Bị viêm bàng quang nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?

Bị viêm bàng quang nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi bệnh là thông tin rất nhiều người quan tâm khi được chẩn đoán mắc căn bệnh này. Người bệnh nên tăng cường bổ sung sữa chua, các thực phẩm có tính lợi tiểu, rau cần tây vào thực đơn và kiêng ăn các món dưới đây.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho người bị viêm bàng quang

Bệnh viêm bàng quang là hiện tượng nhiễm trùng cấp hay mãn tính gây tổn thương cho bàng quang. Căn bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến chức năng năng hoạt động tiểu tiện, khiến người bị hay mót tiểu, đi tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu hoặc đôi khi còn tiểu ra mủ hoặc máu. Ở giai đoạn cấp tính, bệnh không được điều trị sớm hoặc chữa trị không dứt điểm sẽ thường xuyên tái phát và tiến triển thành viêm bàng quang mãn tính.

Bị viêm bàng quang nên ăn gì
Nắm rõ viêm bàng quang nên ăn gì và kiêng gì sẽ giúp người bệnh xây dựng được một chế độ ăn uống hợp lý

Khi mắc căn bệnh này, người bệnh cần có một chế độ ăn uống phù hợp để giảm nhẹ các triệu chứng bệnh và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trong bàng quang do nhiễm trùng gây ra. Dưới đây là nguyên tắc cần tuân thủ khi xây dựng thực đơn cho người bệnh:

  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất trong bữa ăn, giúp người bệnh bớt mệt mỏi và có sức đề kháng tốt hơn
  • Bổ sung nhiều chất lỏng cho cơ thể. Nước sẽ giúp đào thải các chất cặn bẩn, vi khuẩn và cải thiện các dấu hiệu bất thường khi đi tiểu.
  • Tránh sử dụng các thực phẩm có thể khiến bàng quang bị kích thích hoặc làm tăng phản ứng viêm ở cơ quan này.
  • Sử dụng nguồn thực phẩm đa dạng khi chế biến món ăn để kích thích vị giác, giúp bệnh nhân ăn uống ngon miệng hơn.

Bị viêm bàng quang nên ăn gì?

Các thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân bị viêm bàng quang bao gồm:

1. Quả việt quất

Quả việt quất đặc biệt giàu vitamin A và E. Những chất này có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, chống oxy hóa, giảm viêm nhiễm ở bàng quang, qua đó cải thiện các triệu chứng bất thường do bệnh viêm bàng quang gây ra. 

Cách sử dụng quả việt quất tốt nhất là ăn trực tiếp. Loại trái cây này có vị ngọt và hương thơm đặc trưng rất hấp dẫn. Ngoài ra, việt quất còn được dùng để xay sinh tố, ép nước uống hay dùng kèm với sữa chua. Duy trì ăn từ 50 – 75g việt quất mỗi ngày để cảm nhận được những lợi ích tuyệt vời mà loại quả này mang lại.

2. Bị viêm bàng quang nên ăn sữa chua

Thực phẩm tiếp theo được khuyến cáo sử dụng trong thực đơn của bệnh nhân bị viêm bàng quang đó chính là sữa chua. Được tạo thành từ quá trình lên men tự nhiên của sữa, sữa chua cung cấp cho cơ thể một lượng lớn Probiotic. Đây là một loại lợi khuẩn có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn có hại trong cơ thể, đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa và chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thực phẩm khác, đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch.

Bên cạnh đó, sữa chua còn bổ sung nhiều năng lượng, chất béo lành mạnh, canxi, vitamin D và nhiều dưỡng chất thiết yếu, giúp người bệnh bớt mệt mỏi và tạo điều kiện để nhanh chóng chữa lành tổn thương viêm trong bàng quang.

Để tận dụng được những lợi ích tuyệt vời mà thực phẩm này mang lại trong “cuộc chiến” chống lại bệnh viêm bàng quang, người bệnh nên ăn 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày. Tốt nhất là dùng sữa chua nguyên chất không đường hoặc có thể dùng sữa chua dạng uống. Tránh sử dụng các sản phẩm được bổ sung thêm chất tạo màu, tạo mùi không tốt cho sức khỏe.

3. Rau cần tây

Đây chính là gợi ý tiếp theo cho thắc mắc bị viêm bàng quang nên ăn gì. Loại rau này được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn của nhiều gia đình, giúp món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn. 

Bị viêm bàng quang nên ăn rau cần tây
Rau cần tây giúp làm giảm nồng độ axit uric trong nước tiểu, cải thiện các triệu chứng bệnh viêm bàng quang

Người bị viêm bàng quang cũng có thể dùng rau cần tây ép nước uống mỗi ngày 1 – 2 ly. Thực phẩm này có khả năng làm giảm nồng độ axit uric trong nước tiểu, ngăn chặn tình trạng tích tụ của các tinh thể muối urat, cải thiện tình trạng tiểu buốt, đau rát khi đi tiểu và đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng trong bàng quang.

4. Viêm bàng quang nên ăn gì – Thực phẩm có tính lợi tiểu

Thay đổi thói quen đi tiểu, bí tiểu, đau rát khi đi tiểu, tiểu rắt là triệu chứng gặp ở hầu hết bệnh nhân bị viêm bàng quang. Để cải thiện các triệu chứng này, người bệnh có thể sử dụng một số thực phẩm có đặc tính lợi tiểu tự nhiên giúp hoạt động đi tiểu được thông suốt và bình thường trở lại. Chúng bao gồm:

  • Dưa hấu
  • Lá ngò tây
  • Củ dền
  • Cà chua,…

5. Viêm bàng quang nên ăn tỏi

Trong thực đơn của người bị viêm bàng quang không nên thiếu tỏi. Đây là phương thuốc kháng sinh tự nhiên được dân gian sử dụng để khắc phục tình trạng nhiễm trùng trong bàng quang.

Sở hữu hàm lượng allicin phong phú, tỏi có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh, diệt nấm, kháng viêm, giảm hiện tượng sưng đỏ trong bàng quang. Bổ sung loại gia vị này trong khẩu phần ăn sẽ giúp hỗ trợ giảm nhẹ các dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang. 

Bạn có thể dùng tỏi trong bữa ăn hàng ngày theo những cách sau:

  • Ăn sống 3 – 4 tép tỏi tươi. Dùng kèm với các thực phẩm khác để giảm bớt vị cay và mùi hăng đặc trưng của tỏi.
  • Uống nước cốt tỏi pha mật ong
  • Dùng tỏi làm nước chấm, xào, nấu hoặc ướp thực phẩm.

6. Các thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C không chỉ tham gia vào quá trình phát triển hệ thống miễn dịch mà còn có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, hỗ trợ chữa lành tổn thương khi bàng quang bị nhiễm trùng. Thêm vào đó,   loại vitamin này còn có tác dụng làm tăng nồng độ axit của nước tiểu để vi khuẩn gây bệnh không có cơ hội sinh sôi nảy nở mạnh.

Để bổ sung vitamin C cho cơ thể, người bệnh nên thường xuyên sử dụng các thực phẩm sau:

  • Rau lá xanh đậm
  • Cà chua
  • Đu đủ
  • Sơ ri
  • Chanh dây…

Ngoài ra, vitamin C còn được bổ sung qua các chế phẩm hay thực phẩm chức năng. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng và tính toán khẩu phần ăn cho phù hợp. Việc dư thừa vitamin C cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt cho cơ thể.

7. Đậu xanh 

Đậu xanh là một thực phẩm có tính mát, giúp lợi tiểu, cải thiện tình trạng đau rát, bí tiểu, tiểu buốt do bệnh viêm bàng quang gây ra. Chính vì vậy, người bệnh nên tăng cường sử dụng thực phẩm này trong khẩu phần ăn để hỗ trợ giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh.

Những cách sử dụng đậu xanh tốt nhất cho người bị viêm bàng quang:

  • Rang chín nấu nước uống
  • Xay thành bột mịn rồi hãm với nước sôi uống 
  • Nấu chè…

8. Củ gừng

Củ gừng được sử dụng phổ biến trong bữa ăn với vai trò là một loại gia vị. Ngoài ra, đây còn là thảo dược nổi tiếng với nhiều tác dụng trị bệnh, bao gồm cả bệnh viêm bàng quang.

củ gừng tốt cho người viêm bàng quang
Người bị viêm bàng quang nên ăn gì? Củ gừng được khuyến khích sử dụng trong thực đơn vì chứa chất chống viêm, giảm đau

Thực phẩm này chứa các hoạt chất có khả năng kháng viêm, giúp làm giảm hiện tượng căng tức ở bụng dưới hay tình trạng đau buốt khi đi tiểu, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương bên trong bàng quang. 

Để sử dụng, hãy thêm gừng vào trong món ăn hoặc uống 2 – 3 tách trà gừng mỗi ngày sẽ mang đến cảm giác dễ chịu hơn cho người bệnh.

9. Uống nhiều nước

Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm có lợi, người bị viêm bàng quang cũng được khuyến cáo nên uống nhiều nước để cải thiện các vấn đề bất thường khi đi tiểu, giúp hỗ trợ đào thải các chất cặn bã, vi khuẩn và chất độc ra khỏi bàng quang, tạo điều kiện cho tổn thương được chữa lành nhanh hơn. Vậy bị viêm bàng quang nên uống nước gì?

Các loại nước tốt nhất cho người bị viêm bàng quang bao gồm:

  • Nước đun sôi để nguội

Sử dụng nước đã được đun sôi tiệt trùng sẽ giúp ngăn chặn không cho vi khuẩn tiếp tục tấn công vào cơ thể. Mỗi ngày bạn có thể uống từ 2 – 2,5 lít nước. Kết hợp bổ sung thêm nguồn chất lỏng khác đảm bảo cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt và cải thiện triệu chứng bệnh viêm bàng quang.

  • Nước ép dâu tây hoặc dâu tằm

Người bị viêm bàng quang cũng có thể thay thế một phần nước lọc trong ngày bằng nước ép dâu tây hay dâu tằm. Mỗi lần uống khoảng 300ml.

 Các thức uống này đều cung cấp một lượng lớn vitamin C. Chất này có tác dụng làm suy yếu hoạt động của vi khuẩn và tăng cường đào thảo chúng ra ngoài thông qua hoạt động tiểu tiện, đồng thời giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn.

Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ, duy trì uống 200ml nước ép trái dâu nước ép dâu đã được pha loãng với nước khoáng giàu kali mỗi ngày trong thời gian điều trị có thể giúp bệnh nhân giảm được nguy cơ tái phát viêm bàng quang lên đến 50%.

  • Nước râu ngô:

Râu ngô thường được người dân thu hái về nấu nước uống hàng ngày. Đây cũng là cách chữa viêm bàng quang tại nhà đang được nhiều bệnh nhân áp dụng.

nước râu ngô tốt cho người viêm bàng quang
Uống nước râu ngô giúp lợi tiểu, giảm nhẹ các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt cho người bị viêm bàng quang

Nhờ có đặc tính thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu tự nhiên, nước râu ngô có thể giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng liên quan đến bệnh viêm bàng quang. Tuy nhiên, người bệnh chú ý không nên uống nước này trong thời gian dài liên tục hoặc uống thay thế hoàn toàn cho nước lọc dẫn đến hiện tượng rối loạn điện giải. Cứ sau 10 ngày sử dụng nước râu ngô thì nên nghỉ 7 ngày.

Khi uống nước, người bệnh nên uống từ từ từng ít một và uống nhiều lần trong ngày. Tránh uống quá nhiều cùng lúc làm tăng áp lực lên thận và bàng quang.

Vào mùa hè hoặc các thời điểm nắng nóng trong năm, cơ thể sẽ tăng tiết mồ hôi làm lượng nước tiểu bài tiết ít hơn, từ đó làm gia tăng nguy cơ bị viêm bàng quang hoặc khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này cần chủ động tăng thêm lượng nước uống vào để duy trì hoạt động bình thường của bàng quang.

Bị viêm bàng quang nên kiêng ăn gì?

Các đồ uống, thực phẩm có thể gây kích thích bàng quang đều không được khuyến cáo sử dụng trong thời gian cơ quan này đang bị nhiễm trùng. Chúng bao gồm:

1. Thực phẩm có hàm lượng axit cao

Cam, chanh hay quả xoài là những ví dụ điển hình. Chúng có hàm lượng axit quá cao nên có thể gây kích thích bàng quang, tạo cảm giác bỏng rát, khó chịu và khiến cho tổn thương viêm tiến triển thành vết loét.

2. Thực phẩm chế biến sẵn

  • Rau củ, thịt cá đóng hộp
  • Phô mai
  • Xúc xích
  • Thịt xông khói…

Chúng không chỉ nghèo nàn về giá trị dinh dưỡng mà còn chứa nhiều chất bảo quản và chất tyramine độc hại không tốt cho sức khỏe, nhất là khi bạn đang bị viêm bàng quang.

3. Các món ăn cay

Người bị viêm bàng quang nên kiêng ăn gì? Theo khuyến cáo bạn nên hạn chế ăn các món cay chứa nhiều tiêu, ớt hay mù tạt. Chúng có thể gây kích thích niêm mạc bàng quang, làm tăng thân nhiệt và cản trở quá trình hồi phục tổn thương trong bàng quang.

4. Thức ăn nhiều dầu mỡ

Các món chiên, rán, thức ăn nhanh hay thịt mỡ đều có thể làm tăng phản ứng viêm và cản trở quá trình tuần hoàn máu đến bàng quang. Vì vậy bệnh nhân nên cắt giảm các món này trong khẩu phần ăn hàng ngày.

viêm bàng quang nên kiêng gì
Các thức ăn nhiều dầu mỡ có thể gây cản trở đến quá trình hồi phục của bệnh viêm bàng quang

5. Đồ uống chứa cồn và cafein

Chẳng hạn như bia, rượu, soda, cà phê hay nước chè đặc. Chúng đều là những thức uống có tính kích thích và làm tăng nặng triệu chứng tiểu buốt hay tiểu lắt nhắt ở những người bị viêm bàng quang.

Các món ăn bài thuốc tốt cho người bị viêm bàng quang

Một số món ăn bài thuốc có thể giúp hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng viêm bàng quang, đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh. Người bệnh có thể tham khảo một số món ăn đơn giản dưới đây cùng cách chế biến:

Món ăn số 1: Canh giá đỗ nấu củ cải trắng

  • Chuẩn bị: 1 củ cải trắng to, 30 gram giá đậu xanh, hành lá
  • Cách chế biến: Đem cả hai nguyên liệu rửa sạch, gọt vỏ củ cải và cắt miếng vừa ăn. Phi thơm hành, đổ lượng nước vừa đủ, nấu sôi. Bỏ củ cải vào hầm gần chín với cho giá đậu xanh vào. Nêm nếm gia vị, nấu cho nồi canh sôi trở lại thì thêm hành lá xắt nhuyễn rồi tắt bếp. Dùng món này có tác dụng giải nhiệt, thông tiểu, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
các món ăn tốt cho bàng quang
Canh giá đỗ nấu củ cải có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị viêm bàng quang

Món ăn số 2: Vỏ dưa hấu nấu rau dền

  • Chuẩn bị: Vỏ dưa hấu và rau dền tươi mỗi thứ 100g, cỏ tranh và đường mỗi thứ 50g
  • Cách chế biến: Vỏ dưa hấu, rau dền nhặt ngọn non, rửa sạch, thái nhỏ. Cỏ tranh cũng đem rửa sạch rồi cắt khúc. Đem cả 3 nấu chín kỹ với 1 lít nước. Cuối cùng lọc bỏ bã, thêm đường vào nước nấu, quậy tan. Chia làm vài lần uống trong ngày.

Món ăn số 3: Củ năng xào thịt với rau cần

  • Chuẩn bị: 100g củ năng, 200g rau cần, 100g thịt lợn bằm nhuyễn, đường phèn, hành, dầu ăn
  • Cách chế biến: Rau cần rửa sạch sẽ rồi cắt thành các khúc ngắn dài khoảng 3cm. Củ năng gọt vỏ, rửa sạch, bổ làm đôi. Xào thịt bằm với hành phi cho thơm rồi bỏ tiếp củ năng vào xào. Khi củ năng chín, thêm rau cần, một ít đường phèn vào, đảo đều trong vài phút. Ăn khi còn nóng.

Món ăn số 4: Cháo gạo tẻ nấu xa tiền thảo

  • Chuẩn bị: 1 nắm gạo tẻ, 30g xa tiền thảo
  • Cách chế biến: Xa tiền thảo sắc kỹ lấy nước để nấu cháo. Gạo vo sạch, bỏ vào nồi chung với nước thuốc vừa sắc, hầm nhừ thành cháo. Nêm thêm gia vị cho vừa miệng và ăn 1 – 2 lần trong ngày cho hết.

Đến đây thì thắc mắc bị viêm bàng quang nên ăn gì và kiêng gì đã được giải đáp. Người bệnh nên cố gắng tuân thủ những kiêng cữ trong ăn uống hàng ngày kết hợp nghỉ ngơi đầy đủ và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để mau khỏi bệnh.

Bạn nên tìm hiểu thêm

Chia sẻ:
Các giai đoạn ung thư bàng quang và thông tin cần biết
Các giai đoạn của ung thư bàng quang thường có những triệu chứng, mức độ ảnh hưởng và cách điều trị khác nhau. Càng được phát hiện ở giai đoạn…
Tán sỏi bàng quang là gì? Phương pháp thực hiện, chi phí

Tán sỏi bàng quang là phương pháp sử dụng tia laser tác động trực tiếp vào viên sỏi để phá…

8 bệnh viện khám chữa viêm bàng quang tốt nhất hiện nay

Khám viêm bàng quang ở đâu là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quang tâm. Bệnh gây ra nhiều…

Viêm bàng quang xuất huyết nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm bàng quang xuất huyết là bệnh lý gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc…

Nội soi bàng quang khi nào? Có đau không? Điều cần biết

Nội soi bàng quang là phương pháp thường được chỉ định khi bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ mắc…

bàng quang tăng hoạt Bàng quang tăng hoạt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Bàng quang tăng hoạt có liên quan đến các triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm... Tình trạng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua