Vi khuẩn HP là gì, có lây không? Chữa viêm dạ dày Hp

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một tác nhân hàng đầu gây viêm và ung thư dạ dày nếu không được chữa trị đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin về vi khuẩn HP, từ khả năng lây truyền, đến chế độ ăn phù hợp cho người bệnh, cũng như phương pháp điều trị hiệu quả, giúp bạn hiểu rõ và ứng phó kịp thời với tình trạng này.
Vi khuẩn HP là gì, có lây không, lây qua đường nào?
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây viêm dạ dày bằng cách tấn công niêm mạc và thích nghi với môi trường axit dạ dày. Nó làm biến đổi môi trường xung quanh để giảm nồng độ axit và sống sót.

Vi khuẩn HP có lây không?
Vi khuẩn HP có lây không? Theo các chuyên gia y tế, vi khuẩn HP có thể lây qua một số con đường sau:
- Sống trong môi trường tập thể gia tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP cho nhau.
- Lây qua đường ăn uống, dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc đường miệng với những người nhiễm vi khuẩn HP.
- Nguồn thực phẩm, nguồn nước không đảm bảo.
Vì vi khuẩn HP có thể dễ dàng lây qua nước bọt, đường miệng, vậy nên người bệnh cần tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác, tránh dùng chung bát, đũa, bàn chải…
Bạn nên biết: Mẹ bị nhiễm HP có dễ lây cho con không? Làm sao phòng ngừa?
Nguyên nhân viêm dạ dày HP
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày HP, trong đó một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Do vi khuẩn HP xâm nhập mà không phát hiện sớm
- Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học (ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ)
- Sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá khiến niêm mạc dạ dày bị suy yếu
- Ảnh hưởng của thuốc Tây y trước đó chưa tiêu diệt được tận gốc vi khuẩn
Triệu chứng viêm dạ dày vi khuẩn HP
Khi bị nhiễm vi khuẩn HP, người bệnh thường không có bất cứ triệu chứng nào nhưng khi các vi khuẩn này gây ra các vết viêm, loét thì các triệu chứng sẽ xuất hiện rất rõ rệt.
- Thường xuyên đau, bỏng rát vùng thượng vị.
- Buồn nôn, nôn vào sáng sớm.
- Chán ăn, đầy bụng và ợ hơi, ợ chua.
- Sút cân, thiếu máu không rõ nguyên nhân.

Biến chứng của viêm dạ dày HP
Viêm dạ dày HP để lâu khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương có thể dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm:
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Đây chính là giai đoạn khi bệnh đã tiến triển nặng, các vết viêm nặng, ổ loét lan rộng và vi khuẩn phát triển nhanh, lây lan cả sang các vị trí khác.
- Thủng dạ dày: Khi các ổ loét sâu, làm niêm mạc dạ dày yếu sẽ gây nên hiện tượng thủng dạ dày khiến người bệnh mất máu nhiều có thể dẫn đến tử vong rất nhanh.
- Tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư dạ dày: Đây là biến chứng nặng nề nhất của bệnh khiến cho việc điều trị vô cùng khó khăn.
Đọc thêm: Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam có thực sự hiệu quả?
Viêm dạ dày vi khuẩn HP nên ăn gì, kiêng gì?
Đối với người bị viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP), việc tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học và cân đối là rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu triệu chứng mà còn hỗ trợ trong việc ngăn chặn bệnh tái phát.
Nên ăn
- Hoa Quả và Rau Củ: Chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện hệ tiêu hóa. Các loại hoa quả nên ưu tiên bao gồm chuối, lê, và các loại quả không chứa nhiều acid.
- Các Thực Phẩm Chứa Probiotics: Sữa chua, kefir và các sản phẩm lên men khác có chứa vi khuẩn tốt giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong dạ dày.
- Thực Phẩm Dễ Tiêu: Cháo, soup, và các loại thực phẩm mềm giúp dễ tiêu hóa, không gây áp lực lớn lên dạ dày.

Nên Kiêng:
- Đồ Ăn Cay Nóng: Thực phẩm cay nóng kích thích tiết acid dạ dày, làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và kích ứng.
- Cafein và Đồ Uống Có Cồn: Cà phê, trà đen, và rượu có thể kích thích tiết acid, gây hại cho niêm mạc dạ dày.
- Đồ Ăn Chứa Nhiều Acid: Các loại trái cây citric như cam, chanh có thể làm tăng nồng độ acid trong dạ dày.
- Thực Phẩm Có Chứa Nhiều Chất Béo: Thực phẩm giàu chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa và có thể gây áp lực lên dạ dày.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ giúp giảm nhẹ các triệu chứng của viêm dạ dày do HP mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể. Đồng thời, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có lộ trình điều trị và ăn uống phù hợp nhất.
Phác đồ điều trị viêm dạ dày HP dương tính
Hiện nay có một số giải pháp điều trị viêm dạ dày HP gồm:
Điều trị viêm dạ dày HP bằng Tây y
Thuốc Tây có tác dụng diệt vi khuẩn HP ở giai đoạn đầu phát hiện, đồng thời làm giảm nhanh các cơn đau vùng thượng vị. Tuy nhiên Tây y thường chỉ tập trung giải quyết các triệu chứng trước mắt, khó có thể điều trị tận gốc bệnh. Đó là lý do vì sao nhiều trường hợp sau khi dừng điều trị bệnh lại tái phát lại nhiều lần.
Điều trị viêm dạ dày HP Đông y mang lại hiệu quả bền lâu
Khác với Tây y, Đông y lại tác động vào tận căn nguyên của bệnh để hạn chế được nguy cơ tái phát nhiều lần. Hơn nữa, các bài thuốc Đông y sử dụng nhiều thảo dược kết hợp với nhau. Các thảo dược lại phân chia thành nhiều nhóm chức năng khác nhau như nhóm chống viêm, nhóm giảm đau, nhóm làm lành tổn thương, nhóm tiêu diệt vi khuẩn HP.

Trên đây là những thông tin về vi khuẩn Helicobacter Pylori. Hiểu biết về cách vi khuẩn này hoạt động và ảnh hưởng đến cơ thể là bước quan trọng giúp chúng ta nhận biết, phòng tránh và tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp. Điều này không chỉ giúp kiểm soát và giảm thiểu tác động tiêu cực của HP mà còn hỗ trợ bảo vệ sức khỏe dạ dày lâu dài.
Có thể bạn quan tâm:
- Phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp dương tính (Bộ Y Tế)
- 10+ thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và cách dùng
