Rửa bàng quang có tác dụng gì? Kỹ thuật và chi phí

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Phương pháp rửa bàng quang có tác dụng làm sạch cặn bẩn hay cục máu đông trong bàng quang, giúp quá trình chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý ở đường tiết niệu được chính xác. Để biết được các kỹ thuật bơm rửa bàng quang, quy trình và chi phí thực hiện, bạn có thể tham khảo ngay trong bài viết dưới đây.

Rửa bàng quang là gì?

Rửa bàng quang là một kỹ thuật y khoa được thực hiện nhằm mục đích làm sạch bàng quang. Một lượng dung dịch vô trùng sẽ được bơm trực tiếp vào trong bàng quang để làm sạch nước tiểu cùng các chất cặn bã trong bàng quang và dẫn lưu chất thải ra ngoài qua sonde.

Rửa bàng quang
Kỹ thuật rửa bàng quang được thực hiện nhằm mục đích làm sạch bàng quang

Rửa bàng quang có tác dụng gì?

Phương pháp rửa bàng quang có thể được áp dụng cả trong chẩn đoán và điều trị một số vấn đề ở bàng quang. Cơ quan này được làm sạch cho phép bác sĩ quan sát được toàn bộ tổn thương ở lớp lót bên trong thông qua nội soi hoặc tiến hành các thủ thuật điều trị viêm mủ bàng quang, có cục máu đông trong bàng quang, chảy máu bàng quang hoặc ung thư bàng quang.

Rửa bàng quang khi nào?

Kỹ thuật rửa bàng quang thường được chỉ định cho các đối tượng sau:

  • Người bị viêm mủ bàng quang: Một số ít trường hợp bị viêm mủ bàng quang được chỉ định rửa bàng quang. Tuy nhiên, cần phải đặc biệt thận trọng trong quá trình thực hiện. Lúc này bàng quang đang bị tổn thương nặng nên rất dễ bị chảy máu hoặc thủng nếu rửa không đúng cách.
  • Trường hợp có cục máu đông trong bàng quang: Cục máu đông thường hình thành trong bàng quang sau khi thực hiện các thủ thuật ngoại khoa ở bàng quang, tuyến tiền liệt nam giới hay niệu đạo. Bác sĩ có thể chỉ định rửa bàng quang để loại bỏ cục máu ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn bàng quang. Trong quá trình rửa, một số tế bào nội mô hay mảnh niêm mạc bị bong tróc trong bàng quang cũng được loại bỏ ra ngoài, tạo điều kiện cho tổn thương bên trong lớp lót nhanh lành.
  • Bệnh nhân bị chảy máu bàng quang hoặc đặt ống thông tiểu kéo dài
  • Người bị ung thư bàng quang: Một số bệnh nhân sẽ được rửa bàng quang thông qua nội soi, sau đó tiến hành bơm hóa chất trị liệu tại chỗ.
  • Bệnh nhân bị đái máu sau khi xạ trị ung thư tiểu khung

Các kỹ thuật rửa bàng quang

Quá trình rửa bàng quang có thể được thực hiện liên tục hoặc kết hợp với nội soi bàng quang và bơm hóa chất. Chính vì vậy, kỹ thuật này được chia thành hai loại chính như sau:

1. Rửa bàng quang liên tục

Đây là kỹ thuật làm sạch bàng quang liên tục được thực hiện thông qua một hệ thống ống dẫn kín. Phương pháp này thường được chỉ định cho người bị tắc nghẽn bàng quang hoặc ống dẫn lưu do đặt thông tiểu trong thời gian dài hoặc do bị ứ trệ nước tiểu, máu đông cùng các chất cặn lắng.

Các kỹ thuật rửa bàng quang
Phương pháp rửa bàng quang liên tục được chỉ định cho người bị tắc nghẽn bàng quang

2. Nội soi rửa bàng quang kết hợp bơm hóa chất

Sau khi rửa bàng quang, hình ảnh ghi nhận được qua camera gắn ở đầu ống nội soi cho phép bác sĩ quan sát được rõ ràng tình trạng tổn thương bên trong bàng quang cũng như niệu đạo. Cuối cùng mới tiến hành bơm hóa chất vào trong để điều trị các tổn thương liên quan đến bệnh ung thư bàng quang hoặc tình trạng đái máu sau khi xạ trị chữa ung thư vùng tiểu khung.

Chuẩn bị trước khi rửa bàng quang

Những vấn đề cần chuẩn bị và thực hiện trước khi rửa bàng quang bao gồm:

Chuẩn bị các dụng cụ y tế cần thiết:

  • Dụng cụ đặt sonde đường tiểu
  • 1000 ml nước muối sinh lý 0,9%
  • Ống bơm vô trùng dung tích 50ml
  • Dung dịch sát khuẩn
  • Đồ sát khuẩn tay
  • Các dụng cụ khác: Gạc sạch, kẹp kocher, găng vô trùng, băng dính, săng vô trùng, giấy thấm bảo vệ loại dùng 1 lần.

Tư vấn, lập hồ sơ bệnh án

  • Nhân viên y tế cần tư vấn kỹ cho bệnh nhân về lý do, mục đích rửa bàng quang, quy trình thực hiện, biến chứng có thể xảy ra cũng như chi phí rửa bàng quang.
  • Ghi hồ sơ bệnh án
  • Bệnh nhân được hướng dẫn nằm ngửa trên giường và đặt giấy thấm phái dưới nhằm thấm hút phần dịch bị rò rỉ ra ngoài nếu có.

Quy trình rửa bàng quang

Trước khi tiến hành rửa bàng quang, nhân viên y tế sẽ xem lại hồ sơ, kiểm tra xem bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu khó chịu nào không, đồng thời chia sẻ một số vấn đề người bệnh cần lưu ý trong suốt quá trình rửa bàng quang.

quy trình rửa bàng quang
Quy trình rửa bàng quang tại bệnh viện
Quy trình rửa bàng quang được tiến hành theo các bước sau:
  • Bước 1: Điều dưỡng rửa sạch tay và đeo khẩu trang cũng như đội mũ bảo hộ. Tiến hành mở bộ dụng cụ vô trùng, túi gạc, gạc thấm dịch và để lên khay đã được khử trùng trước đó. Chuẩn bị nước muối sinh lý.
  • Bước 2: Đặt săng vô trùng vào giữa hai chân của bệnh nhân. Sau đó rửa tay bằng cồn cho sạch sẽ 
  • Bước 3: Đặt sonde vào bàng quang cho những bệnh nhân chưa có sẵn sonde trước đó. Trong trường hợp bệnh nhân đã có sonde bàng quang, nhân viên y tế sẽ quấn gạc sát khuẩn vào và dùng kẹp ngay vị trí đầu sonde nối liền với túi nước tiểu. Sau đó tháo sonde để sát khuẩn cho phần đầu rồi đặt lên khay quả đậu vô khuẩn, dính cố định đầu sonde lại bằng băng dính.
  • Bước 4: Sử dụng miếng gạc sạch nhúng vào dung dịch sát khuẩn rồi che lại đầu túi đựng nước tiểu.
  • Bước 5: Cắm xi lanh nước muối vào ngay đầu sonde. Sau đó tháo kẹp ở sonde và tử từ bơm khoảng 50ml nước muối sinh lý vào trong bàng quang, sau đó lại hút ra. Cách khác có thể kết nối đầu sonde trực tiếp với chai nước muối sinh lý dung tích 1000ml được treo sẵn trên cọc truyền, đầu còn lại của sonde sẽ được kết nối trực tiếp với bộ dây truyền huyết thanh thứ 2, sau đó thả vào trong túi đựng nước tiểu. Quy trình này được thực hiện nhiều lần liên tục cho đến khi thấy nước dẫn ra từ bàng quang trong hơn.
  • Bước 6: Kẹp sonde lại, rút xi lanh ra rồi nối lại đầu sonde với túi nước tiểu
  • Bước 7: Tháo kẹp sonde. Kiểm tra lại để chắc chắn nước tiểu không còn chảy ra
  • Bước 8: Bệnh nhân trở lại tư thế ban đầu
  • Bước 9: Bác sĩ tiến hành ghi lại một số thông tin quan trọng vào phiếu theo dõi, chẳng hạn như màu sắc của dịch rửa trong bàng quang, lượng dung dịch sử dụng để rửa, sự xuất hiện của cục máu đông trong bàng quang, ngày giờ rửa bàng quang cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh trong và sau khi rửa.

Theo dõi sau rửa bàng quang

Sau khi rửa bàng quang, bệnh nhân cần được theo dõi trong một thời gian nhất định để đảm bảo chắc chắn không có biến chứng nào xảy ra. Những vấn đề cần theo dõi bao gồm:

  • Nhiệt độ cơ thể
  • Mạch
  • Huyết áp
  • Số lượng và tính chất nước tiểu chảy qua sonde
Các rủi ro có thể gặp khi rửa bàng quang

Nhìn chung, rửa bàng quang là một kỹ thuật tương đối an toàn. Tuy nhiên, một số rủi ro có thể xảy ra do bơm rửa không đúng cách.

  • Đau, tắc sonde: Khi lượng dịch bơm vào nhiều có thể khiến cho bàng quang bị căng giãn quá mức hoặc gây ách tắc sonde. Điều này dẫn đến tình trạng đau tức bụng dưới. Trong trường hợp này, nhân viên y tế cần theo dõi sinh niệu kết hợp kiểm tra lượng nước tiểu chảy qua sonde để có sự điều chỉnh lượng dịch bơm vào cho phù hợp.
  • Nhiễm trùng đường tiểu: Biến chứng này có thể xảy ra nếu dụng cụ bơm, ống sonde hay các dụng cụ khác được sử dụng không đảm bảo điều kiện vô khuẩn. Trong quá trình rửa, vi khuẩn được đưa trực tiếp vào trong niệu đạo, bàng quang dẫn đến viêm đường tiết niệu.
  • Thủng bàng quang, rách niệu đạo: Cần thận trọng với các rủi ro này khi bàng quang – niệu đạo của người bệnh có dấu hiệu viêm loét hoặc tổn thương nặng. Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của rửa bàng quang.

Nếu gặp phải một trong những biến chứng kể trên hay bất kì triệu chứng nào khác xảy ra trong và sau khi rửa bàng quang, người bệnh cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được hướng dẫn cách xử lý.

Xử lý rủi ro

  • Trước hợp bị tắc sonde, cần thay sonde bàng quang
  • Sử dụng thuốc giảm đau đối với các trường hợp bị đau nhiều
  • Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định cho các trường hợp bị nhiễm trùng bàng quang, niệu đạo sau khi thực hiện thủ thuật.

Chi phí rửa bàng quang

Hiện nay, chi phí rửa bàng quang, bơm hóa chất có giá khoảng 300.000 VNĐ. Trường hợp nội soi, bơm rửa bàng quang lấy cục máu đông thì mức chi phí bệnh nhân phải trả khoảng 730.000 VNĐ. Tuy nhiên, mức giá này có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy theo cơ sở y tế điều trị và các thủ thuật khác đi kèm.

Bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ hoặc bệnh viện điều trị để được cung cấp thông tin chính xác về chi phí rửa bàng quang . Điều này sẽ giúp bạn có

Lưu ý khi tới bệnh viện rửa bàng quang

Rửa bàng quang là một kỹ thuật đơn giản nhưng cũng đòi hỏi nhân viên y tế phải được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm chuyên môn tốt để giảm thiểu các rủi ro phát sinh. Chính vì vậy, bạn nên tìm đến các địa chỉ, bệnh viện uy tín để thực hiện. Ngoài ra, cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái giúp quá trình rửa bàng quang được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi tới bệnh viện
  • Bệnh nhân có thể được yêu cầu đi tiểu để làm rỗng bàng quang trước khi rửa. Trong trường hợp có xét nghiệm nước tiểu, nhân viên y tế sẽ phát cho người bệnh một hũ nhỏ để lấy mẫu nước tiểu.
  • Tránh sử dụng các thực phẩm có thể làm thay đổi màu sắc nước tiểu trước ngày rửa bàng quang bởi nó có thể làm thay đổi tính chất nước tiểu và gây ra sự chẩn đoán nhầm lẫn.
  • Một số thuốc điều trị có thể được bác sĩ yêu cầu ngưng uống trước ngày rửa bàng quang. Vì vậy, hãy thông báo cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng. Ngay cả các loại thực phẩm chức năng hay viên uống bổ sung vitamin cũng cần được liệt kê rõ ràng.
  • Tính toán lượng dung dịch bơm rửa bàng quang cho phù hợp. Bơm rửa một cách từ từ, tránh thực hiện với áp lực quá mạnh khiến bàng quang dễ bị tổn thương, chảy máu, thậm chí là bị thủng.
  • Ngưng rửa nếu người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, đau nhiều hoặc nước rửa chảy ra có lẫn máu tươi
  • Phương pháp rửa kín thường được áp dụng để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng sau khi rửa bàng quang. Ngoài ra, cơ sở y tế cũng cần thực hiện tốt công tác tiệt trùng dụng cụ y tế, đảm bảo điều kiện vô khuẩn nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài môi trường vào trong bàng quang.
  • Tránh các hoạt động gây áp lực lên bàng quang, chẳng hạn như nhịn tiểu, mặc quần bó sát, ngồi xổm trong thời gian dài…
  • Nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động mạnh, uống nhiều nước, kiêng sử dụng các chất kích thích và tránh tự mình lái xe khi mới rửa bàng quang xong.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
U bàng quang lành tính là gì? Thông tin cần biết
U bàng quang lành tính phát triển do sự tăng sinh bất thường của các tế bào trong bàng quang sau khi tiếp xúc với hóa chất hoặc các tác…
Siêu Âm U Bàng Quang: Hình Ảnh Và Thông Tin Cần Biết

Siêu âm u bàng quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn có thể giúp xác định…

bệnh bàng quang thần kinh Bệnh bàng quang thần kinh là gì? Biểu hiện, cách điều trị

Bệnh bàng quang thần kinh đề cập đến tình trạng rối loạn chức năng bàng quang có liên quan tới…

Bệnh viêm bàng quang mãn tính: Dấu hiệu, cách điều trị

Bệnh viêm bàng quang mãn tính có tính chất kéo dài và hay tái phát. Căn bệnh này gây ra…

bị sỏi bàng quang nên ăn gì kiêng gì Bị sỏi bàng quang nên ăn gì, kiêng gì nhanh hết?

Người bệnh cần nắm rõ bị sỏi bàng quang nên ăn gì, kiêng gì để chủ động điều chỉnh chế…

Các bài thuốc đông y điều trị bệnh viêm bàng quang

Bệnh viêm bàng quang trong dân gian có nhiều cách chữa trị, trong đó cách điều trị bằng những bài…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua