Phác Đồ Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Mới Nhất (Theo BYT)

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm loét dạ dày hay viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày, tá tràng bị viêm, tổn thương. Việc điều trị thường sẽ phụ thuộc vào tình trạng nghiêm trọng của bệnh và theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh nên lưu ý theo dõi thông tin về phác đồ điều trị viêm loét dạ dày mới nhất để có sự chuẩn bị phù hợp cho bản thân. 

Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày

Khi điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh cần nắm rõ được các nguyên tắc chữa trị bệnh. Điều này cũng đảm bảo cho bệnh nhân theo dõi được tiến trình điều trị cũng như biết được tình trạng bệnh hiện tại. Mỗi nguyên nhân gây bệnh và tình trạng viêm loét sẽ có cách điều trị khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn sẽ tuân theo một nguyên tắc để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người bệnh. 

1. Nguyên tắc chung khi điều trị

Trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, các bác sĩ sẽ tuân theo nguyên tắc chữa đã được quy định từ đầu. Bệnh nhân cần chú ý một số nguyên tắc như:

  • Điều trị dựa trên cơ sở bệnh lý, tình trạng nghiêm trọng của bệnh và các yếu tố gây ảnh hưởng như có nhiễm xoắn khuẩn Helycobacter pylori (Hp dạ dày), stress, căng thẳng, tăng bài tiết HCl hoặc có đang điều trị bệnh lý nào khác hay không.
  • Tăng cường khả năng tái tạo niêm mạc dạ dày, cải thiện các bệnh lý đi kèm.
  • Mục tiêu điều trị là bình thường hóa các chức năng và nhiệm vụ của dạ dày.
Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày
Tùy vào tình trạng và mức độ viêm loét bác sĩ có thể chỉ định các phác đồ điều trị khác nhau.

2. Mục đích điều trị

Việc đặt ra mục tiêu khi điều trị bệnh viêm loét dạ dày nhằm thống nhất được quy trình chữa bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, giảm triệu chứng bệnh nhanh nhất có thể, cũng như ngăn ngừa các biến chứng có thể gây hại cho sức khỏe. Các mục đích cơ bản khi điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như sau:

  • Giảm các yếu tố và nguy cơ gây viêm loét dạ dày. Các bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc ức chế bài tiết hoặc trung hòa HCl và Pepsin.
  • Tăng cường các yếu tố bảo vệ dạ dày bằng các loại thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày và thuốc kích thích sản xuất chất nhầy ở dạ dày.
  • Tiêu diệt vi khuẩn Helycobacter pylori (nếu có).
Mục đích điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Mục đích điều trị nhằm khôi phục các chức năng của dạ dày.

Xem thêm:Viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính – Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày mới nhất

Mỗi phác đồ điều trị sẽ phù hợp với từng nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày như: nhiễm Hp, không nhiễm Hp, Hp tái phát,…Người bệnh nên chú ý theo dõi việc điều trị cần đúng theo phác đồ để tránh các rủi ro không mong muốn có thể xảy ra. 

Phác đồ dưới đây đã tham khảo thêm hướng dẫn mới nhất của Bộ Y Tế Việt Nam ban hành.

1. Phác đồ trị viêm loét dạ dày tá tràng không nhiễm Hp

Với trường hợp bị viêm loét dạ dày tá tràng do nguyên nhân không nhiễm vi khuẩn Hp, phác đồ điều trị sẽ có nhiều dạng như: dùng thuốc, không dùng thuốc, dùng thuốc phòng ngừa Hp tái phát. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng bệnh và chỉ định điều trị phù hợp. 

Điều trị không dùng thuốc

Việc điều trị không dùng thuốc đòi hỏi người bệnh cần lưu ý việc ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Cần thay đổi một số thói quen và tuân theo hướng dẫn chỉ định bảo vệ sức khỏe của bác sĩ để cải thiện bệnh hiệu quả. 

  • Người bệnh cần tránh các loại thức ăn và yếu tố có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Các yếu tố cần tránh bao gồm: Thức ăn có nhiều gia vị, thức ăn chua cay, rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Tránh các yếu tố có thể gây hoạt hóa Axit trong mật, bao gồm giảm tiêu thụ các chất béo.
  • Tạo ra môi trường lành mạnh trong dạ dày và tránh gây áp lực lên dạ dày. Các biện pháp bao gồm ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không nên ăn quá nhiều, chỉ ăn vừa đủ no, ăn thức ăn nhẹ, thức ăn lỏng. Bữa tối cuối cùng nên kết thúc trước thời gian đi ngủ khoảng 3 giờ.
  • Có thể bổ sung sữa để trung hòa nhanh axit dạ dày khi cảm thấy đau dạ dày.
  • Hạn chế căng thẳng, stress, áp lực. Cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
Điều trị viêm loét dạ dày bằng phương pháp không dùng thuốc
Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày.

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng phương pháp nội khoa, dùng thuốc Tây sẽ phù hợp cho các trường hợp viêm dạ dày tá tràng do lạm dụng thuốc Corticoid, NSAIDs hoặc có khối u ác tính trong dạ dày:

Dùng thuốc ức chế bơm Proton:

  • Loét hành tá tràng không gây biến chứng: Sử dụng thuốc Omeprazole 20 mg / ngày và Lansoprazole 15 mg / ngày. Sử dụng liên tục trong 4 tuần.
  • Loét dạ dày có biến chứng: Sử dụng Omeprazole 20 mg / lần, 2 lần / ngày và Lansoprazole 30 mg / lần / ngày. Sử dụng liên tục trong 6 – 8 tuần.

Sử dụng thuốc đối kháng H2 Receptor:

  • Loét tá tràng không có biến chứng: Cimetidine 800 mg / lần / 2 lần ngày, Ranitidine và Nizatidine 300 mg / lần / 2 lần ngày và Famotidine 40 mg / lần / ngày trươc lúc đi ngủ. Sử dụng liên tục trong 6 tuần.
  • Loét dạ dày:  Cimetidine 400 mg / lần / 2 lần / ngày, Ranitidine, Nizatidine 150 mg / lần / 2 lần ngày và Famotidine 20 mg / lần / 2 lần / ngày, sử dụng liên tục trong 8 – 12 tuần.

Loét dạ dày tá tràng có biến chứng không được khuyến cáo sử dụng thuốc đối kháng H2 Receptor.

Thuốc trung hòa Axit dạ dày:

  • Sử dụng thuốc thuộc nhóm  Aluminum Hydroxide, Magne Hydroxide, uống thuốc trước bữa ăn chính 30 phút, mỗi ngày 3 – 4 lần.

Thuốc Sulcralfate:

  • Sử dụng 1g / lần / 4 lần / ngày trong tất các các trường hợp loét không biến chứng.

Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison:

  • Sử dụng Omeprazole hoặc Lansoprazole 60 mg / lần / ngày.

Điều trị duy trì dự phòng viêm loét dạ dày không nhiễm khuẩn Hp tái phát:

Viêm loét dạ dày có thể tái phát nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách. Tuy không nhiễm khuẩn Hp nhưng khả năng tái phát bệnh vẫn rất cao. Người bệnh cần chú ý tuân thủ các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ phát bệnh trở lại.

  • Điều trị dự phòng loét biến chứng hoặc có biến chứng từ trước: Sử dụng Corticoid, NSAIDs và thuốc kháng đông cho người trên 70 tuổi.
  • Điều trị duy trì: Sử dụng thuốc đối kháng H2 Receptor như Cimetidine 400 – 800 mg / lần / ngày hoặc Ranitidine, Nizatidine 150 – 300 mg / lần / ngày và Famotidine 20 – 40 mg/ lần / ngày. Uống thuốc trước lúc đi ngủ.

Gợi ý: Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Giải đáp thắc mắc 

2. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có nhiễm Hp

Nhiễm vi khuẩn Hp là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài phác đồ chung, với mỗi tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp thêm với các phác đồ riêng nhằm nâng cao hiệu quả khi điều trị bệnh. 

Phác đồ chung

Đa số các trường hợp bị viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn Hp thường sẽ tuân theo phác đồ chung này để điều trị bệnh:

  • Sử dụng Omeprazole 20 mg, Lanzoprazole 30 mg, Rabeprazole 10 mg và Pantoprazole 40 mg.
  • Sử dụng thuốc 2 lần mỗi ngày, trước bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ.

Bên cạnh đó cần kết hợp với các phác đồ điều trị cụ thể như:

Phác đồ 1

Sử dụng Metronidazol – Tetracyclin – Bismuth liên tục trong 14 ngày (không dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi) với liều lượng cụ thể như sau:

  • Metronidazol 250 mg, 2 viên lần / 2 lần / ngày.
  • Tetracyclin 250 mg / 2 viên lần / 2 lần / ngày.
  • Pepto Bismuth, 2 viên / lần / 2 lần / ngày.

Ngoài ra có thể sử dụng kết hợp với thuốc kháng Histamine H2, liên tục trong 4 – 6 tuần.

Phác đồ 2

Sử dụng thuốc điều trị liên tục trong 10 – 14 ngày như sau:

  • Clarithromycin 500 mg, 1 viên / lần / 2 lần / ngày.
  • Amoxillin 500 mg, 2 viên lần / 2 lần / ngày.
  • Thuốc ức chế bơm Proton 1 viên / lần, 2 lần / ngày, sử dụng liên tục trong 10 – 14 ngày.

Phác đồ 3

Phác đồ sử dụng thuốc điều trị trong 10 ngày cụ thể như sau:

  • Amoxillin 500 mg / 2 viên / lần / 2 lần / ngày.
  • Clarithromycin 500 mg / 1 viên / lần / 2 lần / ngày.
  • Thuốc ức chế bơm Proton (Esomeprazol 40 mg) / 1 viên lần / 2 lần / ngày.

Có thể phối hợp thêm Metronidazole 500 mg hoặc Tinidazole 500 mg / 2 lần ngày, liên tục trong 10 ngày nếu cần thiết.

Phác đồ 4

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày trong 10 ngày với các loại thuốc cụ thể như:

  • Levofloxacin 500 mg / 1 viên / lần / 1 lần/ ngày, sử dụng liên tục 10 ngày.
  • Thuốc ức chế bơm Proton 1 viên / lần / 2 lần / ngày, sử dụng liên tục trong 10 ngày. 

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn Hp tái phát

Nếu không loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn Hp từ niêm mạc dạ dày, có thể dẫn đến việc vi khuẩn này tái phát và gây ra viêm loét dạ dày trở lại.

  • Sử dụng phác 3 hoặc 4 trong một tuần. Sau đó, tùy theo trường hợp mà có cách xử lý thích hợp như sau:
  • Loét dạ dày có hoặc không có biến chứng: Sử dụng thuốc ức chế bơm Proton và thuốc kháng thụ thể H2 Receptor liên tục trong 3 tuần.
  • Sử dụng thuốc ức chế bơm Proton và thuốc kháng thụ thể H2 Receptor liên tục trong 4 – 6 tuần phụ thuộc vào tình trạng loét dạ dày tá tràng.
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có nhiễm khuẩn Hp
Cần tuân theo phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng để ngăn ngừa tình trạng tái phát bệnh do khuẩn Hp.

Lưu ý: Các thuốc Tây y tuy có hiệu quả điều trị bệnh nhanh nhưng hiệu quả thường không triệt để, bệnh dễ tái phát. Nếu đã dùng thuốc lâu không thấy có hiệu quả hoặc xuất hiện tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc thì người bệnh nên dùng và chuyển sang cách chữa tối ưu hơn.

Tham khảo thêm: Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Thông tin cần biết

3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày

Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc ức chế bơm Proton bao gồm:

  • Uống thuốc khi đói hoặc khi dạ dày rỗng. Thời gian tốt nhất để uống thuốc là trước bữa ăn 60 phút hoặc sau bữa ăn 120 phút.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh cần sử dụng ngay sau bữa ăn chính.
  • Nếu cần dùng thuốc ức chế bơm Proton kéo dài, cần cân nhắc giảm liều lượng thuốc dần đều trước khi ngừng  thuốc hẳn.
  • Thuốc ức chế bơm Proton có thể gây rối loạn hệ thống tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy và gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, bao gồm đau đầu, mệt mỏi.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh
Việc sử dụng thuốc điều trị cần theo phác đồ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Ngoài ra, trên thực tế các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc ức chế bơm Proton có thể gây ra một số vấn đề như:

  • Tăng nguy cơ ung thư dạ dày
  • Tăng nguy cơ viêm phổi, nhiễm trùng vi khuẩn Clostridium Difficile.
  • Có thể làm giảm khả năng hấp thụ Vitamin.
  • Gia tăng nguy cơ loãng xương.
  • Thuốc ức chế bơm Proton có thể tương tác với các loại thuốc cần môi trường axit để hấp thu. Do đó, không sử dụng chung với thuốc kháng nấm (Griseofulvin, Ketoconazole, Itraconazole), thuốc kháng sinh (Cefpodoxim) và thuốc sắt, khoáng chất, vitamin.
  • Thuốc ức chế bơm Proton có thể làm giảm tác dụng của Clopidogrel. Do đó, trao đổi với bác sĩ nếu cần dùng chung các loại thuốc này.

Lưu ý: Trước khi dùng thuốc, đặc biệt là với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Tiên lượng điều trị và phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng

Việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cần phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây bệnh. Để việc điều trị diễn ra thuận lợi, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị viêm loét dạ dày mới nhất và hướng dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh đó, để ngăn ngừa viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý phòng ngừa như sau:

  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Tránh các nguồn phổ biến có thể gây tái nhiễm vi khuẩn Hp. Không sử dụng các loại thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn không rõ nguồn gốc.
  • Giữ vệ sinh cơ thể, khu vực sống để tránh tái nhiễm vi khuẩn Hp. Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn uống.
  • Không ăn uống chung hoặc sử dụng chung dụng cụ ăn uống với người khác.
  • Nếu cần sử dụng thuốc chống viêm không chứa Steroid, hay trao đổi với bác sĩ về các biện pháp phòng ngừa và tránh các rủi ro liên quan đến dạ dày.

Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý tương đối phổ biến và có diễn tiến phức tạp. Việc điều trị phụ thuộc vào các nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các vết loét. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc nào về phác đồ điều trị viêm loét dạ dày mới nhất để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể. Tránh tự ý điều trị mà không có sự chỉ định của bác sĩ có thể khiến bệnh thêm nghiêm trọng hơn. 

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 09:47 - 24/04/2024 - Cập nhật lúc: 08:49 - 30/05/2024
Chia sẻ:

Bình luận (34)

  1. Hà Giàng
    Hà Giàng says: Trả lời

    Mình mới bị viêm loét do hp, theo như đơn thuốc thì có vẻ giống với phác đồ 2 trong này, mới uông được gần 1 tháng, không biết là có cơ hội khỏi hẳn không nhỉ?

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Hà Giàng, Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý tương đối phổ biến và có diễn tiến phức tạp. Việc điều trị phụ thuộc vào các nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các vết loét. Bên cạnh đó là chế độ ăn uống ngủ nghỉ hợp lý, thể dục thể thao cũng là 1 trong những cách quan trọng trong phác đồ điều trị. Không biết tình trạng bệnh lý của bạn thế nào. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng (024)7109 6699 để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí về tình trạng của bạn nhé
      Chúc bạn sức khỏe!

  2. Đức Hậu
    Đức Hậu says: Trả lời

    Tôi bị viêm loét dạ dày mấy tháng nay rồi, có đi khám ở bệnh viện tỉnh hẳn hoi, uống thuốc tây mà mệt quá các bác ạ, có đỡ đau thì có nhưng mà cái khoản ợ hơi ợ chua thì chẳng thấy đỡ đâu, người như đi mượn ấy chẳng làm được cái gì, ăn cũng ko ngon, ngủ cũng ko yên,

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Đức Hậu, việc sử dụng thuốc tây quá nhiều hoặc lạm dụng sẽ gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: buồn nôn, mệt mỏi, buồn ngủ, tinh thần sa sút. Nếu nặng có thể gây các hiện tượng nhờn thuốc, đau đầu chóng mặt, choáng váng, thậm chí là gây đau dạ dày nặng thêm và thuốc tây chỉ mang tính chất tạm thời, không có tác dụng lâu dài.
      Với tình trạng của bạn hoàn toàn có thể cải thiện bằng bài thuốc Sơ can bình vị tán của trung tâm. Với thành phần 100% tự nhiên không gây tác dụng phụ, tình trạng của bạn hoàn toàn có thể đươc kiểm soát trong vòng 2 – 3 tháng. Bạn có thể liên hệ đến trung tâm với số hotline (024)7109 6699 để được các bác sĩ chuyên khoa thuốc dân tộc tư vấn miễn phí và có phác đồ phù hợp bạn nhé.
      Thân ái!

  3. Trần Thị Quyên
    Trần Thị Quyên says: Trả lời

    Chẳng biết mọi người thế nào chứ tôi dùng thuốc đông y của bên thuốc dân tộc này mà đỡ lắm, mới uống được hơn 3 tháng mà đã thấy đỡ hơn 80% rồi, chứ trước nói thật ko biết ngốn bao nhiêu tiền vào bên tây y nữa, tháng nào cũng phải lấy thêm thuốc uống đủ các thể loại, ngày tính đâu cả chục viên chưa xuể. Uống thì người mệt mỏi rã rời, chân tay cứ bủn rủn hết lên, miệng khô đắng ngắt ăn cái gì cũng không ngon. Uống ròng hơn 2 năm mà cứ ngơi thuốc tây ra là lại y như rằng đau lại. Mãi gần đây mới có nghe qua bài thuốc này trên ti vi sức khỏe vtv1, cũng đánh liều để uống thử xem, vì chiếu trên vtv thì chắc sẽ tốt nên cũng không nghĩ nhiều lắm, còn nước còn tát. Thế là đi khám lấy hơn 3 tháng thuốc về uống dần, ban đầu bác sĩ cũng dặn là do uống nhiều thuốc tây quá nên cơ địa hấp thụ thuốc bên đông y sẽ kém hơn , nên là thời gian điều trị cũng sẽ lâu hơn người khác. Tôi kiên trì uống đều đặn, làm theo đúng chỉ định của bác sĩ, cố gắng tập thể dục thể thao đều đặn hằng ngày. Cuối cùng hơn 2 tuần tôi bắt đầu thây có kết quả, đỡ đau bụng hơn, miệng bớt đắng và có cảm giác ăn ngon hơn, cứ vậy đều đều hết hơn 3 tháng điều trị giờ trộm vía người khỏe mạnh hơn nhiều. Uống vào ko mệt mỏi hay phù nề gì đâu, tình trạng ợ hơi ợ chua gần như ko còn, bụng cũng êm êm, da dẻ trắng hồng, không ốm lắt nhắt như trước nữa, tôi mừng quá mọi người ạ. Thấy mọi người đang khổ sở vì bệnh này nên tôi cũng vào để chia se tý kinh nghiệm mong sao giúp được mọi người, mọi người có thể tham khảo bài viết này để biết rõ hơn cũng được, nhiều người bệnh như tôi chữa hiệu quả lắm https://trungtamthuocdantoc.com/so-can-binh-vi-tan-chua-trao-nguoc-da-day-co-tot-khong.html

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Cảm ơn bạn Trần Thị Quyên, cảm ơn bạn vì đã phản hồi lại cho trung tâm. Trung tâm thuốc dân tộc luôn là địa chỉ tin cậy cho bệnh nhân mắc bệnh các bệnh lý về dạ dày nói chung và viêm loét dạ dày nói riêng. Mong bạn sẽ tiếp tục ủng hộ Trung tâm nhé.
      Nếu bạn có bất kì vấn đề gì về sức khoẻ, bạn có thể liên hệ vào số hotline (024)7109 6699 hoặc đến trực tiếp đến 1 trong 3 cơ sở để được bác sĩ tư vấn nhé:
      – CS1: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – Hà Nội
      – CS2:
      – CS3: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM
      Cảm ơn bạn!

  4. Khánh Huyền
    Khánh Huyền says: Trả lời

    Bác sĩ ơi, bố tôi bị viêm loét nhiều năm nay rồi, ông hay bị đau thắt luôn ấy ạ, sút mấy cân rồi, giờ người như con cá khô, ông cũng uống thuốc tây mà chữa mãi không thấy khỏi, giờ có nên đi mổ không bác sĩ, tôi có tìm hiểu thì mổ có thể khỏi hẳn viêm loét dạ dày đúng ko bác sĩ ?

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Khánh Huyền, hiện nay viêm loét dạ dày là căn bệnh phổ biến và diễn biến rất phức tạp. Tuy nhiên viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể kiểm soát được thông qua lối sống và sử dụng thuốc. Vì vậy, phẫu thuật chỉ được chỉ định trong những trường hợp đã xuất hiện các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng và được các bác sĩ chỉ định như:
      1. Xuất huyết dạ dày
      2.Hẹp môn vị
      3.Thủng dạ dày
      4. Có nguy cơ ác tính
      Nhiều biến chứng có thể gặp phải khi phẫu thuật, có thể kể đến như: chảy máu sau mổ, chảy máu trong ổ bụng, tắc miệng nối, viêm tụy cấp… nhất là với độ tuổi của bác hồi phục sau phẫu thuật rất kém. Vì vậy, nếu hiện tại tình trạng của bác vẫn chưa tiến triển đến 1 trong 4 biến chứng nếu trên thì mình vẫn có thể cân nhắc sử dụng thuốc để điều trị nội khoa cho bác được bạn nhé.
      Với trường hợp bị viêm loét dạ dày mãn tính nhiều năm như bác, gia đình có thể lựa chọn cho bác điều trị bằng bài thuốc Sơ can bình vị tán của trung tâm. Thuốc với cơ chế song song vừa điều trị triệu chứng, vừa bồi bổ cơ thể, phòng bệnh tái phát, từ đó giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả và lâu dài.
      Bạn quan tâm tới bài thuốc có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới hotline của trung tâm để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể hơn nhé.
      Thông tin đến bạn!

  5. Phạm Sang
    Phạm Sang says: Trả lời

    Trung tâm cho em hỏi là với trẻ 10 tuổi có điều trị theo phác đồ thuốc tây như trong bài không ạ , con của em bị viêm loét dạ dày cũng được mấy tháng nay rồi , người gầy lắm, khó tiêu hay đầy bụng buồn nôn, thường xuyên bị đau bụng vùng thượng vị trên rốn. Em đang cho cháu uống nghệ với mật ong mà không thấy đỡ ạ

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Phạm Sang, với phác đồ trong bài là phác đồ điều trị chủ yếu dành cho độ tuổi trưởng thành, người lớn bạn nhé. Hiện nay có rất nhiều các phương pháp điều trị khác nhau và các biện pháp dân gian chỉ giúp hỗ trợ điều trị chứ không điều trị khỏi được bệnh. Và tùy theo cơ địa mỗi người mà việc điều trị các bài thuốc dân gian mang đến hiệu quả hay là không.
      Với trường hợp của bé, bạn có thể tham khảo bài thuốc Sơ can bình vị tán với thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên sản xuất đạt chuẩn GACP-WHO rất an toàn lành tính, không gây tác dụng và phù hợp với các đối tượng nhạy cảm nhất: bà bầu, phụ nữ sau sinh, người cao tuổi, trẻ em. Bài thuốc có hương thảo dược rất dễ uống nên bé hoàn toàn có thể uống mà không sợ đắng bạn nhé.Bạn có thể tham khảo bài viết sau để biết được thêm thông tin.
      Với trường hợp của cháu bạn có thể liên hệ tới số hotline: (024) 7109 6699 để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể và có phác đồ phù hợp cho cháu nhà mình bạn nhé.
      Cảm ơn bạn!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

3 cách chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ hiệu quả hơn cả thuốc

Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ là một biện pháp dân gian, được sử dụng phổ biến, có thể…

Viêm Loét Dạ Dày: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Điều Trị

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh thường gặp ở người trưởng thành do nhiễm vi khuẩn Hp…

UỐNG Sơ can Bình vị tán KHỎI viêm đau dạ dày 60% ngay SAU 1 THÁNG UỐNG Sơ can Bình vị tán KHỎI viêm đau dạ dày 60% ngay SAU 1 THÁNG

Công việc bộn bề, áp dụng cộng thêm chế độ sinh hoạt và ăn uống không điều độ là nguyên…

Bài thuốc dạ dày “Sơ can bình vị tán” đã giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi bệnh

Không phải tự nhiên mà ngày càng có nhiều người bệnh lựa chọn tìm về với các bài thuốc y…

Viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể điều trị được. Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Bác sĩ nói gì?

Bị viêm loét dạ dày vẫn chữa được nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, thông qua…

Chia sẻ
Bỏ qua