Viêm Thận Bể Thận Cấp là gì? Nguy hiểm như thế nào?
Viêm thận bể thận cấp là một bệnh nhiễm trùng thận một cách đột ngột và nghiêm trọng. Viêm bể thận có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị và xử lý kịp thời.
Viêm thận bể thận cấp là gì?
Viêm bể thận cấp tính là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây viêm thận và là một trong những bệnh phổ biến nhất của thận. Viêm bể thận cấp tính được xem là một biến chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu kéo dài mà không được điều trị đúng phương pháp.
Viêm bể thận cấp tính được chia thành không phức tạp và phức tạp. Viêm bể thận phức tạp thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, người ghép thận, người có bệnh lý về tiết niệu, suy thận cấp và mãn tính và bệnh nhân suy giảm hệ thống miễn dịch.
Viêm bể thận cấp nếu tái phát nhiều lần hoặc kéo dài có thể dẫn đến viêm bể thận mạn tính. Viêm bể thận mạn tính là dạng hiếm khi gặp. Tuy nhiên thường phổ biến ở trẻ em hoặc những người có tiền sử tắc nghẽn đường tiết niệu.
Nguyên nhân gây viêm thận bể thận
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến viêm bể thận cấp tính. Tuy nhiên, nguyên nhân chính được cho là có liên quan đến vi khuẩn gram âm, phổ biến nhất là Escherichia coli. Ngoài ra, một số vi khuẩn gram âm khác cũng có thể gây viêm bể thận cấp bao gồm Proteus, Klebsiella, Enterobacter.
Vi khuẩn gây viêm bể thận thường được lây truyền theo hai cách phổ biến là:
- Thông qua đường máu: Ít phổ biến hơn và thường xảy ra ở những bệnh nhân bị tắc nghẽn niệu quản hoặc người suy giảm hệ thống miễn dịch và suy nhược cơ thể.
- Thông qua nhiễm trùng đường tiết niệu dưới tăng dần: Đây là cách phổ biến nhất mà một người có thể nhiễm virus gây viêm bể thận. Vi khuẩn trước tiên sẽ xâm nhập vào niệu đạo, đến bàng quang thông qua đường tiết niệu, cuối cùng là gây viêm ở thận.
Ngoài ra, niệu đạo ở phụ nữ thường ngắn hơn nam giới, thay đổi nội tiết tố và khoảng cách giữa niệu đạo với hậu môn gần hơn, do đó phụ nữ thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập hơn so với nam giới. Điều này khiến phụ nữ dễ bị nhiễm trùng thận và tăng nguy cơ bị viêm bể thận cấp tính hơn so với nam giới.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm bể thận khác bao gồm:
- Sỏi thận mãn tính hoặc có các bệnh lý khác về thận hoặc bàng quang.
- Người cao tuổi.
- Người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc bị ức chế như bệnh nhân tiểu đường, ung thư hoặc HIV/AIDS.
- Người có tuyến tiền liệt mở rộng.
- Bệnh nhân có dòng chảy nước tiểu ngược. Là tình trạng mà một lượng nhỏ nước tiểu có thể chảy ngược vào bàng quang, niệu quản và thận.
- Sử dụng ống thông thận, thường xuyên phải khám và kiểm tra bàng quang.
- Đã từng phẫu thuật đường tiết niệu.
- Thường xuyên sử dụng một số loại thuốc.
- Bị tổn thương hệ thống thần kinh hoặc tủy sống.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết viêm bể thận cấp
Các triệu chứng viêm bể thận cấp thường xuất hiện trong vòng 2 tuần sau khi nhiễm trùng. Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm:
- Sốt cao hơn 38.9 độ C.
- Đau ở lưng, bụng dưới, một hoặc hai bên háng.
- Đi tiểu nhiều lần hoặc đau rát khi đi tiểu.
- Nước tiểu có màu đục, có mủ hoặc máu.
- Thường xuyên có nhu cầu đi tiêu khẩn cấp.
- Nước tiểu có mùi tanh.
- Các triệu chứng ít phổ biến khác có thể bao gồm:
- Ớn lạnh, run rẩy.
- Buồn nôn và nôn
- Đau nhức cơ thể hoặc cảm thấy mệt mỏi.
- Da ẩm hoặc luôn cảm thấy có một lớp nước trên da.
- Rối loạn tâm thần.
Các triệu chứng có thể không giống nhau ở người lớn, trẻ em, người cao tuổi và các đối tượng đặc biệt (như phụ nữ mang thai). Đôi khi rối loạn tâm lý là triệu chứng duy nhất của tình trạng viêm thận bể thận cấp ở người lớn tuổi.
Viêm bể thận có nguy hiểm không?
Viêm bể thận cấp tính là một bệnh lý nghiêm trọng và cần được điều trị khoa học. Nếu nhiễm trùng liên tục, kéo dài có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn và bệnh thận mãn tính. Mắc dù hiếm khi gặp, nhưng đôi thận viêm bể thận có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng máu. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng đường huyết và gây tử vong.
Ngoài ra, các biến chứng khác có thể bao gồm:
- Nhiễm trùng thận tái phát
- Suy thận cấp
- Áp xe thận
- Nhiễm trùng lan ra các khu vực lân cận
Các biện pháp chẩn đoán viêm bể thận
Để chẩn đoán tình trạng viêm bể thận, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thể chất và các triệu chứng bệnh. Sau đó, tùy vào tình trạng và nhu cầu của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán như:
1. Xét nghiệm nước tiểu
Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh xét nghiệm nước tiểu trong trường hợp nhiễm trùng thận. Điều này giúp bác sĩ kiểm tra nồng độ vi khuẩn, máu và mủ trong nước tiểu của người bệnh.
2. Xét nghiệm hình ảnh
Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh siêu âm để tìm kiếm các khối u nang, vật cản hoặc sỏi bên trong đường tiết niệu. Đối với một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu chụp cắt lớp vi tính (chụp CT có thuốc hoặc không có thuốc cản quang) để phát hiện các vật cản trong đường tiết niệu.
3. Xét nghiệm hình ảnh thông qua phóng xạ
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm Axit Dimercaptosuccinic (DMSA) nếu nghi ngờ tình trạng viêm bể thận do sẹo trong đường tiết niệu. Đây là xét nghiệm theo dõi hình ảnh dựa trên việc tiêm chất phóng xạ vào tĩnh mạch.
Một số chuyên gia có thể tiêm chất phóng xạ vào tĩnh mạch ở cánh tay. Chất phóng xạ sau đó sẽ đi đến thận và cho phép bác sĩ quan sát hình ảnh nhiễm trùng hoặc sẹo ở thận.
Biện pháp điều trị viêm bể thận cấp
Viêm bể thận cấp tính có thể điều trị ngoại trú hoặc nội trú phụ thuộc vào mức độ nghiệm trọng của bệnh. Các biện pháp điều trị phổ biến thường bao gồm:
1. Sử dụng kháng sinh điều trị
Kháng sinh là loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị viêm bể thận cấp tính. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cần phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Mặc dù kháng sinh có thể chữa khỏi các vấn đề nhiễm trùng trong 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, thuốc còn được sử dụng trong 10 – 14 ngày, kể cả khi các triệu chứng đã được cải thiện. Điều này có thể ngăn ngừa vấn đề tái nhiễm trùng và kháng kháng sinh của vi khuẩn.
Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị viêm bể thận cấp bao gồm:
- Ciprofloxacin
- Ampicillin
- Levofloxacin
- Co – Trimoxazole
2. Phẫu thuật điều trị
Trong một số trường hợp, việc điều trị bằng thuốc kháng sinh không mang lại hiệu quả cho các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng. Lúc này bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nhập viện để kiểm tra và điều trị nội trú.
Việc điều trị thường là tiêm Hydrat và tĩnh mạch và kháng sinh trong vòng 24 – 48 giờ. Nếu máy và nước tiểu trở lại bình thường, không cần dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh thêm 10 – 14 ngày sau đó xuất viện.
Nhiễm trùng viêm thận bể thận cấp có thể tái phát và dẫn đến một số vấn đề y tế tiềm ẩn. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để loại bỏ bất cứ vật cản hoặc sỏi đường tiết niệu. Điều này có thể khôi phục cấu trúc bình thường của thận và ngăn ngừa các vấn đề áp xe hoặc không đáp ứng điều trị bằng kháng sinh.
Trong các trường hợp nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ thận để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong phẫu thuật này, bác sĩ có thể phẫu thuật loại bỏ một phần của thận.
3. Điều trị viêm thận bể thận ở phụ nữ có thai
Mang thai có thể dẫn đến một số thay đổi nhất định về nội tiết tố trong cơ thể và sinh lý ở đường tiết niệu. Việc tăng Progesterone và tăng áp lực lên niệu quản có thể dẫn đến tăng nguy cơ viêm bể thận ở phụ nữ có thai.
Viêm bể thận ở phụ nữ mang thai thường phải nhập viện điều trị. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến tình trạng của cả mẹ và bé. Ngoài ra, bệnh cũng làm tăng nguy cơ sinh non và dị tật ở thai nhi.
Phụ nữ mang thai thường được điều trị bằng kháng sinh Beta – Lactam trong ít nhất 24 giờ cho đến khi các triệu chứng được cải thiện. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh ở phụ nữ mang thai cần được theo dõi và kiểm soát bởi bác sĩ chuyên môn.
Để ngăn ngừa tình trạng viêm bể thận ở phụ nữ có thai, bác sĩ sẽ tiến hành nuôi cấy nước tiểu trong tuần thứ 12 đến tuần thứ 16 của thai kỳ. Phát hiện nhiễm trùng sớm có thể ngăn ngừa tình trạng viêm thận bể thận cấp.
4. Điều trị viêm bể thận ở trẻ em
Nhiễm trùng viêm bể thận có thể xuất hiện ở trẻ em. Trẻ em gái có nguy cơ viêm bể thận cao hơn sau khi được một tuổi. Trong khi trẻ em trai dưới một tuổi có nguy cơ cao hơn, đặc biệt là ở những bé chưa cắt bao quy đầu.
Trẻ bị viêm thận bể thận cấp thường bị sốt cao, viêm đau và có các triệu chứng liên quan khác đến viêm đường tiết niệu. Hầu hết trẻ sẽ được điều trị ngoại trú và bằng kháng sinh theo đường uống.
Các loại kháng sinh thường được sử dụng ở trẻ em bao gồm:
- Amoxicillin
- Doxycycline
- Cephalosporin
- Sulfamethoxazole – Trimethoprim
- Nitrofurantoin
Biện pháp phòng ngừa viêm thận bể thận
Viêm thận bể thận cấp có thể là một tình trạng nghiêm trọng. Do đó, hãy đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng hoặc dấu hiệu viêm đường tiểu.
Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng viêm bể thận cấp tính, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:
- Uống nhiều nước để tăng số lần đi tiểu và loại bỏ vi khuẩn khỏi niệu đạo.
- Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để giúp thải vi khuẩn sau khi quan hệ.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục – hậu môn từ trước ra sau để tránh nhiễm khuẩn từ hậu môn.
- Tránh sử dụng các loại sản phẩm có thể gây kích thích niệu đạo, chẳng hạn như dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc nước hoa vùng kín.
Hầu hết các trường hợp viêm bể thận cấp có thể được cải thiện kháng sinh đường uống. Tuy nhiên, một số trường hợp viêm bể thận có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị phù hợp và kịp lúc. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu hoặc nghi ngờ viêm bể thận, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!