Viêm bàng quang kẽ là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm bàng quang kẽ gây ra triệu chứng đau nhức bàng quang, đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt và nóng rát,… Điều này đã khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong đời sống sinh hoạt và công việc hàng ngày. Viêm bàng quang kẽ nếu không được điều trị đúng cách còn gây hại đến các cơ quan xung quanh và phát sinh biến chứng.

Viêm bàng quang kẽ là bệnh lý khởi phát ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới
Viêm bàng quang kẽ là bệnh lý khởi phát ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới

Viêm bàng quang kẽ là bệnh gì? 

Bàng quang là cơ quan có chức năng chứa đựng nước tiểu, chúng có thể giãn nở làm tăng kích thước để đáp ứng đủ lượng nước tiểu cần chứa đựng. Khi bàng quang căng đầy, hệ thống dây thần kinh tại đây sẽ phát ra tín hiệu giúp não nhận biết rằng cơ thể cần đi tiểu. Viêm bàng quang kẽ hay còn được gọi là hội chứng đau bàng quang (hội chứng IC), đây là hội chứng mãn tính gây áp lực lên bàng quang khiến chức năng của cơ quan này bị suy yếu. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng đau nhức bàng quang, đau nhức vùng chậu và đi tiểu nhiều lần.

Dựa vào tình trạng tổn thương tại bàng quang mà y khoa đã chia bệnh viêm bàng quang kẽ thành hai dạng cơ bản sau đây:

  • Viêm bàng quang kẽ loét: Bệnh gây đỏ và chảy máu tại thành bàng quang, có khoảng 5 – 10% bệnh nhân bị viêm bàng quang kẽ có xuất hiện vết loét
  • Viêm bàng quang kẽ không loét: Đây là loại bệnh xảy ra phổ biến hơn, chiếm hơn 90% trên tổng số ca bệnh. Biểu hiện đặc trưng của loại bệnh này là xuất hiện cầu thận trong thành bàng quang.

Khi bị viêm bàng quang kẽ, tín hiệu thông tin của bàng quang đến não sẽ bị rối loạn khiến người bệnh đi tiểu thường xuyên với lượng nước tiểu ít hơn bình thường. Nữ giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều so với nam giới. Thống kê của tổ chức y tế thế giới cho thấy, có hơn 12% phụ nữ trên thế giới có các dấu hiệu sớm căn bệnh này. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm bàng quang kẽ

Triệu chứng của bệnh viêm bàng quang kẽ không có sự giống nhau giữa tất cả các trường hợp. Chúng có thể thay đổi theo thời gian hoặc chịu ảnh hưởng của một số yếu tố khác như tâm lý, kinh nguyệt, vận động,… Dưới đây là một số triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này bạn có thể tham khảo:

Bệnh gây đau và căng tức vùng bàng quang khiến bạn cảm thấy rất khó chịu
Bệnh gây đau và căng tức vùng bàng quang khiến bạn cảm thấy rất khó chịu
  • Xuất hiện cơn đau nhức ở trên bàng quang, cơn đau sẽ tăng lên khi bàng quang đầy. Tính chất cơn đau có thể là âm ỉ hoặc đau đam xé.
  • Áp lực lên bàng quang khiến cơ đáy chậu siết chặt lại và gây ra cảm giác đau đớn ở vùng đáy chậu, cơn đau sẽ nhanh chóng lan lên trực tràng.
  • Luôn có cảm giác muốn đi tiểu và tiểu gấp nhưng lượng nước tiểu lại không nhiều, nhiều trường hợp buồn tiểu nhưng tiểu không ra. Số lần đi tiểu nhiều hơn 7 lần/ngày. Bị tiểu són khi ho, hắt hỏi và vận động mạnh.
  • Cơ đáy chậu bị kích thích gây tổn thương đến bàng quang và niệu đạo, điều này đã khiến cho người bệnh có cảm giác bỏng rát khi đi tiểu.
  • Khi quan hệ nữ giới sẽ có triệu chứng đau ở âm đạo hoặc niệu đạo, còn nam giới sẽ bị đau tinh hoàn hoặc dương vật.

Các triệu chứng của bệnh viêm bàng quang kẽ ở trên khá giống với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính. Nếu bạn bị hai bệnh lý này cùng một lúc thì tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm bàng quang kẽ

Nắm rõ nguyên nhân gây ra bệnh viêm bàng quang kẽ sẽ giúp bạn chủ động được trong việc phòng ngừa. Tuy nhiên, y học hiện đại vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Đa số các trường hợp khởi phát bệnh đều chịu tác động của nhiều tác nhân khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh viêm bàng quang kẽ bạn có thể tham khảo: 

  • Do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm: Các tác nhân gây hại này sau khi xâm nhập vào bàng quang và niệu đạo sẽ gây nhiễm trùng ở cơ quan này. Nhiều trường hợp, bệnh cũng có thể tự khởi phát do sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây hại tồn tại sẵn trong cơ thể. Khi bị nhiễm khuẩn, người bệnh cần phải điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa viêm nhiễm phát triển lan rộng đến các cơ quan xung quanh.
Lạm dụng thuốc Tây y có thể phát sinh tác dụng phụ gây hại đến bàng quang
Lạm dụng thuốc Tây y có thể phát sinh tác dụng phụ gây hại đến bàng quang
  • Tác dụng phụ của thuốc Tây: Trong thuốc kháng sinh có chứa một số thành phần dễ gây kích ứng đến bàng quang như Cyclophosphamide, Ifosfamide,… Trong quá trình điều trị bệnh bằng hai loại kháng sinh này, nếu bạn không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa sẽ gây tổn thương đến bàng quang.
  • Do hóa chất, xạ trị: Bệnh có thể xảy ra ở những bệnh nhân đang điều trị ung thư tại vùng chậu hoặc bàng quang bằng phương pháp xạ trị hoặc hóa trị. Thành phần hóa chất dùng để tiêu diệt tế bào ung thư có thể phá hủy cả tế bào khỏe mạnh. Điều này đã khiến cho bàng quang bị viêm và gây ra hội chứng IC.
  • Dùng ống thông tiểu: Đặt ống thông tiểu trong bàng quang sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng bàng quang, gây tổn thương đến các mô đường tiết niệu và khởi phát bệnh.
  • Do bệnh lý: Một số bệnh lý làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang kẽ là viêm bàng quang, viêm dây thần kinh chậu, chấn thương tủy sống, rối loạn chức năng sàn chậu sau sinh, nhiễm trùng bàng quang,…
  • Nguyên nhân khác: Sử dụng dung dịch vệ sinh và sữa tắm có chứa chất hóa học gây tổn thương đến bàng quang, phẫu thuật vùng chậu điều trị bệnh gây chấn thương bàng quang, lạm dụng rượu bia thuốc lá, di truyền, phản ứng tự miễn dịch,…

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường là:

  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới.
  • Độ tuổi: Bệnh thường khởi phát ở những người trong độ tuổi 30.
  • Chủng tộc: Người da trắng tóc đỏ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Bệnh lý: Mắc các bệnh gây đau mãn tính như hội chứng ruột kích thích, đau cơ xơ hóa,…

Viêm bàng quang kẽ ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh?

Các triệu chứng của bệnh viêm bàng quang kẽ khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt và công việc hàng ngày. Ngoài ra, người bệnh còn có nguy cơ đối mặt với các biến chứng sau đây:

  • Hoạt động của bàng quang suy giảm: Khi bị viêm bàng quang kẽ, thành bàng quang sẽ trở nên cứng hơn. Điều này đã khiến cho chức năng của cơ quan này bị suy giảm, lượng nước tiểu chứa đựng được sẽ ít hơn.
  • Nhiễm trùng và suy thận: Bệnh khiến cho hoạt động bài tiết nước tiểu tại bàng quang bị rối loạn. Điều này sẽ khiến cho thận bị ảnh hưởng và làm gia tăng nguy cơ suy thận.
Viêm bàng quang kẽ nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây hại đến chức năng thận
Viêm bàng quang kẽ nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây hại đến chức năng thận
  • Viêm nhiễm lan rộng: Trường hợp viêm bàng quang kẽ do nhiễm trùng, nếu không được điều trị sẽ gây viêm nhiễm lan rộng đến các cơ quan sinh dục xung quanh. Cụ thể là âm đạo, cổ tử cung, tuyến tiền liệt, túi tinh,…
  • Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: Bệnh gây ra cảm giác đau rát khi quan hệ, khiến bạn mất đi cảm giác hưng phấn khi yêu. Lâu dần, người bệnh sẽ không còn ham muốn tình dục, điều này đã tác động tiêu cực đến mối quan hệ vợ chồng.
  • Tâm lý: Các triệu chứng của bệnh viêm bàng quang kẽ khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, lâu dần sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý. Nếu không có biện pháp can thiệp đúng cách, người bệnh sẽ bị căng thẳng quá mức và rơi vào trạng thái trầm cảm.

Cách chẩn đoán bệnh viêm bàng quang kẽ

Khi có các dấu hiệu của bệnh ở trên, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín tiến hành thăm khám để được chẩn đoán bệnh. Sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào đó để lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Việc chẩn đoán bệnh viêm bàng quang kẽ sẽ được thực hiện qua các bước sau đây:

1. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám các triệu chứng lâm sàng tại bàng quang mà bệnh nhân mắc phải và hỏi bệnh sử của người bệnh. Nếu người bệnh là nữ giới bác sĩ sẽ được yêu cầu khám thêm phụ khoa.

2. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng sau đây để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh lý:

Thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị viêm bàng quang kẽ đúng cách
Thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị viêm bàng quang kẽ đúng cách
  • Xét nghiệm nước tiểu: Giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng tiết niệu và kiểm tra sàng lọc bệnh ung thư bàng quang. 
  • Nội soi bàng quang: Phương pháp này giúp bác sĩ có thể quan sát được tổn thương thực thể tại bàng quang.
  • Sinh thiết bàng quang: Sinh thiết mô bàng quang dưới kính hiển vi giúp phát hiện tế bào ung thư và các nguyên nhân hiếm gặp khác.
  • Kiểm tra độ nhạy của bàng quang với kali: Nhằm mục đích đánh giá mức độ đau và cảm giác buồn tiểu. Nếu phản ứng co thắt và buồn tiểu của bàng quang khi nhỏ kali và nước vào giống nhau thì bàng quang đang khỏe mạnh.

Phương pháp điều trị bệnh viêm bàng quang kẽ

Việc điều trị viêm bàng quang kẽ còn phụ thuộc vào mức độ bệnh trạng, nguyên nhân gây bệnh và yếu tố cơ địa của mỗi người. Thông thường, người bệnh sẽ sử dụng thuốc Tây y để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh, ở những trường hợp bệnh nhẹ hơn bạn có thể tận dụng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

Điều trị theo y học hiện đại

Y học có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm bàng quang kẽ như dùng thuốc Tây theo đơn kê, liệu pháp kích thích thần kinh dưới da, phẫu thuật,… Dựa vào mức độ bệnh trạng của mỗi người bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị sao cho phù hợp. 

+ Dùng thuốc Tây y 

Dùng thuốc Tây y trị bệnh giúp giảm nhanh các triệu chứng do bệnh gây ra
Dùng thuốc Tây y trị bệnh giúp giảm nhanh các triệu chứng do bệnh gây ra

Thuốc Tây y chữa viêm bàng quang kẽ có công dụng chính là giảm viêm nhiễm và loại bỏ tác nhân gây ra bệnh. Dựa vào mức độ bệnh trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc uống hoặc thuốc bơm sao cho phù hợp. Thường được sử dụng là:

  • Nhóm thuốc uống: Thuốc chống viêm không steroid (Ibuprofen), thuốc chống trầm cảm ( Amitriptylin, imipramine), thuốc kháng histamin (Loratadin, Diphenhydramine), thuốc pentosan.
  • Nhóm thuốc bơm: Thuốc được chỉ định bơm trực tiếp vào bàng quang để giảm co thắt, giảm viêm và ngăn chặn buồn tiểu. Thường sử dụng là Rimso-50, DMSO, Dimethyl sulfoxide,…

Dùng thuốc Tây y trị bệnh mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng rất dễ phát sinh tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Vì thế, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để được hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị đúng cách. Tuyệt đối không được tự ý kê đơn và mua thuốc về điều trị tại nhà.

+ Liệu pháp kích thích thần kinh

Cơ chế trị bệnh của phương pháp này là dùng thiết bị chuyên khoa tạo ra xung điện để tác động trực tiếp vào bang quang thông qua da. Thực hiện điều trị viêm bàng quang kẽ bằng liệu pháp kích thích thần kinh có công dụng chính là giảm đau nhức và số lần đi tiểu tiện. Liệu pháp kích thích thần kinh qua da cần được thực hiện bởi chuyên gia vật lý trị liệu, tại những cơ sở y tế đầy đủ trang thiết bị

+ Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị viêm bàng quang kẽ với những trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng
Phẫu thuật điều trị viêm bàng quang kẽ với những trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng

Được áp dụng đối với những trường hợp bệnh nặng không đáp ứng điều trị tốt với các phương pháp điều trị bệnh ở trên. Các liệu pháp phẫu thuật thường được áp dụng để điều trị bệnh là phẫu thuật làm to bàng quang, đốt nóng mô, cắt bỏ vết loét,…

Tuy nhiên, việc phẫu thuật trị bệnh viêm bàng quang kẽ rất ít khi được chỉ định thực hiện. Do sau phẫu thuật, triệu chứng của bệnh có thể không thuyên giảm mà còn phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Điều trị bằng mẹo dân gian

Ở những trường hợp viêm bàng quang kẽ diễn ra với mức độ nhẹ, bạn có thể tận dụng thảo dược tự nhiên để cải thiện triệu chứng của bệnh. Đây là phương pháp trị bệnh được cha ông ta áp dụng từ lâu đời, mang lại hiệu quả nên đã lưu truyền đến ngày nay. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

+ Uống nước râu ngô

  • Lấy 1 nắm râu ngô tươi đem đi rửa sạch rồi vớt ra để cho ráo nước. Cho râu ngô vào ấm cùng với 200ml nước rồi bắc lên bếp đun sôi.
  • Khi nước sôi thì tắt bếp, chắt lấy nước chia thành 2 phần sử dụng để uống vào buổi sáng và tối.

+ Rau dừa nước

  • Chuẩn bị 200 gram rau dừa nước, đem nhặt bỏ phần rễ rồi rửa sạch với nước để loại bỏ tạp chất.
  • Sau đó, cho dược liệu vào nước muối pha loãng ngâm khoảng 15 phút rồi vớt ra để cho ráo nước.
  • Sử dụng rau dừa nước để nấu canh hoặc luộc ăn mỗi ngày, thực hiện đều đặn trong 1 tuần bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm hẳn.
Ăn rau dừa nước mỗi ngày là cách hỗ trợ điều trị bệnh viêm bàng quang kẽ tại nhà khá tốt
Ăn rau dừa nước mỗi ngày là cách hỗ trợ điều trị bệnh viêm bàng quang kẽ tại nhà khá tốt

+ Uống nước tỏi ta

  • Bóc vỏ vài nhánh tỏi ta, đem rửa sạch với nước rồi vớt ra để ráo.
  • Cho tỏi ta vào máy xay nhuyễn, thêm vào vài thìa nước ấm rồi khuấy đều lên.
  • Chắt lấy phần nước sử dụng để uống, thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi bệnh thuyên giảm

Biện pháp phòng tránh bệnh viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để tình trạng bệnh nhanh chóng được kiểm soát và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại thì bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Căng thẳng sẽ khiến dây thần kinh vùng chậu phát tín hiệu sai lệch và gây co bóp bàng quang bất thường. Vì thế, bạn nên duy trì lối sống tích cực và luôn giữ cho tinh thần lạc quan thoải mái. Chủ động có các biện pháp giải tỏa áp lực cho bản thân như nghe nhạc, nghỉ ngơi, chơi thể thao,…
  • Duy trì thói quen ăn uống khoa học sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại. Các loại thực phẩm nên tăng cường sử dụng là tỏi, rau cần tây, trái cây lợi tiểu, cá giàu protein có lợi,… Hạn chế dùng các loại trái cây giàu vitamin C, đồ uống, gia vị cay nóng, thịt có tính ôn, thực phẩm ngọt nhiều đường, rượu bia, socola,…
  • Uống đủ 2 lít nước/ngày giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tại bàng quang. Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ nước sẽ giúp đào thải độc tố ra bên ngoài thông qua nước tiểu và ngăn chặn các bệnh lý về đường tiết niệu. 
  • Thuốc lá gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe và ảnh hưởng xấu đến bàng quang. Nếu có thói quen hút thuốc lá bạn nên chủ động tiến hành cai nghiện.
  • Nguồn nước sinh hoạt hàng ngày cần phải đảm bảo sạch sẽ, không bị ô nhiễm và nhiễm khuẩn. Không sử dụng nước có sự bất thường về màu sắc, bị nhiễm hóa chất hoặc lắng cặn dưới đáy chậu.
Duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày sẽ giúp cải thiện chức năng bàng quang và phòng ngừa bệnh
Duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày sẽ giúp cải thiện chức năng bàng quang và phòng ngừa bệnh
  • Tập luyện thể dục mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể và phòng ngừa được nhiều bệnh lý khác nhau. Bạn chỉ nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng hoặc đi bộ 2000 bước/ngày vào mỗi buổi sáng.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, ngăn chặn tình trạng vi khuẩn từ âm đạo đi vào bàng quang tấn công gây bệnh. Duy trì thói quen đi tiểu đúng giờ, bạn có thể tập kiểm soát nhu cầu đi tiểu bằng cách thở chậm và sâu, thư giãn,…
  • Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát để tránh gây áp lực lên bàng quang. Tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các bất thường ở bàng quang và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Trên đây là các thông tin cần biết về bệnh viêm bàng quang kẽ mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Đây là bệnh lý không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, ngay khi có các dấu hiệu bất thường tại bàng quang bạn nên đến bệnh viện thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bị ung thư bàng quang sống được bao lâu?

Bệnh ung thư bàng quang nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm thì khả năng chữa…

Tán sỏi bàng quang là gì? Phương pháp thực hiện, chi phí

Tán sỏi bàng quang là phương pháp sử dụng tia laser tác động trực tiếp vào viên sỏi để phá…

bệnh bàng quang thần kinh Bệnh bàng quang thần kinh là gì? Biểu hiện, cách điều trị

Bệnh bàng quang thần kinh đề cập đến tình trạng rối loạn chức năng bàng quang có liên quan tới…

Viêm bàng quang ở trẻ em Viêm bàng quang ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Bệnh viêm bàng quang ở trẻ em không hiếm gặp, bởi nguyên nhân có thể xuất phát từ vấn đề…

Các giai đoạn ung thư bàng quang và thông tin cần biết

Các giai đoạn của ung thư bàng quang thường có những triệu chứng, mức độ ảnh hưởng và cách điều…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua