Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không hay phải chữa?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm đường tiết niệu không có khả năng tự khỏi. Để kiểm soát triệu chứng và điều trị bệnh dứt diểm, bạn cần tiến hành thăm khám để được bác sĩ chỉ định các phương pháp điều trị tương ứng với vị trí và mức độ nhiễm trùng.

viêm đường tiết niệu có tự khỏi không
Bệnh viêm đường tiết niệu có tự khỏi không hay phải chữa?

Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?

Viêm đường tiết niệu là xảy ra khi đường tiết niệu (thận, niệu quản, niệu đạo và bàng quang) bị viêm nhiễm do nấm, virus hoặc vi khuẩn.

Tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào niệu đạo, sau đó di chuyển đến bàng quang, niệu quản và thận. Hoặc nhiễm trùng có thể xuất hiện ở cơ quan khác, sau đó vi khuẩn đi vào hệ tuần hoàn và di chuyển đến thận, bàng quang,…

Trong đó viêm nhiễm ở đường tiết niệu dưới (niệu đạo, bàng quang) phổ biến và có mức độ nhẹ hơn so với nhiễm trùng đường tiết niệu trên (thận và niệu quản).

Vậy “Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?” Các bác sĩ cho biết viêm đường tiết niệu là bệnh lý không thể tự khỏi nếu không can thiệp điều trị. Do đó, các trường hợp mắc bệnh viêm đường tiết niệu cần tiến hành thăm khám và khắc phục trong thời gian sớm nhất. Tâm lý chủ quan ở một số bệnh nhân còn có thể khiến bệnh chuyển biến xấu, gây nhiễm trùng máu hoặc thậm chí là tử vong.

viêm đường tiết niệu có tự khỏi không
Nếu không điều trị, viêm đường tiết niệu có thể gây sảy thai, nhiễm trùng máu hoặc thậm chí là tử vong

Nếu viêm nhiễm đường tiết niệu xảy trong thời gian mang thai, trẻ sinh ra thường có xu hướng nhẹ cân, ốm yếu và có các dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, bệnh lý này còn có thể gây sinh non hoặc thậm chí là sảy thai.

Chính vì vậy ngay sau khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và tiến hành điều trị trong thời gian sớm nhất.

Các biện pháp điều trị bệnh viêm đường tiết niệu

Điều trị viêm đường tiết niệu chủ yếu là sử dụng kháng sinh và thuốc làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên với những trường hợp viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể đề nghị uống kháng sinh dài hạn hoặc áp dụng liệu pháp estrogen.

1. Sử dụng kháng sinh

Kháng sinh là thuốc điều trị đặc hiệu đối với nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên bác sĩ thường cân nhắc vị trí và mức độ nhiễm trùng trước khi chỉ định loại kháng sinh thích hợp.

viêm đường tiết niệu có tự khỏi không
Sử dụng kháng sinh là phương pháp chính trong quá trình điều trị viêm đường tiết niệu

Một số kháng sinh được chỉ định trong điều trị viêm đường tiết niệu, bao gồm:

  • Nitrofurantoin: Nitrofurantoin là kháng sinh thuộc dẫn xuất nitrofuran. Loại kháng sinh này thường được chỉ định trong điều trị viêm đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang và viêm niệu đạo) và không được chỉ định với trường hợp áp xe quanh thận hay viêm bể thận.
  • Cephalexin: Cephalexin là kháng sinh nhóm cephalosporine, thường được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng bàng quang. Loại kháng sinh này khá an toàn nên được chỉ định với hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh. Tuy nhiên Cephalexin thường không có đáp ứng đối với các trường hợp nhiễm khuẩn có mức độ nghiêm trọng.
  • Kháng sinh phối hợp: Với trường hợp viêm đường tiết niệu có mức độ nặng, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh ở dạng phối hợp. So với việc sử dụng kháng sinh đơn độc, kháng sinh phối hợp có tác dụng và hiệu lực mạnh, giúp ức chế hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh.

Các vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu (E. coli, Staphylococcus saprophyticus, Klebsiella, Staphylococcus aureus,…) thường có đáp ứng tốt sau khi dùng kháng sinh. Tuy nhiên để hạn chế tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, bạn nên tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng được bác sĩ chỉ định.

Sử dụng thuốc không đều, thường xuyên quên liều hoặc ngưng kháng sinh sớm hơn thời gian dự định có thể khiến nhiễm trùng tái phát và khó điều trị hơn trước.

2. Thuốc điều trị triệu chứng

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây sốt cao, chóng mặt, buồn nôn, tiểu rát, tiểu tiện đau,… Vì vậy ngoài việc dùng kháng sinh, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc điều trị triệu chứng như:

viêm đường tiết niệu có tự khỏi không
Acetaminophen có tác dụng giảm đau nhức, sốt cao do nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra
  • Acetaminophen: Acetaminophen có tác dụng hạ sốt và giảm cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình. Loại thuốc này khá an toàn và được sử dụng với hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên Acetaminophen chống chỉ định với bệnh nhân suy gan, có tiền sử nghiện rượu, thiếu máu nhiều lần và thiếu hụt men G6PD.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID vừa có tác dụng giảm đau vừa có khả năng chống viêm mạnh. Nhóm thuốc này được chỉ định khi Acetaminophen không có đáp ứng với cơn đau do viêm đường tiết niệu gây ra. Trong trường hợp sốt cao, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc phối hợp giữa Acetaminophen và NSAID.

3. Liệu pháp estrogen

Viêm đường tiết niệu thường có xu hướng tái phát nhiều lần ở phụ nữ tiền mãn kinh. Theo các chuyên gia, nồng độ nội tiết tố suy giảm là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và gây nhiễm trùng.

Tuy nhiên trước khi áp dụng liệu pháp này, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để loại trừ các khả năng nhiễm trùng tái phát khác như dị tật cấu trúc đường tiểu, hẹp niệu quản,…

Ngoài những phương pháp điều trị chính, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ như vệ sinh vùng kín thường xuyên, uống nhiều nước, bổ sung rau xanh, sữa, chườm ấm lên vùng bụng dưới, nghỉ ngơi,…

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Viêm đường tiết niệu có chữa được không?” và đề cập đến một số phương pháp điều trị chính. Để được tư vấn rõ hơn về quá trình điều trị viêm đường tiết niệu, bạn nên tiến hành thăm khám và trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm: Viêm Thận Bể Thận Cấp là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Ngày đăng 11:39 - 07/10/2022 - Cập nhật lúc: 13:42 - 28/05/2024
Chia sẻ:
Viêm bàng quang có thai được không? Có ảnh hưởng gì?

Viêm bàng quang xảy ra khi niêm mạc bàng quang bị nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công gây hại.…

Các thuốc trị thận ứ nước và lưu ý khi sử dụng

Ngoài thuốc Tây, các bài thuốc trị thận ứ nước từ thảo dược dân gian hay thuốc Đông y cũng…

Ung thư bàng quang giai đoạn cuối: Dấu hiệu, điều cần biết

Ung thư bàng quang giai đoạn cuối hay ung thư bàng quang giai đoạn 4 là mức độ nặng nhất…

Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô có khỏi không?

Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô là mẹo điều trị có nguồn gốc từ dân gian. Tuy nhiên…

bí tiểu Bí tiểu là hiện tượng gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bí tiểu là hiện tượng có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào, phản ánh tình trạng đi…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua