Xét nghiệm protein niệu và thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Xét nghiệm protein niệu đóng vai trò quan trọng trong test sàng lọc và chẩn đoán các bệnh lý thận tiết niệu. Việc thực hiện xét nghiệm cần được thực hiện tại bệnh viện và tuân theo quy trình hướng dẫn của bác sĩ để đem lại kết quả cao nhất. 

Protein niệu là gì? 

Trong cấu tạo cơ thể con người, thận được xem là cơ quan bài tiết chính. Ở giai đoạn hoạt động bình thường, thận đóng vai trò lọc các chất cặn bã, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể thông qua đường nước tiểu. Đồng thời, thận còn đóng vai trò kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào và hỗ trợ điều hòa thể tích máu trong cơ thể. 

Xét nghiệm protein niệu
Protein niệu là tình trạng có sự xuất hiện của protein trong nước tiểu

Vì vậy, nếu chức năng thận bị suy giảm sẽ kéo theo mọi hoạt động này bị chậm lại. Màng lọc cầu thận bị rộng ra nên các phân tử protein có thể đi trực tiếp vào nước tiểu khi chưa được lọc qua. Đây chính là tình trạng protein niệu và là một trong những thông số quan trọng để chẩn đoán các bệnh thận tiết niệu. 

Bình thường trong nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít protein (nếu có thì mức tiêu chuẩn protein cho phép không được vượt quá 0.2g/ 24 giờ) vì chức năng của thận đó là tái hấp thu protein. Còn trường hợp protein trong nước tiểu vượt quá 3g/ 24 giờ, với microalbumin (protein niệu vi thể) từ 30 – 300mg thì cần được chẩn đoán y khoa ngay vì đây có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo sự bất thường đến chức năng thận. 

Nước tiểu có sự xuất hiện của protein sẽ có dấu hiệu bất thường như đục màu, nổi bọt và người bệnh mệt mỏi, nhức đầu, phù nề, buồn nôn, nôn, chán ăn… Đây là những triệu chứng điển hình của tình trạng protein niệu và dễ nhầm lẫn với một số các bệnh lý khác như viêm đường tiết niệu, nhiễm 

Nguyên nhân làm tăng protein trong nước tiểu

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân cùng các yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng protein niệu:

Nguyên nhân làm tăng protein niệu nhưng không phải do thận bị tổn thương

Đây là trường hợp phát hiện có sự xuất hiện của protein trong nước tiểu dạng lành tính. Tức là triệu chứng protein niệu chỉ xuất hiện đơn độc chứ không đi kèm với bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào như tăng huyết áp, hồng cầu niệu… Tuy nhiên, sau khi phát hiện vẫn cần theo dõi một cách cẩn thận và tái khám định kỳ thường xuyên để sớm phát hiện điều trị bệnh.

Nguyên nhân đến tình trạng protein niệu này chủ yếu là do stress, vận động quá mức, lao động quá sức, thường xuyên tiếp xúc với không khí lạnh trong thời gian dài, sốt cao, nhiễm trùng đường tiết niệu hay protein niệu tư thế (là tình trạng tăng lượng protein trong nước tiểu khi phải đứng quá lâu và sẽ biến mất khi nằm xuống nghỉ ngơi khoảng 2 tiếng). 

Xét nghiệm protein niệu
Tăng protein niệu thoáng qua hoặc protein niệu thường xuyên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Nguyên nhân làm tăng protein niệu gây ra các bệnh lý về thận

  • Hội chứng thận hư, thận yếu, sỏi thận, thận tiết niệu, viêm cầu thận hoặc những sự bất thường về protein trong huyết tương cùng các bệnh lý về thận khác… khiến trong nước tiểu xuất hiện một lượng lớn protein. 
  • Người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm màng ngoài tim, suy tim
  • Các bệnh lý ung thư, đa u tủy xương, bệnh tan huyết (người bệnh đi tiểu ra hemoglobin) hay bị hủy cơ vân (đi tiểu ra myoglobin)
  • Bệnh lý viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus
  • Phụ nữ mang thai dễ bị protein niệum, đặc biệt nếu bị trong 3 tháng cuối thai kỳ và thấy có kèm theo triệu chứng tăng huyết áp, phù nề thì rất có thể đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thai nghén.

Xét nghiệm protein niệu nhằm mục đích gì?

Theo các chuyên gia, protein niệu là chỉ số quan trọng và có giá trị trong chẩn đoán sàng lọc các bệnh lý về thận. Xét nghiệm protein niệu thường được bác sĩ chỉ định thực hiện sau khi đã làm xong xét nghiệm sàng lọc bằng que nước tiểu và kết quả cho thấy protein niệu dương tính. Mục đích của xét nghiệm này chính là chẩn đoán và đánh giá các bệnh lý về thận phổ biến, trong đó có hội chứng thận hư và protein niệu biến chứng thành bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, xét nghiệm protein niệu còn là xét nghiệm quan trọng không thể thiếu trong một số trường hợp sau:

  • Nghi ngờ nhiễm độc thai kỳ, cao huyết áp ác tính, tổn thương ống thận, viêm cầu thận, tăng sự phản ứng mẫn cảm, xuất huyết phát ban làm giảm tiểu cầu tắc mạch…
  • Xét nghiệm cần thiết để xử lý điều trị bệnh đa u tủy xương và đánh giá tình trạng suy giảm đột ngột nồng độ protein niệu trong máu. 
  • Kết quả xét nghiệm protein niệu giúp theo dõi và đánh giá các tác động gây ngộ độc cho thận trong quá trình sử dụng thuốc điều trị.
Xét nghiệm
Chỉ số protein niệu là giá trị quan trọng giúp chẩn đoán các bệnh lý về thận tiết niệu

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy:

  • Lượng protein niệu thấp < 1g/ 24 giờ thường gặp ở một số bệnh lý như viêm thận kẽ, xơ mạch thận, viêm thận bể thận, tăng huyết áp…
  • Lượng protein niệu dao động trong khoảng 1 – 3g/ 24 giờ thường gặp trong các bệnh lý viêm cầu thận cấp và bệnh thận gây bệnh đái tháo đường… kèm theo một số triệu chứng như vô niệu, tiểu ít, tiểu ra máu, tăng huyết áp, phù mềm…
  • Lượng protein niệu cao > 3.5g/ 24 giờ có thể là biểu hiện của hội chứng thận hư với các triệu chứng điển hình như protein máu (< 60g/l), tăng lượng cholesterol và triglyceryid, cơ thể của người bệnh phù to, nhiều và nhanh. 

Quy trình thực hiện xét nghiệm protein niệu

Việc thực hiện xét nghiệm protein niệu càng sớm càng tốt sẽ giúp phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả. Để biết được bản thân mình có protein niệu hay không, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm định tính và định lượng protein niệu 24 gờ. Đây là phương pháp giúp đo lượng và phân tích tính chất của nước tiểu, hỗ trợ chẩn đoán bệnh. 

Một số biện pháp xét nghiệm protein niệu được áp dụng phổ biến như:

1. Phương pháp định tính

  • Đốt nước tiểu

Thông tin từ các chuyên gia cho biết đặc điểm lý học của protein là có thể đông vón lại ở nhiệt độ cao. Vì vậy, việc phát hiện được protein có trong nước tiểu hay không nhờ biện pháp đốt nước tiểu được đánh giá khá hiệu quả. 

Cách thực hiện: Mẫu nước tiểu được thu thập và đựng trong ống nghiệm vô trùng để tiến hành xét nghiệm. Đưa ống nghiệm vào ngọn lửa cồn trên 700 độ C, nếu thực sự có protein trong nước tiểu thì nó sẽ đông vón lại, làm nước tiểu bị vẩn đục và có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Tùy thuộc vào nồng độ protein trong nước tiểu cao hay thấp mà mức độ vẩn đục của nước tiểu sẽ khác nhau. 

  • Làm lạnh bởi acid sulfosalicylique 3% hay trichloracétique

Phương pháp này cũng dựa vào tính chất lý học đông vón của protein trong môi trường acid. Nhỏ acid vào trong ống nghiệm chứa nước tiểu và quan sát xem có hiện tương đông vón protein hay không. 

Xét nghiệm protein niệu
Xét nghiệm protein niệu càng sớm càng tốt sẽ giúp phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả

2. Phương pháp bán định lượng

Đây là một trong những phương pháp xét nghiệm protein niệu được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là áp dụng trong vấn đề sàng lọc bệnh thận trong cộng đồng. Người thực hiện sẽ sử dụng que thử được tẩm chất Tetra bromephenol (pH3), nếu que thử này bị biến đổi màu từ vàng sang xanh sau khi nhúng vào nước tiểu chứng tỏ có sự xuất hiện của protein niệu với lượng ít nhất là 150 – 200 mg/l. 

Nhược điểm của phương pháp này đó là không thể phát hiện được chất Globullin miễn dịch chuỗi nhẹ. Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, que nước tiểu ngày nay không chỉ được dùng để xác định lượng protein niệu trong cơ thể mà còn giúp phát hiện các thông số khác như: chỉ số pH, eukocytes (LEU ), Nitrate (NIT), Billirubin (BIL), Urobilinogen (UBG), pecific Gravity (SG), Blood (BLD), Gucose (Glu), Ketone (KET)…

3. Phương pháp định lượng protein niệu

Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn cho người bệnh lấy mẫu nước tiểu 24 giờ. Sau khi đã lấy nước tiểu của người bệnh xong, mẫu nước tiểu này sẽ được đem đến cơ sở y tế, bệnh viện để được tiến hành xét nghiệm nhằm định lượng protein niệu. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ dễ dàng đánh giá, định hướng chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả. 

Cách lấy nước tiểu 24 giờ như sau: 6h sáng ngủ dậy, đi tiểu bỏ hết đi. Đến những lần tiểu sau đó thì hứng vào bô hoặc bình (bao gồm cả nước tiểu trong lúc đi đại tiện). Đến đúng 6h sáng hôm sau ngủ dậy thì đi tiểu lần cuối cùng vào bô và đo xem lượng nước tiểu trong cả ngày là bao nhiêu. Đậy nắp bô và lắc đều rồi đong lấy 5ml cho vào ống nghiệm. 

Xét nghiệm protein niệu
Tuân thủ theo đúng các bước lấy nước tiểu, đảm bảo lấy đủ nước tiểu trong vòng 24 giờ không bỏ sót và không lấy dư

Cách bảo quản nước tiểu: Để ngăn ngừa tình trạng phát triển của các loại tạp khuẩn và tránh để nước tiểu lên men có thể làm hư hại đến tế bào. Người ta sẽ sử dụng các loại thuốc chống thối như: Thymol pha cồn để tạo dung dịch 10%, cho khoảng 5ml nước tiểu 24 giờ vào. 

Thực hiện xét nghiệm protein niệu bằng phương pháp này được tiến hành tại phòng xét nghiệm hóa sinh. Có nhiều cách thực hiện như dùng ion đồng (Cu2+) đễ kiểm tra lượng protein trong nước tiểu và có thể phát hiện được cả Globulin chuỗi nhẹ.

4. Phương pháp điện di protein niệu

Đây cũng là một trong những phương pháp giúp xác định thành phần protein có trong nước tiểu, là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, vị trí thận tổn thương cũng như đánh giá chức năng thận. 

Dựa vào kết quả thực hiện điện dị, bác sĩ sẽ chia protein niệu thành các dạng chủ yếu gồm:

  • Protein niệu chọn lọc: Kết quả cho thấy thành phần Albumin chiếm trên 80% tổng lượng protein niệu. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh cầu thận gây ra, trong đó phổ biến nhất là hội chứng thận hư. 
  • Protein niệu không chọn lọc: Thành phần Albumin dưới 80% tổng lượng protein niệu. Loại này thường bao gồm hầu hết những thành phần protein có trong huyết tương và gần như các bệnh lý thận, tiết niệu đều thuộc loại protein niệu không chọn lọc. 
  • Ngoài ra, còn có protein niệu gồm các nhóm protein bất thường và các protein ống thận. 

Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm protein niệu

Để đem lại kết quả xét nghiệm protein niệu cao nhất, người bệnh cần tuân thủ một số điều sau đây:

  • Lưu ý về trạng thái sức khỏe, vận động và lao động của cơ thể trong suốt 24 giờ lấy mẫu nước tiểu. Tránh vận động quá mức và lao động quá sức vì tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tăng đào thải protein niệu sinh lý, có thể khiến nồng độ protein niệu thấp hơn 0.3g/ 24 giờ. 
  • Việc lấy nước tiểu cần tuân thủ các bước nghiêm ngặt theo hướng dẫn của nhân viên y tế để tránh bỏ sót bất kỳ lượng nước tiểu nào, đặc biệt là nước tiểu khi đi tiểu, đi đại tiện hoặc lấy nước tiểu quá khỏi 24 giờ. 
  • Bệnh nhân đang mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tiền liệt tuyến, sốt cao… thì không được lấy mẫu nước tiểu 24 giờ. 
  • Nên tìm đến những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được tư vấn và kiểm tra nồng độ protein niệu để sàng lọc các bệnh lý về thận tiết niệu. 
Xét nghiệm protein niệu
Việc xét nghiệm protein niệu cần được thực hiện càng sớm càng tốt tại bệnh viện chuyên khoa để chẩn đoán điều trị bệnh

Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề xét nghiệm protein niệu 24 giờ. Đây là những cơ sở để chẩn đoán bệnh và tư vấn đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp. Việc điều trị protein niệu do các bệnh lý về thận thì cần phải can thiệp điều trị chuyên khoa để tránh nguy cơ diễn tiến đến tình trạng suy thận, còn protein niệu mức độ nhẹ thì không nhất thiết phải điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Cấu tạo đường tiết niệu Đường tiết niệu là gì, nằm ở đâu? – Chức năng hệ tiết niệu

Người ta thường hiểu chung chung rằng đường tiết niệu là nơi đưa nước tiểu ra ngoài. Cách hiểu này…

Các loại thuốc kháng sinh trong điều trị viêm đường tiết niệu

Kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu có thể bao gồm Amoxicillin (Amoxillarocin), Penicillin hoặc Ceftriaxone (Rocephin),... Tuy nhiên,…

Viêm đường tiết niệu có lây không, có cần kiêng quan hệ?

Viêm đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng đường tiểu khá phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ. Bệnh…

Bị sỏi thận có nên ăn trứng? (gà, vịt, cút...) Bị sỏi thận có nên ăn trứng? (gà, vịt, cút…)

Bị sỏi thận có nên ăn trứng hay không là một trong những vấn đề được đa số người bệnh…

Bệnh sỏi thận theo đông y và bài thuốc điều trị Bệnh sỏi thận theo đông y và bài thuốc điều trị

Bệnh sỏi thận theo Đông y được gọi là chứng thạch lâm. Có nhiều bài thuốc điều trị chứng bệnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua