Đau Dạ Dày Nên Tránh Bia Rượu Nếu Muốn Khỏi Bệnh

Khi nói đến vấn đề sức khỏe đường tiêu hóa, không thể không nhắc đến bệnh dạ dày. Để quản lý tốt các triệu chứng đau dạ dày và thúc đẩy quá trình lành bệnh, bạn nên tránh uống bia rượu. Việc kiêng kỵ này vừa giúp giảm bớt gánh nặng cho bao tử, vừa là bước đệm quan trọng để hồi phục sức khỏe.

Đau dạ dày có nên tránh rượu bia không?
Đau dạ dày hay còn gọi là viêm đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, dẫn đến viêm loét, tạo ra cơn đau. Nguyên nhân của chứng đau dạ dày là do chế độ ăn uống không khoa học, stress trong thời gian dài, sử dụng nhiều chất kích thích…
Vậy, đau dạ dày có nên tránh rượu bia không? Câu trả lời là có. Bởi trong bia rượu có một lượng cồn lớn, gây phá hủy niêm mạc và làm tăng độ axit trong dạ dày. Lượng axit khi tăng cao sẽ làm ức chế khả năng bảo vệ niêm mạc của màng nhầy dạ dày.
Người đang bị đau bao tử dùng nhiều rượu bia có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn:
- Niêm mạc dạ dày sẽ tiếp tục bị tấn công khi đang yếu;
- Vết loét sẽ bị nhiễm trùng, lan rộng hơn, sưng đau;
- Gây ra hiện tượng trào ngược axit;
- Dẫn đến ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư tụy.
Hơn nữa, thói quen cho đá vào bia khi uống (phổ biến ở Việt Nam) cũng có thể mang theo vi khuẩn gây hại cho dạ dày, nhất là khi nguồn nước đá không đảm bảo vệ sinh. Điều này càng làm gia tăng nguy cơ viêm loét và các beejnh nghiêm trọng khác như ung thư dạ dày, đại tràng và tụy.
Để bệnh mau chóng cải thiện, người bệnh đau dạ dày nên tránh uống bia rượu và hãy duy trì một lối sống lành mạnh, thường xuyên đến gặp bác sĩ thăm khám định kỳ.
Tham khảo thêm: Đau dạ dày có nên tập thể dục không? (Tập gym, đá bóng…)
Đau dạ dày cần lưu ý những gì để bệnh nhanh khỏi?
Bên cạnh việc tránh rượu bia thì người bệnh cũng nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Chế độ ăn uống
Người bệnh đau dạ dày cần chú ý nhiều đến chế độ ăn uống hàng ngày. Vì dạ dày là nơi tiếp xúc trực tiếp với nguồn thức ăn nên khi người bệnh chọn ăn thức ăn lành tính thì bệnh sẽ mau chóng cải thiện; nếu chọn ăn thức ăn gây hại thì chứng đau dạ dày sẽ càng trở nặng hơn.
Một số loại thực phẩm người bệnh đau dạ dày nên ăn là:
Tôm: Thực phẩm giàu dinh dưỡng, có thể chế biến thành các món như tôm rim, tôm hấp, tôm nấu canh để bổ sung canxi và protein, hỗ trợ lành vết loét.
Chuối: Chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp trung hòa axit trong dạ dày và kích thích làm lành vết viêm loét. Chuối có thể ăn trực tiếp hoặc dùng làm món tráng miệng.
Cơm mềm: Khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh cần ưu tiên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa để tránh làm tổn thương dạ dày. Cơm mềm là một trong những sự lựa chọn đó. Nên nấu cơm với nhiều nước để giảm áp lực lên dạ dày.

Táo: Táo cũng là một loại trái cây tốt cho dạ dày, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Trong một quả táo có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất… giúp dạ dày giảm viêm, giảm đau, mau chóng lành vết thương.
Nước dừa: Nước dừa có chứa nhiều chất điện phân, magie, kali, canxi và nhiều loại khoáng chất khác. Chúng giúp làm dịu vết thương trong dạ dày, giúp loại bỏ vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Người bệnh đau dạ dày thường xuyên uống nước dừa sẽ giúp cải thiện những cơn đau khó chịu.
Gừng, trà gừng: Trong gừng có chứa các kháng khuẩn tự nhiên, giúp giảm đau, kháng viêm và hỗ trợ tiêu hóa. Có thể sử dụng gừng tươi trong các món ăn hoặc uống dưới dạng trà.
Đậu bắp: Đậu bắp là loại thực phẩm lành tính, chứa nhiều vitamin B, vitamin C, vitamin E, carotene, pectin, chất xơ… Các chất này giúp bảo vệ niêm mạc và làm lành các vết loét trong dạ dày.
Một số loại thức ăn nên tránh
Để giúp bệnh đau dạ dày không tiến triển nặng thêm, người bệnh cần kiêng cữ một số loại thức ăn, thực phẩm sau:
- Thức ăn khô cứng;
- Thức ăn có vị quá chua, nồng độ axit quá cao;
- Thức ăn có vị cay nóng;
- Thức ăn chiên xào, nướng, nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo;
- Thức ăn quá 50 độ C.
Bên cạnh đó, việc duy trì chế độ ăn uống đúng giờ và tránh bỏ bữa là rất quan trọng, giúp giảm áp lực lên dạ dày và hạn chế tình trạng đau nặng thêm

Đọc thêm: 4 Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Quả Sung Hiệu Quả Nhanh
Chế độ sinh hoạt
Để hỗ trợ điều trị đau dạ dày, người bệnh cần duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh. Việc kiêng rượu, bia, nước ngọt có gas và hút thuốc là cần thiết vì chúng gây hại nặng nề cho dạ dày và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét.
Ngoài ra, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và giảm căng thẳng là các biện pháp quan trọng để giảm tiết axit dư thừa, giúp dạ dày phục hồi. Duy trì tâm trạng lạc quan cũng góp phần không nhỏ trong quá trình hồi phục của bệnh nhân.
Điều trị đau dạ dày như thế nào?
Đặc biệt, để bệnh nhanh khỏi thì người bệnh cần tìm đến các phương pháp điều trị. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến nhất:
Dùng thuốc Tây
Tùy vào bệnh trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc Tây sao cho phù hợp.
Đối với trường hợp bệnh nhân bị viêm loét thông thường, bác sĩ sẽ cho dùng một số loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc vitamin giúp người bệnh mau chóng lành vết viêm loét. Ở trường hợp người bệnh bị tiết axit quá mức, bác sĩ sẽ cấp một số loại thuốc trung hòa axit, thuốc kiểm soát lượng axit, thuốc giảm đau,…
Người bệnh cần dùng thuốc đúng liều lượng bác sĩ chỉ định, không nên dùng thuốc quá liều, lạm dụng thuốc. Điều trị đau dạ dày cần có thời gian, kiên trì, không thể rút ngắn thời gian điều trị bằng cách dùng thuốc quá liều. Điều này sẽ khiến sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng, thậm chí sẽ gây tổn hại cho dạ dày, hệ tiêu hóa.
Người bệnh cũng nên cân nhắc, không nên lạm dụng thuốc Tây để giảm đau dạ dày vì chúng có thể gây kháng thuốc, nhờn thuốc, gặp tác dụng phụ hoặc khiến bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
Sử dụng các loại thảo mộc tự nhiên
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y, có nhiều phương pháp tự nhiên có thể giúp điều trị đau dạ dày, cụ thể:
Nghệ
- Cách chế biến: dùng nghệ tươi giã nhỏ hoặc xay thành bột. Bạn có thể thêm nghệ vào súp, các món cà ri, hoặc pha trà. Pha trà nghệ bằng cách thêm 1 thìa cà phê bột nghệ vào nước sôi, để ngấm trong 10 phút, rồi lọc qua rây.
- Liều lượng: khoảng 1-3 gam bột nghệ mỗi ngày. Nếu dùng nghệ tươi, 1-3 lát mỏng mỗi ngày là đủ. Nên dùng cùng với một chút tiêu đen để tăng khả năng hấp thu curcumin.

Gừng
- Cách chế biến: có thể dùng gừng tươi thái lát mỏng hoặc giã nát. Sau đó cho vào nước sôi ủ trong 10-15 phút để pha trà.
- Liều lượng: dùng khoảng 2-3 lát gừng tươi hoặc 1/4 thìa cà phê gừng bột mỗi ngày là đủ để hỗ trợ giảm đau dạ dày. Không được dùng quá 4g gừng tươi mỗi ngày để tránh các tác dụng phụ.
Cây bạc hà
- Cách chế biến: lá bạc hà tươi cho vào nước sôi và ngâm khoảng 5-10 phút để pha thành trà uống. Có thể dùng lá bạc hà để thêm vào salad hoặc làm nước ép.
- Liều lượng: uống 1-2 tách trà bạc hà mỗi ngày. Tránh sử dụng bạc hà nếu bạn có vấn đề về trào ngược axit, vì nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này.
LƯU Ý: Khi dùng các loại thảo mộc, hãy chắc chắn rằng bạn không có dị ứng với chúng. Bắt đầu với liều lượng thấp và theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hoặc nếu tình trạng không cải thiện, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Cũng nên thận trọng khi dùng các loại thảo mộc này nếu bạn đang mang thai, cho con bú, hoặc đang dùng các loại thuốc khác.
Để tránh cho tình trạng đau dạ dày trở nên trầm trọng, người bệnh nên kiêng sử dụng bia rượu. Ngoài ra, việc phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để xây dựng một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh không chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn hướng tới việc đạt được sức khỏe tốt hơn trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm:
- Đau dạ dày có uống nước cam được không? Lợi hay hại?
- Chế độ ăn cho người đau dạ dày từng ngày/tuần
