Sôi Bụng Đau Dạ Dày Cảnh Báo Điều Gì, Nguy Hiểm Không?

Sôi bụng đau dạ dày không chỉ mang lại cảm giác khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiêu hóa cần được lưu ý. Triệu chứng này thường không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe nếu kéo dài.
Triệu chứng sôi bụng đau dạ dày cảnh báo điều gì?
Tình trạng sôi bụng thường rất dễ kích hoạt khi bụng của bạn đang trống rỗng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do bạn ăn uống không đảm bảo, ăn nhanh, nhai không kỹ hay dung nạp rượu bia, chất kích thích.

Tuy nhiên nếu hiện tượng sôi bụng kèm theo đau tức ở vị trí dạ dày thì bạn nên chú ý. Đây không còn là biểu hiện khi bụng rỗng mà có thể cảnh báo vấn đề về đường tiêu hóa, cụ thể
- Rối loạn tiêu hóa: là nguyên nhân khiến cho vấn đề tiêu hóa thức ăn gặp trục trặc. Có thể phát sinh các triệu chứng như đau dạ dày, sôi bụng, rối loạn đại tiện.
- Đau dạ dày tá tràng: có thể phát sinh triệu chứng sôi bụng rất khó chịu. Thường dễ kích hoạt khi duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học. Cơn đau sôi bụng thường đi kèm với các triệu chứng khác như đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, nóng rát thượng vị.
- Nhiễm vi khuẩn Hp: có thể gây viêm nhiễm niêm mạc dạ dày, từ đó khiến cho vấn đề tiêu hóa thực ăn bị trì trệ. Chính vì thế mà người bệnh sẽ dễ gặp triệu chứng bụng sôi òng ọc và đau dạ dày kích hoạt cùng lúc. Ngay cả khi đã ăn no thì triệu chứng này vẫn có thể xuất hiện.
Xem ngay: Các loại thuốc tây chữa đau dạ dày – Bác sĩ kê đơn
Sôi bụng đau dạ dày có nguy hiểm không?
Sôi bụng đau dạ dày không phải là tình trạng cực kỳ nguy hiểm nhưng vẫn cần được chú ý vì nó báo hiệu các vấn đề tiêu hóa có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
Kéo dài bệnh có thể dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng và các biến chứng khác, gây tổn thương niêm mạc dạ dày và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Điều này còn ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe chung, gây mệt mỏi, chán ăn và sút cân, làm giảm chất lượng cuộc sống và hiệu suất công việc.
Cách xử lý khi bị sôi bụng đau dạ dày
Bạn cần chú ý nhiều hơn khi tình trạng đau bao tử và sôi bụng xuất hiện cùng lúc. Nhất là khi chúng diễn ra thường xuyên gây nhiều phiền toái cho bạn. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy rằng hệ tiêu hóa của bạn đang gặp các vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn.

Hãy chú ý đến một số khuyến nghị dưới đây:
1. Sớm thăm khám
Nếu bạn chỉ cảm thấy sôi bụng, đau dạ dày khi đói và tình trạng không nghiêm trọng, thì việc ăn uống đúng cách thường giúp cải thiện. Tuy nhiên, nếu triệu chứng xuất hiện thường xuyên, kể cả khi no, và đi kèm với đau bụng, ợ chua, hoặc mệt mỏi, đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiêu hóa cần được bác sĩ kiểm tra. Đừng chần chừ thăm khám để nhận chẩn đoán chính xác và hướng dẫn điều trị kịp thời.
2. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Khi gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý là rất cần thiết để khắc phục tình hình. Với triệu chứng sôi bụng đau bao tử, bạn nên chú ý đến các vấn đề sau:
- Tăng cường các nhóm thực phẩm dễ tiêu như rau xanh, thức ăn giàu hàm lượng protein lành mạnh.
- Bổ sung thêm trái cây, nhất là các loại trái cây giàu flavonoid như táo, việt quất, đào…
- Tránh để bụng thường xuyên trống rỗng, đồng thời không nên ăn quá no ngay trước khi ngủ.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thức uống có cồn, chất kích thích.
- Tránh các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, cay nóng.
- Nên ăn chín, uống sôi, nhai kỹ khi ăn để hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Thường xuyên ăn sữa chua không đường để hỗ trợ tăng cường lợi khuẩn trong đường ruột.
Đừng bỏ qua: Thuốc đau dạ dày dạng sữa là thuốc gì? Mua ở đâu?
Phác đồ Tây Y điều trị sôi bụng, đau dạ dày
Tùy thuộc vào từng bệnh lý và mức độ nặng nhẹ của triệu chứng mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Điều người bệnh cần làm là tuân thủ phác đồ mà bác sĩ đưa ra, sử dụng thuốc đúng chỉ định.
Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc có thể cải thiện triệu chứng sôi bụng như::
- Spasmaverine: Có tác dụng làm giảm co thắt ruột
- Actapulgite: Dùng khi có triệu chứng tiêu chảy kèm theo
- Ciprofloxacin: Dùng trong trường hợp rối loạn tiêu hóa

Ngoài ra, một số loại thuốc kháng viêm, chống sôi bụng, thuốc kháng histamin H2… cũng có thể sẽ được chỉ định cho từng trường hợp cụ thể. Tất cả mọi loại thuốc đều phải được dùng đúng hướng dẫn từ bác sĩ. Không tự ý mua thuốc về điều trị hay thay đổi kế hoạch dùng thuốc khi bác sĩ chưa khuyến nghị.
Sôi bụng đau dạ dày là cảnh báo đầu tiên và sớm nhất có thể cho bạn biết nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, nhất là các bệnh lý viêm loét dạ dày. Người bệnh ngoài việc ngăn chặn tạm thời triệu chứng bệnh thì cần phải tìm nguyên nhân và điều trị chính xác để bệnh không nặng hơn, nhất là khi có dấu hiệu đau dạ dày đi kèm.
Có thể bạn quan tâm
- Chữa Đau Dạ Dày Bằng Bắp Cải Có Thực Sự Hiệu Quả?
- 7 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả từ ngàn xưa
