Bí tiểu ở trẻ em – Nguyên nhân và cách khắc phục đúng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bí tiểu ở trẻ em là hiện tượng trẻ buồn tiểu nhưng không thể đi tiểu hoặc lượng nước tiểu bài tiết quá ít. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bí tiểu ở trẻ. Bài viết này cung cấp một số biện pháp khắc phục bí tiểu tại nhà. Nếu trẻ bí tiểu quá 12 giờ, cần đưa trẻ đến bác sĩ khám.

Bí tiểu là tình trạng trẻ buồn tiểu nhưng không thể đi tiểu được. Trẻ sẽ bứt rứt, khó chịu, đau bụng.
Bí tiểu là tình trạng trẻ buồn tiểu nhưng không thể đi tiểu được. Trẻ sẽ bứt rứt, khó chịu, đau tức bụng.

Hiện tượng bí tiểu ở trẻ em

Bí tiểu là tình trạng buồn tiểu nhưng không thể tiểu được. Hiện tượng bí tiểu này là một bệnh lý có thể xảy ra với bất cứ ai, ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào.

Trẻ em là đối tượng dễ bị bí tiểu nhất. Thông thường, bàng quang của trẻ sẽ tạo tín hiệu buồn tiểu khi đã chứa khoảng 60 – 300ml nước tiểu (tùy theo độ tuổi). Tuy nhiên, trẻ bí tiểu sẽ không thể đi tiểu được, tình trạng này thường kéo dài trên 12 giờ đồng hồ.

Một số dấu hiệu cho biết trẻ bị bí tiểu là:

  • Trẻ bứt rứt, khó chịu;
  • Trẻ đau bụng vùng dưới rốn;
  • Bụng dưới rốn căng tức
  • Trẻ cho biết có cảm giác buồn tiểu;
  • Tiểu ít, vài giọt;
  • Tia nước tiểu yếu.

Những dấu hiệu trên báo hiệu cho bạn biết trẻ đang mắc chứng bí tiểu. Bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Triệu chứng bí tiểu ở trẻ là đau, căng tức vùng bụng dưới rốn, lượng nước tiểu ít, tia nước tiểu ít,...
Triệu chứng bí tiểu ở trẻ là đau, căng tức vùng bụng dưới rốn, lượng nước tiểu ít, tia nước tiểu ít,…

Nguyên nhân gây bí tiểu ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng bí tiểu. Đối với trẻ em, nguyên nhân gây bí tiểu ở trẻ là:

  • Chấn thương vùng thắt lưng, viêm tủy sống, viêm não,… gây ra tình trạng rối loạn dây thần kinh bàng quang;
  • Táo bón cũng có thể là nguyên nhân gây ra bí tiểu ở trẻ: Phân ở đường ruột ứ đọng quá nhiều, gây chèn ép đường tiểu ở trẻ;
  • Trẻ bị viêm mô tế bào;
  • Bé trai bị hẹp bao quy đầu;
  • Bé gái bị dị tật dính môi lớn;
  • Trẻ bị hẹp van niệu đạo sau;
  • Trẻ bị sỏi ở bàng quang;
  • Tuyến tiền liệt bị nhiễm trùng, sưng nên chèn ép niệu đạo.

Nguyên nhân gây bí tiểu ở trẻ rất nhiều. Do đó, cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám, xác định nguyên nhân gây bí tiểu để đề ra phương pháp điều trị kịp thời. Nếu không điều trị bí tiểu kịp thời, trẻ nhỏ sẽ gặp phải những hậu quả khôn lường.

Nguyên nhân gây bí tiểu ở trẻ có thể là do trẻ bị viêm mô tế bào, táo bón, hẹp van niệu đạo sau,...
Nguyên nhân gây bí tiểu ở trẻ có thể là do trẻ bị viêm mô tế bào, táo bón, hẹp van niệu đạo sau,…

Cách chữa bí tiểu ở trẻ

1. Chăm sóc tại nhà

Nếu trẻ không nằm trong những trường hợp nguyên nhân gây bí tiểu như trên, cha mẹ có thể theo dõi trẻ và chăm sóc trẻ tại nhà. Một số cách khắc phục tình trạng bí tiểu ở trẻ là:

  • Cho trẻ ngồi trong bồn nước ấm: Nước ấm sẽ giúp các cơ sàn chậu thư giãn, giúp niệu đạo dễ thoát nước hơn;
  • Dùng khăn ấm, chườm ở vùng bụng dưới rốn của trẻ;
  • Cho trẻ vào nhà vệ sinh, mở vòi nước để tạo hiệu ứng thị giác, tâm lý ở trẻ. Sau đó xi tè cho trẻ để kích thích trẻ tiểu tiện;
  • Khuyến khích trẻ đi bộ nhẹ quanh nhà để việc tiểu tiện dễ dàng hơn.

Trong trường hợp đã thử những cách trên mà trẻ vẫn không thể đi tiểu được, tình trạng bí tiểu quá 12 giờ đồng hồ, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị.

Khắc phục tình trạng bí tiểu ở trẻ tại nhà bằng cách chườm khăn ấm ở bụng dưới cho trẻ, xi tiểu, ngâm mình nước ấm,...
Khắc phục tình trạng bí tiểu ở trẻ tại nhà bằng cách chườm khăn ấm ở bụng dưới cho trẻ, xi tiểu, ngâm mình nước ấm,…

2. Đặt ống thông bàng quang

Điều cần thiết nhất khi xử lý trường hợp bí tiểu ở trẻ đó là giải phóng nước tiểu. Một trong những thủ thuật dùng để giải phóng nước tiểu đó là đặt ống thông tiểu hay còn gọi là ống thông bàng quang.

Bác sĩ sẽ đặt ống thông vào bàng quang qua niệu đạo. Cách này sẽ giúp nước tiểu chảy trực tiếp ra bên ngoài, cải thiện tình trạng căng tức, đau bụng.

Biện pháp xử lý này được thực hiện tại bệnh viện. Trẻ cần phải được các bác sĩ theo dõi và xử lý những vấn đề phát sinh kịp thời.

Đặt ống thông tiểu là thủ thuật xử lý tình trạng bí tiểu.
Đặt ống thông tiểu là thủ thuật xử lý tình trạng bí tiểu.

3. Dùng thuốc

Khi trẻ thường bị bí tiểu, bác sĩ có thể cho trẻ uống một số loại thuốc lợi tiểu, giúp trẻ đi tiểu dễ dàng hơn.

Bên cạnh việc chỉ định dùng thuốc, bác sĩ có thể sẽ đưa ra một số lời khuyên, hướng dẫn phụ huynh chăm sóc trẻ tại nhà như:

  • Cho trẻ uống nước đầy đủ;
  • Khuyến khích trẻ đi bộ để hoạt động bài tiết trở nên dễ dàng hơn;
  • Cho trẻ ăn nhiều, rau củ tươi, giúp cung cấp chất xơ, hạn chế tình trạng táo bón;
  • Cho trẻ đi tiểu ngay khi trẻ có nhu cầu.

Lưu ý, khi cho trẻ dùng thuốc, bậc phụ huynh cần tuân theo chỉ định về liều dùng, cách dùng. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Đề phòng

Đối với trường hợp trẻ không buồn tiểu, không đi tiểu được trong ngày, cha mẹ cần theo dõi kỹ các triệu chứng của trẻ.

Nếu trẻ vẫn vui vẻ, không bị đau, căng tức vùng bụng dưới rốn, rất có thể trẻ chỉ bị thiếu nước, uống không đủ nước. Cách khắc phục trong trường hợp này đó là cho trẻ uống nước đầy đủ, cho trẻ ăn rau xanh. Nếu trẻ đi tiểu trở lại bình thường, thì trẻ vẫn khỏe mạnh.

Nếu trẻ uống thiếu nước, dẫn đến tình trạng tiểu ít, cần cho trẻ uống đầy đủ nước để khắc phục.
Nếu trẻ uống thiếu nước, dẫn đến tình trạng tiểu ít, cần cho trẻ uống đầy đủ nước để khắc phục.

Nếu trẻ không đi tiểu trong thời gian dài, bụng dưới cũng không có khối u căng tức, nhưng chân tay trẻ bị phù, đau đầu,… rất có thể trẻ đang bị suy thận. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện, gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán, chỉ định phương pháp điều trị,… thay thế bác sĩ chuyên khoa.

Chia sẻ:
Bà bầu có thể ngồi nghiêng về phía trước khi đi tiểu để tiểu dễ dàng hơn Chứng đi tiểu rắt ở bà bầu – Nguyên nhân và cách trị

Tiểu rắt ở bà bầu là một trong những triệu chứng thường gặp phải trải qua ở giai đoạn đầu…

Tiểu buốt ra máu sau khi quan hệ là tình trạng thường gặp ở cả nam và nữ Tiểu buốt ra máu sau quan hệ có sao không và cách xử lý

Tiểu buốt ra máu sau quan hệ ở nam và nữ có thể đó là dấu hiệu bình thường. Tuy…

Viêm đường tiết niệu ở nam giới – Triệu chứng & cách điều trị

Viêm đường tiết niệu ở nam giới là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn phát triển ở bất cứ…

Tiểu rắt và buốt ở phụ nữ mặc dù phổ biến nhưng rất có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm Đi tiểu rắt và buốt ở phụ nữ: Nguyên nhân & cách chữa trị

Tiểu rắt và tiểu buốt ở phụ nữ là hai triệu chứng thường gặp khi cơ thể xuất hiện các…

Ung thư bàng quang di căn là gì? Thông tin cần biết

Ung thư bàng quang di căn là mức độ nặng của bệnh được xác định khi khối u ác tính…

Bình luận (1)

  1. Mai Mộng
    Mai Mộng says: Trả lời

    Dạ e chào bác sĩ ạ. Con e 10th và từ sáng tầm 8 9h đến giờ là 20h nhưng trẻ vẫn không tiểu. Không biết có sao k ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua