Trẻ em đi tiểu rắt (đái nhắt) là bị gì? Cách xử lý & Điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Tiểu rắt hay đái nhắt ở trẻ em là một hiện tượng thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng lại liên quan đến nhiều bệnh lý như suy giảm chức năng thận, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, bé trai bị hẹp hoặc dài bao quy đầu… Do bé còn nhỏ chưa ý thức được tình trạng sức khỏe của mình nên khi biết trẻ em đi tiểu rắt hay có bất kỳ vấn đề bất thường nào khác, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm và đưa trẻ thăm khám kịp thời để tìm ra nguyên nhân.

Tiểu rắt ở trẻ em là bị gì là thắc mắc chung của nhiều bậc cha mẹ
Tiểu rắt ở trẻ em là bị gì là thắc mắc chung của nhiều bậc cha mẹ

Triệu chứng đi tiểu rắt ở trẻ em

Theo một nghiên cứu ở Mỹ, khoảng 15% trẻ em trong cộng đồng mắc chứng tiểu rắt. Tình trạng này không hề liên quan đến sự lười biếng, thiếu tự tin, tâm lý bất ổn hay thường xuyên phải chịu căng thẳng ở trẻ.

Tiểu rắt là tình trạng trẻ luôn có cảm giác buồn tiểu, đi nhiều lần trong ngày, mặc dù vừa mới tiểu xong lại muốn đi tiếp. Bởi lẽ, ở người bình thường, chức năng của bàng quang là dự trữ nước tiểu cho đến chúng ta muốn đi vệ sinh.

Trung bình, một người sẽ đi tiểu từ 4 – 8 lần trong ngày. Nếu con số này vượt quá mức trên thậm chí có xu hướng gia tăng vào ban đêm thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Khi trẻ em đi tiểu rắt do bệnh lý, thường có những biểu hiện sau:

  • Tăng cảm giác muốn đi tiểu, tiểu không hết, không thể kiểm soát lượng nước tiểu của mình.
  • Đau khi đi tiểu, nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ, thậm chí có thể có cục máu đông.
  • Đau bụng dưới, vùng lưng hông, bàng quang căng tức, khó tiểu , trẻ mệt mỏi, chán ăn, thường xuyên quấy khóc.
  • Một số trẻ có thể sốt cao, nước tiểu đục hoặc đổi màu, sút cân, tiểu nhiều về đêm.

Nguyên nhân trẻ em đi tiểu rắt

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đa số các cha mẹ có suy nghĩ rằng chứng tiểu rắt ở con mình là do uống nhiều nước, sữa hoặc do trẻ căng thẳng. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này chứ không chỉ riêng những lý do trên:

Nguyên nhân sinh lý

Tình trạng tiểu rắt ở trẻ chưa hẳn là dấu hiệu bệnh lý mà có thể xuất phát từ những lý do như:

  • Trẻ uống quá nhiều nước, sữa hoặc ăn nhiều cháo nhất là ban đêm gây ra tình trạng tiểu rắt.
  • Trẻ ăn uống nhiều đồ ngọt như bánh ngọt, nước mía, nước dừa, nước ngô… Những loại nước này có tác dụng lợi tiểu, kích thích trẻ đi tiểu, trong khi đó nếu ăn nhiều đồ ngọt, thận sẽ tăng cường đào thải lượng đường dư thừa dẫn đến tiểu nhiều.
  • Do trẻ thường xuyên bị bố mẹ mắng khi đi tiểu nhiều lần khiến bé nảy sinh tâm lý sợ hãi dẫn đến tiểu rắt.
  • Do trẻ bị nóng trong người

Nguyên nhân bệnh lý

Nếu tình trạng tiểu rắt thường xuyên, không có dấu hiệu suy giảm thì rất có thể bé đã mắc các bệnh lý dưới đây:

  • Thận yếu, suy giảm chức năng thận khiến nước tiểu xuống bàng quang nhỏ giọt gây ra hiện tượng trẻ đi tiểu nhiều lần.
  • Viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gây viêm nhiễm.
  • Do bé trai bị hẹp hoặc dài bao quy đầu.

Trẻ em đi tiểu rắt là bị gì?

Như đã đề cập, tình trạng tiểu rắt thường xuyên ở trẻ đa phần là do bệnh lý. Các bệnh này có dấu hiệu cụ thể như sau:

Suy thận ở trẻ em

Suy thận ở trẻ em là tình trạng có thể gặp ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh chủ yếu do bẩm sinh hoặc một số tổn thương cầu thận và đường dẫn niệu. Theo thống kê, tại Việt Nam có đến 40% trường hợp suy thận là do dị tật bẩm sinh và 60% là do ảnh hưởng của các bệnh lý mắc phải trong thời niên thiếu. 

Triệu chứng thường gặp:

  • Tiểu nhiều, lượng nước tiểu mỗi lần đi rất ít, có thể có màu đỏ hoặc màu xá xị.
  • Nước tiểu đục, cảm giác khó chịu lúc đi tiểu vì thường xuất hiện tình trạng đau rát.
  • Sau khi ngủ dậy mắt trẻ hơi sưng, tùy theo mức độ của chứng suy thận mà tình trạng phù nề không giống nhau. Sưng nhiều hơn và phù ra toàn người sau nhiều ngày.
Có thể nhận biết trẻ mắc bệnh lý khi tiểu rắt xuất hiện kèm theo cảm giác đau buốt và nhiều triệu chứng khác
Có thể nhận biết trẻ mắc bệnh lý khi tiểu rắt xuất hiện kèm theo cảm giác đau buốt và nhiều triệu chứng khác

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Hiện tượng đi tiểu rắt thường xuyên là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em. Có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu là do vi khuẩn E.Coli, một loại vi khuẩn nằm trong đường ruột có nhiều ở phân người và động vật gây ra. Do cấu tạo giải phẫu và sinh lý niệu đạo ngắn, lỗ tiểu gần với hậu môn mà bé gái thường dễ mắc bệnh hơn với với bé trai.

Triệu chứng thường gặp:

  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường, tiểu ngay cả khi đang ngủ, mót tiểu nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đi rất ít.
  • Nước tiểu nặng mùi, đục, có màu vàng đậm hoặc tiểu ra máu
  • Trẻ thường xuyên khó chịu mỗi khi đi tiểu do đau buốt, đau vùng xương chậu, vùng bụng dưới rốn. 
  • Trẻ sốt, chán ăn, nôn trớ, tiêu chảy, quấy khóc, người mệt mỏi.

Viêm bàng quang ở trẻ

Theo thống kê, ở trẻ em, đường tiểu là nhóm cơ quan dễ nhiễm trùng cao thứ 3 chỉ đứng sau đường tiêu hóa và đường hô hấp. Có nhiều nguyên nhân gây viêm bàng quang ở trẻ, thường gặp là do vi khuẩn (chủ yếu là E.Coli), virus (chủ yếu là Adenovirus). Và một số lý do khác như khiếm khuyết ở bộ phận sinh dục, lười uống nước, nhịn tiểu lâu ngày…

Triệu chứng thường gặp:

  • Rối loạn đi tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt, tiểu khó, tiểu rát, đau nhiều khi đi tiểu.
  • Trẻ thường quấy khóc, khó chịu trong và sau khi đi tiểu, hay ôm và xoa vùng bụng dưới rốn, đau vùng trên xương mu.
  • Có thể xuất hiện tình trạng tiểu ra máu hoặc mủ lợn cợn, không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ.

Hẹp bao quy đầu ở bé trai

Hẹp bao quy đầu là tình trạng khoảng 10% trẻ em Việt Nam gặp phải, là tình trạng bao da bó chặt lại toàn bộ quy đầu. Trong đó, bao quy đầu được cấu tạo từ các lớp niêm mạc, là lớp bọc bên ngoài quy đầu dương vật. Sau khi trẻ lớn hơn, bao quy đầu sẽ tách khỏi quy đầu, tuy nhiên cũng có những trường hợp, bé không thể tự tuột do bị hẹp bao quy đầu.

Triệu chứng thường gặp:

  • Tiểu rắt, nước tiểu bắn thành tia, không thể ra ngoài hết mà rỉ từ từ do lỗ bao quy đầu của trẻ quá nhỏ. Sờ vào thấy chất bả trong nước tiểu cô đọng lại như hạt đậu hoặc thành vòng ở đầu dương vật.
  • Bao quy đầu luôn mọng nước, sưng đỏ, không thể lộn hoặc khó lộn ra được .

Biện pháp cải thiện

Để cải thiện tình trạng trẻ em đi tiểu rắt cần:

  • Hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối nhưng phải đảm bảo uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày bao gồm nước lọc, nước canh, nước rau.
  • Không nên cho trẻ uống nước chè, nước ngọt có gas vì dễ kích thích bàng quang gây đi tiểu nhiều.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm có tính acid như khế, sấu, cà chua, bưởi, dưa muối chua, nước chanh, nước cam vắt vì có thể gây kích ứng bàng quang khiến trẻ tiểu nhiều.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm và gia vị cay, nóng, ngọt vì chúng gây lợi tiểu.
  • Nếu trẻ đang sử dụng thuốc điều trị bệnh nào đó, cần nói cho bác sĩ biết để tránh cho bạn dùng các thuốc lợi tiểu.
Hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ăn cay nóng để tránh kích thích bàng quang
Hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ăn cay nóng để tránh kích thích bàng quang

Cách chữa tiểu rắt cho trẻ

Khi tình trạng trẻ đi tiểu rắt thường xuyên diễn ra, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị. Một số phương pháp chữa đái dắt có thể kể đến như:

Chữa tiểu rắt bằng phương pháp dân gian

Song song với việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và cho trẻ sử dụng các biện pháp dân gian sau:

  • Râu ngô: Lấy râu ngô, bông mã đề, ngọn tre non mỗi thứ 1 nắm phơi khô đem nấu với nước, cho trẻ uống mỗi ngày. 
  • Rau má: Rau má tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, là một trong những cách chữa đái dắt ở trẻ em an toàn lành tính. Mẹ có thể lấy rau má rửa sạch, xay lấy nước cho bé uống. 
  • Bột sắn dây: Sắn dây vị ngọt tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông đường tiết niệu. Lấy củ sắn rửa sạch, thái thành lát mỏng đem phơi khô rồi nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày cho bé uống 10g bột sắn khô pha với nước ấm để cải thiện triệu chứng tiểu rắt.
  • Rau mồng tơi: Mồng tơi vị chua ngọt, tính lạnh, có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc. Lấy lá mồng tơi tươi rửa sạch, đun với nước cho bé uống hoặc chế biến thành các món ăn. Không dùng cho trẻ bị lạnh bụng, tiêu chảy.

Chữa tiểu rắt ở trẻ em bằng thuốc Tây

Những bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng tiểu rắt sinh lý không có hiệu quả với tình trạng tiểu rắt do bệnh lý. Nếu chứng tiểu rắt của bé kéo dài có kèm theo các triệu chứng sốt, đau bụng, nước tiểu lẫn máu có mủ lợn cợn, tiểu buốt… thì nên nhanh chóng thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị. Một số phương pháp điều trị là:

  • Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm trong trường hợp bé mắc viêm bàng quang, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Phẫu thuật với trường hợp hẹp hoặc dài bao quy đầu. 

Trong thời gian điều trị, cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những thực phẩm nên và không nên sử dụng. Có thể bổ sung vào thực đơn các thực phẩm có tính mát, tăng cường rau củ quả. 

Phòng ngừa chứng tiểu rắt ở trẻ em

Để trẻ không gặp phải tình trạng tiểu rắt khó chịu, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa cho trẻ như sau:

  • Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, không nên để trẻ uống quá nhiều nước vào ban đêm.
  • Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, đặc biệt là các thực phẩm giàu chất xơ, giàu các loại vitamin. 
  • Dạy trẻ cách rửa tay, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không để trẻ mặc quần áo ẩm ướt, bó sát, vải thô không thoải mái. 
  • Hạn chế sử dụng thức ăn quá mặn, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, thức ăn gia vị cay nóng như tiêu, ớt. 
  • Thường xuyên quan tâm, hỏi thăm tình trạng sức khỏe, các biểu hiện bất thường và trò chuyện nhiều hơn với trẻ.
Trẻ bị tiểu rắt nên uống đủ nước mỗi ngày
Trẻ bị tiểu rắt nên uống đủ nước mỗi ngày

Trên đây là một số thông tin về tình trạng trẻ em đi tiểu rắt và các bệnh lý liên quan, nguyên nhân cũng như cách xử lý. Mặc dù không phải là triệu chứng đặc biệt nhưng các bệnh lý có chứng tiểu rắt đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Do đó, cha mẹ cần quan tâm đúng mức để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị cho trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bị sỏi thận có uống được mật ong không? Thông tin hữu ích

Sỏi thận có uống được mật ong không? Mật ong là một nguyên liệu tự nhiên với nhiều lợi ích…

mắc tiểu liên tục Mắc tiểu liên tục – Đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì?

Mắc tiểu liên tục, đi tiểu nhiều lần trong ngày khiến không ít người khó chịu, ảnh hưởng đến cả…

Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu – Nguyên nhân, dấu hiệu & cách chữa

Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, bàng quang, niệu quản hoặc…

bệnh bàng quang thần kinh Bệnh bàng quang thần kinh là gì? Biểu hiện, cách điều trị

Bệnh bàng quang thần kinh đề cập đến tình trạng rối loạn chức năng bàng quang có liên quan tới…

Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Cách chẩn đoán và điều trị

Tiểu ra máu là tình trạng xuất hiện các tế bào hồng cầu trong nước tiểu. Điều này có thể…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua