Bị sỏi bàng quang nên ăn gì, kiêng gì nhanh hết?
Người bệnh cần nắm rõ bị sỏi bàng quang nên ăn gì, kiêng gì để chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý. Bởi dinh dưỡng là một trong những yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị bệnh. Ăn uống lành mạnh giúp hỗ trợ hòa tan sỏi và cải thiện chức năng hoạt động của bàng quang.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang là thuật ngữ đề cập tới sự xuất hiện của các khối vật chất cứng (sỏi) bên trong bàng quang. Sỏi được hình thành khi các khoáng chất có trong nước tiểu cô đọng lại và xảy ra hiện tượng kết tinh.
Số liệu thống kê cho thấy, sỏi bàng quang là một dạng sỏi đường tiết niệu rất phổ biến, chỉ đứng sau sỏi thận. Nguy cơ mắc bệnh ở nam giới nhiều hơn so với phái nữ, nhất là những người trên 50 tuổi. Sỏi có thể được kết tinh ngay tại bàng quang hoặc cũng có thể rơi từ thận hay niệu quản xuống cơ quan này.
Một số trường hợp sỏi nhỏ không gây ra triệu chứng lâm sàng thì có thể không cần điều trị. Tuy nhiên nếu xuất hiện sỏi lớn và phát sinh triệu chứng thì điều trị y tế là cần thiết để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.
Theo nhận định của các chuyên gia, chế độ ăn uống đóng vai trò đặc biệt quan trọng với việc điều trị cũng như phòng ngừa sỏi bàng quang. Ăn uống lành mạnh ngoài hỗ trợ hòa tan và loại bỏ sỏi thì còn cải thiện chức năng của cơ quan này.
Xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân bị sỏi bàng quang cần đáp ứng các nguyên tắc sau:
- Cân bằng dưỡng chất
- Bổ sung đủ nước
- Tăng cường thực phẩm giàu canxi, chất xơ, vitamin…
- Không uống rượu bia và dùng chất kích thích
- Không ăn thực phẩm giàu đạm, kali, oxalate…
- Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ, muối, đường…
- Ưu tiên các món ăn chế biến bằng cách luộc, hấp…
Tham khảo thêm: Trào ngược bàng quang niệu quản là gì? Cách điều trị
Bị sỏi bàng quang nên ăn gì để tốt cho điều trị?
Bị sỏi bàng quang nên ăn gì là thắc mắc chung của rất nhiều người, bởi trên thực tế, việc bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và quá trình điều trị bệnh lý này. Một số thực phẩm hữu ích với người bị sỏi bàng quang bao là:
1. Thực phẩm giàu canxi
Nhiều người cho rằng bị sỏi bàng quang nên kiêng thực phẩm giàu canxi. Bởi dư thừa canxi có thể gây lắng đọng và hình thành sỏi. Tuy nhiên, theo nguyên cứu, sự hình thành sỏi bàng quang liên quan đến rất nhiều yếu tố.
Thực tế cho thấy, việc bổ sung canxi với lượng vừa đủ có thể làm giảm nguy cơ hình thành sỏi. Trong khi đó, những người hạn chế canxi trong chế độ ăn sẽ gây ra sự mất cân bằng và tăng hấp thụ oxalate – đây chính là yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành sỏi bàng quang và sỏi tiết niệu.
Các thực phẩm giàu canxi nên bổ sung bao gồm:
- Sữa
- Phô mai
- Sữa chua
- Các loại hạt
- Cá mòi
- Các loại đậu
- Rau lá xanh
2. Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D là dưỡng chất đóng vai trò đặc biệt quan trọng với quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Do đó, việc bổ sung các thực phẩm giàu canxi phải đi kèm với tăng cường lượng vitamin D trong chế độ ăn.
Đáp ứng nhu cầu vitamin D của cơ thể ngoài tốt cho xương khớp thì còn đáp bảo hấp thụ được lượng canxi cần thiết. Từ đó làm giảm hàm lượng oxalate trong nước tiểu và giảm nguy cơ hình thành sỏi đường tiết niệu.
Các thực phẩm giàu vitamin D bao gồm:
- Các loại cá
- Lòng đỏ trứng
- Sữa
- Nấm
- Hàu
- Tôm
Tham khảo thêm: Viêm bàng quang ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị
3. Trái cây họ cam quýt
Trái cây họ cam quýt cũng là một gợi ý tốt cho vấn đề bị sỏi bàng quang nên ăn gì. Ngoài chứa hàm lượng vitamin C dồi dào thì trái cây họ cam quýt còn chứa một lượng tương đối lớn Citrate.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, Citrate là hoạt chất có thể giúp hòa tan các thành phần cấu thành sỏi bàng quang. Ngoài ra, các loại trái cây này còn chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao đề kháng và hỗ trợ chữa lành các tổn thương trong cơ thể.
Các loại trái cây họ cam quýt bao gồm:
- Cam
- Quýt
- Chanh
- Bưởi
4. Thực phẩm giàu vitamin A
Thực phẩm giàu vitamin A cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho những người mắc bệnh sỏi bàng quang. Việc bổ sung đầy đủ vitamin A có thể hạn chế sự kết tủa của các gốc oxalate. Từ đó giúp ngăn ngừa sự hình thành của các tinh thể chất khoáng tại bàng quang, thận, niệu đạo…
Hơn nữa, vitamin A còn mang lại nhiều lợi ích khác. Cụ thể như điều hòa lượng nước tiểu đào thải ra bên ngoài. Điều này giúp hỗ trợ bào mòn cũng như hòa tan sỏi thận để đẩy chúng ra bên ngoài dễ dàng hơn.
Một số thực phẩm giàu vitamin A bao gồm:
- Cà rốt
- Ớt chuông
- Khoai lang
- Bí đỏ
- Rau diếp cá
- Trái cây có màu đỏ
5. Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ cũng là một dưỡng chất đặc biệt cần thiết với những người mắc bệnh sỏi bàng quang, dưỡng chất này giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt là làm giảm áp lực cho hệ tiêu hóa cũng như hệ bài tiết. Từ đó giúp ngăn ngừa sự hình thành và hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang.
Các thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao bao gồm:
- Bông cải xanh
- Cần tây
- Ớt chuông
- Astiso
- Ngũ cốc nguyên cám
- Bắp cải
Tham khảo thêm: Dấu hiệu sỏi thận rơi xuống bàng quang và cách xử lý
6. Bổ sung đủ nước
Việc bổ sung đủ nước là đặc biệt cần thiết cho những người mắc bệnh sỏi bàng quang nói riêng và sỏi tiết niệu nói chung. Bởi nước có tác dụng giúp hòa tan khoáng chất cũng như cặn bã tích tụ bên trong cơ thể và đào thải chúng ra bên ngoài theo đường bài tiết.
Các chuyên gia cho biết, uống đủ nước giúp làm giảm nguy cơ bị sỏi bàng quang. Hơn nữa còn giảm thiểu tác hại của chứng bệnh này gây ra cho cơ thể. Trường hợp sỏi nhỏ có thể dễ dàng bào mòn chúng và đào thải ra ngoài.
Người bị sỏi bàng quang được khuyến cáo là cần bổ sung khoảng từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày cho cơ thể. Trường hợp làm việc dưới trời nắng hay hoạt động thể chất nhiều khiến cơ thể bị đổ mồ hôi thì cần bổ sung thêm.
Các loại nước tốt cho người bị sỏi bàng quang bao gồm:
- Nước lọc
- Trà thảo mộc
- Nước ép táo
- Nước ép dứa
- Nước ép lựu
- Nước chanh kết hợp dầu oliu
Người bị sỏi bàng quang nên kiêng gì nhanh hết?
Ngoài quan tâm đến vấn đề sỏi bàng quang nên ăn gì thì người bệnh cũng cần chú ý đến các thực phẩm cần kiêng. Bởi trên thực tế, việc tiêu thụ các loại đồ ăn thức uống kém lành mạnh có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Một số thực phẩm nên kiêng khi bị sỏi bàng quang bao gồm:
1. Thức ăn nhiều muối
Những người bị sỏi bàng quang hay sỏi tiết niệu nên tránh xa các loại đồ ăn có chứa nhiều muối. Bởi tiêu thụ lượng muối lớn sẽ làm tăng nguy cơ hình thành oxalate và kết tủa sỏi trong bàng quang.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, một người bình thường không nên tiêu thụ quá 3g muối/ ngày. Còn với những người bị sỏi bàng quang thì không nên tiêu thụ quá 2g muối/ ngày.
Một số thực phẩm chứa nhiều muối cần tránh bao gồm:
- Các món mắm
- Các món muối thực phẩm lên men
- Thịt, cá đóng hộp
- Súp, nước sốt, nước dùng
- Mì ăn liền, spaghetti, pizza
- Đồ ăn vặt
- Hải sản
Tham khảo thêm: Bàng quang tăng hoạt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
2. Đường và đồ ăn ngọt
Các chuyên gia cho biết, hàm lượng fructose và sucrose trong bánh kẹo hoặc trái cây có nhiều đường không tốt cho những người bị sỏi bàng quang. Các loại đường này có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.
Hơn nữa, việc tiêu thụ đường và đồ ăn ngọt còn gây ra nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe. Đặc biệt là làm tăng đường huyết cùng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Một số thực phẩm nhiều đường bao gồm:
- Thanh kẹo ngũ cốc
- Energy Bar
- Sinh tố
- Hạt nho khô
- Nước trộn salad và nước sốt
- Sữa và sữa chua có vị
- Bagel
- Trái cây nhiều đường
3. Thực phẩm chứa nhiều oxalate
Gốc oxalate được xác định là một trong những nguyên nhân chính khiến cho khoáng chất tích tụ trong bàng quang, thận và niệu đạo. Từ đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi. Do đó, người bị sỏi bàng quang cần tránh xa các thực phẩm có chứa nhiều oxalate.
Các thực phẩm được đề cập bao gồm:
- Củ cải đường
- Củ dền
- Rau bina
- Cây đại hoàng
- Cải xoăn
- Rau cúc đắng
- Cải cầu vồng
- Bột cacao
4. Thực phẩm nhiều đạm
Tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều đạm cũng sẽ gây ra nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt ở những người đang mắc bệnh sỏi bàng quang hay sỏi tiết niệu.
Thực phẩm giàu đạm sẽ làm tăng nguy cơ tích tụ lượng acid uric dư thừa trong máu. Điều này có thể làm tích tụ các tinh thể muối urat tại thận và đường tiết niệu dẫn đến tình thành sỏi. Hơn nữa, dư thừa acid uric còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gout.
Các thực phẩm giàu đạm nên hạn chế bao gồm:
- Cá khô
- Thịt đỏ
- Các loại nước chấm
- Trứng
- Hải sản
Tham khảo thêm: Dùng cây mã đề chữa viêm bàng quang được không?
5. Thực phẩm giàu kali
Ngoài đạm thì kali cũng là một dưỡng chất làm tăng khả năng tích tụ lượng acid uric trong máu. Tình trạng này có thể giải phóng các tinh thể muối urat lắng đọng ở thận, bàng quang và hệ tiết niệu. Từ đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.
Hơn nữa, việc tiêu thụ quá nhiều kali còn gây áp lực cho thận và cản trở hoạt động bài tiết nước tiểu. Điều này không tốt cho quá trình điều trị sỏi bàng quang và sỏi tiết niệu.
Các thực phẩm chứa nhiều kali nên hạn chế bao gồm:
- Măng tây
- Chuối
- Bơ
- Trái cây sấy khô
- Rau chân vịt
- Cà chua
- Nước dừa
6. Socola
Các nghiên cứu cho thấy, socola và các sản phẩm được làm từ cacao cũng có thể làm tăng hàm lượng của gốc oxalate trong cơ thể. Điều này có thể gây ra sự kết tủa của các tinh thể chất rắn tại bàng quang, thận và niệu đạo.
Do đó, những người đang gặp phải các vấn đề sức khỏe như sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu… thì nên hạn chế ăn socola và các sản phẩm chế biến từ cacao.
7. Thức ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ
Việc hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh, chế biến sẵn và chứa nhiều dầu mỡ đem lại nhiều lợi ích cho quá trình điều trị bệnh sỏi bàng quang. Ngoài ra, điều này còn giúp cải thiện đáng kể khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
Một số thực phẩm được đề cập bao gồm:
- Thịt xông khói
- Thực phẩm đóng hộp
- Xúc xích
- Món ăn chiên xào
Tham khảo thêm: Siêu Âm U Bàng Quang: Hình Ảnh Và Thông Tin Cần Biết
8. Thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích
Lạm dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích gây ra rất nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe. Hơn nữa, đây còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ hình thành tinh thể chất rắn bên trong bàng quang.
Người bệnh cần hạn chế tiêu thụ rượu bia và không dùng chất kích thích. Nếu đang có thói quen hút thuốc lá thì cần sớm có kế hoạch cai thuốc.
Một số thói quen sinh hoạt hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sỏi bàng quang
Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa sỏi bàng quang tái phát.
Các thói quen này không chỉ giúp cải thiện chức năng của hệ tiết niệu mà còn hỗ trợ cơ thể thải độc hiệu quả hơn. Dưới đây là một số thói quen cần thiết để bảo vệ sức khỏe bàng quang và giảm nguy cơ hình thành sỏi:
1. Tập thói quen uống nước thường xuyên
Nước giúp pha loãng nước tiểu, giảm nồng độ khoáng chất tích tụ, ngăn chặn sự kết tinh và hình thành sỏi. Uống nước đầy đủ còn hỗ trợ cơ thể loại bỏ các chất cặn bã hiệu quả hơn qua đường tiết niệu. Cách chia nhỏ lượng nước trong ngày để tránh quên uống:
- Uống một ly nước vào mỗi sáng sau khi thức dậy.
- Cứ cách 1 – 2 tiếng uống thêm một cốc nhỏ (150 – 200ml) để đảm bảo cung cấp đủ nước trong ngày.
- Đặt lời nhắc trên điện thoại hoặc mang theo bình nước để theo dõi lượng nước uống.
- Tăng cường uống nước trước và sau các hoạt động thể dục hoặc khi thời tiết nóng bức.
2. Vận động nhẹ nhàng, đều đặn
Vận động giúp cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ quá trình bài tiết diễn ra thuận lợi hơn. Các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga còn kích thích chức năng của hệ tiết niệu, giảm nguy cơ tích tụ cặn bã trong bàng quang. Một số bài tập nên thực hiện là:
- Đi bộ: Nên đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày, giúp tăng cường lưu thông máu và bài tiết tốt hơn.
- Yoga: Các bài tập nhẹ nhàng tập trung vào hít thở và kéo giãn giúp cải thiện chức năng thận và bàng quang.
- Vận động ngoài trời: Đạp xe hoặc chơi thể thao nhẹ cũng giúp cơ thể giữ được sự linh hoạt và khỏe mạnh.
Tham khảo thêm: U bàng quang ác tính là gì? Chữa được không?
3. Khám sức khỏe định kỳ
Khám định kỳ giúp phát hiện sỏi ở giai đoạn sớm, tránh được các biến chứng như nhiễm trùng hay tắc nghẽn đường tiểu. Bác sĩ có thể tư vấn chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp, giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát sỏi. Thời điểm nên đi khám:
- Nên khám định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/ lần, đặc biệt với những người có tiền sử mắc bệnh về đường tiết niệu.
- Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như đau buốt, tiểu ra máu hoặc tiểu khó, cần đến bệnh viện ngay để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Sỏi bàng quang khi nào nên gặp bác sĩ?
Mặc dù nhiều trường hợp sỏi bàng quang nhỏ có thể tự thoát ra ngoài khi đi tiểu, nhưng có những tình huống cần được bác sĩ thăm khám và điều trị ngay để tránh biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là các dấu hiệu và tình huống khi bạn nên gặp bác sĩ nhanh chóng:
Triệu chứng điển hình:
- Đau vùng bụng dưới hoặc đau rát khi đi tiểu: Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và tăng lên khi bàng quang chứa đầy nước tiểu hoặc trong quá trình đi tiểu.
- Tiểu khó, tiểu buốt hoặc tiểu rắt: Sỏi cản trở dòng chảy của nước tiểu, gây ra cảm giác tiểu không hết.
- Tiểu ra máu (đái máu): Sỏi có thể làm tổn thương niêm mạc bàng quang, dẫn đến tiểu ra máu.
- Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi: Đây là dấu hiệu cho thấy có thể đang có nhiễm trùng kèm theo.
- Ngừng dòng tiểu đột ngột: Sỏi có thể di chuyển và chặn dòng nước tiểu, gây bí tiểu cấp.
Tham khảo thêm: Ung thư bàng quang di căn là gì? Thông tin cần biết
Xuất hiện biến chứng hoặc bệnh lý kèm theo:
- Sốt và ớn lạnh: Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra, đòi hỏi phải can thiệp y tế ngay.
- Bí tiểu hoàn toàn: Đây là tình huống cấp cứu, cần đến bệnh viện ngay lập tức.
- Người có tiền sử bệnh lý bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt hoặc đặt ống thông tiểu: Những đối tượng này có nguy cơ cao gặp phải biến chứng do sỏi bàng quang.
Các yếu tố nguy cơ cần theo dõi sớm:
- Tái phát sỏi nhiều lần: Nếu bạn từng bị sỏi bàng quang và gặp lại tình trạng tương tự, cần đi khám để ngăn ngừa tái phát.
- Sỏi không tự đào thải sau thời gian dài: Nếu sỏi lớn hoặc không thể tự thoát ra qua đường tiểu, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp can thiệp.
Khi cần phẫu thuật hoặc can thiệp y tế:
- Nếu sỏi lớn hoặc gây ra tắc nghẽn dòng nước tiểu kéo dài.
- Sỏi gây ra các biến chứng như nhiễm trùng hoặc tổn thương bàng quang.
- Khi không thể loại bỏ sỏi bằng thuốc hoặc các phương pháp không xâm lấn khác.
Bị sỏi bàng quang nên ăn gì và kiêng gì? Người bị sỏi bàng quang nên ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, uống đủ nước… và hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều muối, chất béo, đạm động vật… Chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với việc tuân thủ hướng dẫn điều trị sẽ giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tái phát sỏi.
Có thể bạn quan tâm:
- 5 cách chữa sỏi bàng quang dân gian hiệu quả nhất
- 8 bệnh viện khám chữa viêm bàng quang tốt nhất hiện nay
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!