý khi chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi

Trong quá trình dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày tại nhà, người bệnh cần nắm rõ một số vấn đề sau:

Những đối tượng không nên dùng cây nhọ nồi chữa bệnh:

  • Bệnh nhân bị đau dạ dày kèm theo viêm đại tràng mãn tính
  • Người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng
  • Đối tượng có biểu hiện sôi bụng
  • Phụ nữ mang thai dùng cỏ nhọ nồi theo đường uống có thể gây sảy thai 

Thận trọng:

Cân nhắc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày cho nhóm đối tượng sau:

  • Người bị huyết áp thấp
  • Trẻ em
  • Người mắc chứng đông máu hoặc đang dùng các thuốc làm loãng máu
  • Bệnh nhân bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày nặng, cơn đau diễn ra liên tục ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng ăn uống và giấc ngủ.
cây nhọ nồi chữa đau dạ dày cho phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai không nên dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày

Tương tác thuốc:

Cây cỏ nhọ nồi có khả năng cầm máu nên có thể tương tác với thuốc chống đông máu làm giảm tác dụng của loại thuốc này. Vì vậy, tránh sử dụng nhọ nồi chữa bệnh trong thời gian bạn đang được điều trị với các thuốc như :

  • Warfarin (Coumadin®)
  • Dicoumarol
  •  Phenylindadion,…

Để tăng cường hiệu quả điều trị, việc sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày cần được kết hợp với các loại thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Phương pháp này sẽ giúp kiểm soát tốt hơn các triệu chứng và hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe dạ dày, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Viêm xung huyết hang vị dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì?

Viêm xung huyết hang vị dạ dày nếu không điều trị kịp thời có thể gây xuất huyết dẫn đến…

Viêm dạ dày có gây mệt mỏi không? Viêm Dạ Dày Có Gây Mệt Mỏi Không? [Bác Sĩ Giải Đáp]

Viêm dạ dày là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến, thường xuất hiện với các triệu chứng như đau…

Chữa viêm loét dạ dày bằng quả sung Chữa Viêm Loét Dạ Dày Bằng Quả Sung Dễ Dùng Tại Nhà

Chữa viêm loét dạ dày tại nhà bằng quả sung là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng…

Hoa Đu Đủ Đực Chữa Viêm Loét Dạ Dày – Mẹo Từ Dân Gian

Dùng hoa đu đủ đực chữa viêm loét dạ dày là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng vì…

Ợ nóng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi nhưng phổ biến là ở trẻ sơ sinh, người trung niên và người cao tuổi Ợ Nóng Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Điều Trị

Ợ nóng là hiện tượng thường gặp, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và là dấu hiệu của…

Chia sẻ
Bỏ qua