Các loại thuốc trị viêm bàng quang và thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm bàng quang là căn bệnh rất phổ biến, dễ xảy ra ở mọi đối tượng với nhiều triệu chứng, biểu hiện gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Cách điều trị viêm bàng quang phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó sử dụng thuốc viêm bàng quang luôn được ưu tiên hàng đầu. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp. 

Bệnh viêm bàng quang nguy hiểm như thế nào?

Trước khi tìm hiểu bị viêm bàng quang nên uống thuốc gì thì trước hết người bệnh cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh. Bệnh viêm bàng quang là tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng do sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus, nấm… Trong đó, phổ biến nhất là vi khuẩn E.Coli. 

thuốc trị viêm bàng quang
Sử dụng thuốc trị viêm bàng quang là cách được ưu tiên áp dụng hàng đầu vì đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng

Đây là một trong những bệnh lý đường tiết niệu thường gặp nhất và cũng cực kỳ nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Diễn tiến của bệnh khá nhanh, có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, nam giới lẫn nữ giới với một số triệu chứng sau:

  • Tần suất đi tiểu tăng lên
  • Đau rát, xót khi tiểu, nước tiểu có lẫn máu
  • Nước tiểu có mùi hôi khai, hắc khó chịu
  • Đau nhức mỏi lưng
  • Hành sốt nhẹ, mệt mỏi kéo dài

Theo các chuyên gia, thực tế thì bệnh viêm bàng quang xuất phát từ chính những thói quen sống không lành mạnh. Có thể kể đến như nhịn tiểu thường xuyên, uống ít nước cũng như không giữ vệ sinh vùng kín kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, lạm dụng thuốc dẫn đến dị ứng, phụ nữ mang thai, mắc các bệnh lý như sỏi thận, tiểu đường, hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt…

Việc điều trị ngay khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu của bệnh sẽ làm tăng tỷ lệ chữa bệnh khỏi cao hơn. Ngược lại, càng kéo dài không điều trị sẽ càng làm bệnh tiến triển xấu hơn, gây ra nhiều biến chứng hơn như viêm nhiễm trùng thận, suy thận, nặng nhất là diễn tiến thành bệnh ung thư. 

Các loại thuốc trị viêm bàng quang được sử dụng phổ biến hiện nay

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm bàng quang đều có thể được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh đặc trị. Sử dụng thuốc giúp đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc điều trị vừa tiêu diệt các ổ khuẩn vừa giúp cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả. Tùy theo từng trường hợp mắc bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và liều dùng phù hợp. 

1. Thuốc Trimethoprim + Sulfamethoxazol

Trimethoprim –  Sulfamethoxazol là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Thuốc là sự kết hợp giữa 2 loại kháng sinh là Trimethoprim và  Sulfamethoxazol nhằm làm tăng hiệu quả ức chế sự hình thành và phát triển của vi khuẩn gây bệnh. 

Không chỉ được sử dụng để điều trị mà Trimethoprim +  Sulfamethoxazol còn có khả năng ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh hiệu quả. Thuốc được điều chế dưới dạng thuốc viên, thuốc nước hoặc thuốc tiêm để đáp ứng nhu cầu sử dụng của từng người. 

thuốc trị viêm bàng quang
Thuốc Trimethoprim + Sulfamethoxazol là sự kết hợp giữa 2 loại kháng sinh có khả năng điều trị viêm bàng quang hiệu quả
  • Tác dụng: 
    • Ức chế sự hình thành enzyme cũng như sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh. 
    • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi do nhiễm vi khuẩn Pneumocystis Carinii…
    • Điều trị dự phòng hạn chế nguy cơ làm tái phát bệnh.s 
  • Liều dùng
    • Người lớn và trẻ em trên 40kg hoặc hơn dùng liều 800mg sulfamethoxazol và 160mg trimethoprim cách 12 tiếng trong vòng 10 – 14 ngày. 
    • Trẻ em trên 2 tháng tuổi và có cân nặng dưới 40kg dùng liều 40mg sulfamethoxazol và 8mg trimethoprim cho mỗi kg cân nặng cơ thể. Chia làm 2 liều uống cách nhau 12 tiếng và duy trì trong vòng 10 ngày.
  • Tác dụng phụ: Sử dụng Trimethoprim + Sulfamethoxazol gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, phát ban ngứa ngáy, đau đầu, mờ mắt. Trong một số trường hợp hiếm có thể bị thiếu máu, vàng da, trầm cảm…
  • Giá bán: 58.000 VNĐ/ vỉ x 100 viên. 

2. Thuốc Nitrofurantoin

Nitrofurantoin là loại thuốc kháng sinh đặc trị các bệnh lý nhiễm khuẩn, đặc biệt là các trường hợp bị viêm niệu đạo chưa phát sinh biến chứng. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén với hàm lượng 100mg. Trong một viên thuốc Nitrofurantoin có khả năng tiêu diệt 2 chủng vi khuẩn là gram âm và gram dương. 

Trong Nitrofurantoin có chứa các thành phần kháng khuẩn mạnh để ngăn chặn sự tổng hợp protein, RNA, DNA cùng một số loại tế bào vi khuẩn khác. Nhờ đó, làm giảm nhanh chóng các triệu chứng bệnh viêm bàng quang. 

thuốc trị viêm bàng quang
Thuốc Nitrofurantoin là loại thuốc kháng sinh đặc trị các bệnh lý viêm nhiễm đường tiết niệu, trong đó có viêm bàng quang
  • Tác dụng: Hỗ trợ tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus, nấm tồn tại bên trong niệu đạo. Cải thiện các triệu chứng tiểu rát, đau buốt và ngăn ngừa tái phát bệnh. 
  • Liều dùng
    • Liều điều trị: Với người trưởng thành dùng liều 100 – 200mg/ lần, lần uống 1 viên, mỗi lần uống cách nhau 12 tiếng và uống trong vòng 5 ngày.  
    • Liều ngăn ngừa: Mỗi ngày uống 50 – 100g vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. 
  • Tác dụng phụ: Nitrofurantoin được đánh giá cao về hiệu quả, tuy nhiên dễ gây ra tác dụng phụ nếu dùng sai liều. 
    • Gây ngứa rát và nổi mề đay ở nhiều vị trí trên da. 
    • Đau nhức cơ bắp, đau toàn thân kèm theo cảm giác khô miệng khó chịu.
    • Các thành phần trong thuốc làm giảm nồng độ tiểu cầu và tăng nồng độ bạch cầu đa nhân. 
    • Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa liên tục. 
    • Gia tăng nồng độ transaminase gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng gan dẫn đến ứ mật, vàng da…
    • Sốt nhẹ kèm theo phát ban đỏ.
    • Ảnh hưởng nặng đến chức năng phổi gây xơ phổi, khó thở, tràn dịch phổi…
    • Tóc yếu đi và bị gãy rụng. 
  • Giá bán: Hiện tại giá bán thuốc Nitrofurantoin khác nhau, tùy theo nhà phân phối. Vui lòng liên hệ với cơ sở y tế hoặc nhà thuốc gần nhất để nắm được giá bán chính xác. 

3. Thuốc Cephalexin (Cefatam)

Cephalexin cũng là một trong những loại thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm bàng quang nói riêng và các bệnh lý viêm nhiễm do nhiễm khuẩn gây ra. Thuốc được bào chế dưới dạng viên cứng và thuốc cốm. Hiện tại, Cephalexin có một số biệt dược gồm Cefatam Kid, Cefatam 250, Cefatam 500, Cefatam 750 nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của từng đối tượng. 

Thành phần chính trong Cefatam là hoạt chất Cephalexin, một loại kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin. Có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gram dương và gram âm thông qua cơ chế cản trở quá trình tái tạo vi khuẩn mới, tiêu diệt chúng triệt để. 

thuốc trị viêm bàng quang
Thuốc Cephalexin (Cefatam) được điều chế với nhiều hàm lượng khác nhau đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng bệnh nhân
  • Tác dụng: Hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh viêm bàng quang, cải thiện triệu chứng giúp người bệnh thoải mái và dễ chịu hơn. Đồng thời, Cephalexin cũng được chỉ định sử dụng trong điều trị một số bệnh lý khác như bệnh suy thận, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn tai mũi họng, nhiễm khuẩn sản phụ khoa, dùng trong nha khoa, điều trị bệnh lậu, giang mai…
  • Liều dùng
    • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 500mg/ lần, ngày uống 3 lần hoặc liều 750mg ngày uống 2 lần. 
    • Liều duy trì: 125mg/ lần/ ngày và uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. 
  • Tác dụng phụ: Sử dụng Cephalexin có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
    • Hô hấp khó khăn, đau đầu, sốt
    • Phát ban, có triệu chứng phù nề ở mặt, họng, môi và lưỡi
    • Vàng da, da dẻ nhợt nhạt, dễ bị bầm tím dù bị tổn thương nhẹ và chảy máu bất thường. 
    • Tiểu tiện khó khăn, tiểu ít hoặc không thể tiểu như người bình thường
    • Thỉnh thoảng gây ngứa ngáy và chảy dịch âm đạo đối với nữ giới. 
  • Giá bán: Cephalexin loại 250mg có giá 6.000 VNĐ/ vỉ và Cephalexin loại 500mg có giá 9.000 VNĐ/ vỉ. 

4. Thuốc Domitazol

Domitazol là loại thuốc thuộc nhóm làm sạch đường tiết niệu thông qua cơ chế kháng khuẩn, nấm, ký sinh trùng hiệu quả. Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén màu xanh và được phân phối bởi Công ty Cổ phần Nhập khẩu Y tế Domesco Việt Nam. Đây là thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng khi nằm trong toa thuốc được bác sĩ kê đơn. 

Trong mỗi viên nén Domitazol có chứa các hoạt chất gồm 250mg bột hạt Malva, 25g methylen xanh, 20mg camphor monobromid.

thuốc trị viêm bàng quang
Thuốc Domitazol có khả năng tiêu diệt sạch các ổ khuẩn viêm trong bàng quang, cải thiện triệu chứng bệnh
  • Tác dụng: Thuốc thường được chỉ định sử dụng trong trường hợp hỗ trợ điều trị các bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu dưới, bao gồm cả bệnh viêm bàng quang không biến chứng. 
  • Liều dùng
    • Người trưởng thành: dùng 6 – 9 viên/ ngày, chia làm 3 lần uống sáng trưa tối sau mỗi bữa ăn. 
    • Trẻ em: Không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 15 tuổi. Trẻ trên 15 tuổi khi sử dụng cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ. 
  • Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ phổ biến trong quá trình sử dụng Domitazol như nước tiểu chuyển thành màu xanh, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói…
  • Giá bán: Thuốc Domitazol đang được bán phổ biến tại các bệnh viện và nhà thuốc với mức giá 45.000 – 50.000 VNĐ/ hộp x 50 viên. 

5. Thuốc Ceftriaxone

Ceftriaxone được biết đến như một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu như viêm bàng quang, viêm niệu đạo… hiệu quả cho cả nam và nữ. Thuốc có tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của các ổ vi khuẩn gây bệnh bên trong bàng quang. 

Thuốc được sản xuất dưới dạng liều tiêm tĩnh mạch hoặc bắp tay. Lưu ý Ceftriaxone khó hấp thụ qua hệ tiêu hóa nên sẽ tự động chuyển hóa và thải trừ ở gan, thận. Vì vậy, những người có tiền sử bệnh lý nền là suy gan hay suy thận nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng. 

thuốc trị viêm bàng quang
Thuốc Ceftriaxone là một trong những loại thuốc trị viêm bàng quang hiệu quả được sản xuất dưới dạng tiêm
  • Tác dụng: Tiêu diệt các loại vi khuẩn gram dương và gram âm, phù hợp trong điều trị bệnh viêm bàng quang mức độ nặng, mạn tính. Đồng thời, hỗ trợ điều trị tốt các bệnh lý như lậu, giang mai, viêm màng não, nhiểm khuẩn xương… và ngăn ngừa viêm nhiễm sau khi phẫu thuật âm đạo, ổ bụng…
  • Liều dùng
    • Người trưởng thành: Sử dụng liều từ 1 – 2g/ ngày,  chia làm 2 liều nhỏ. Với những trường hợp bệnh nặng bác sĩ sẽ chỉ định tăng liều 4g/ ngày. 
    • Trẻ em: Liều mỗi ngày từ 50 – 75mg/kg, chia làm 2 lần tiêm. Lưu ý không được sử dụng quá 2g/ ngày. 
    • Trẻ sơ sinh: Tuân theo liều quy định của bác sĩ mỗi ngày tối đa 50mg/ kg.
  • Tác dụng phụ: Sử dụng Ceftriaxone khởi phát vài triệu chứng như thiếu máu, rối loạn đông máu, giảm lượng bạch cầu hạt, ngứa da, nổi phát ban đỏ toàn thân, chóng mặt, phù nề, sốt kèm theo một số vấn đề về đường tiêu hóa, nặng nhất có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc thần kinh trung ương.
  • Giá bán: Trên thị trường thuốc, giá thuốc Ceftriaxone dao động trong từng thời điểm và khác nhau đối với từng nơi bán do khác nhà phân phối. Người bệnh nên mua thuốc theo toa tại nhà thuốc của bệnh viện hoặc liên hệ nhà thuốc gần nhất để biết mức giá chính xác. 

6. Thuốc Fosfomycin

Fosfomycin là loại thuốc không thể thiếu trong danh sách kháng sinh chữa bệnh viêm bàng quang. Đây là loại thuốc đặc trị được bác sĩ kê đơn trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu, trong đó điển hình là viêm bàng quang và viêm nhiễm niệu đạo. 

Thuốc được sản xuất theo nhiều dạng với nhiều hàm lượng khác nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng của từng đối tượng bệnh nhân. Có thể kể đến gồm Fosfomycin dinatri (dạng bột tiêm) với hàm lượng 1g, 2g, 3g, 4g cùng với một ống nước cất; Fosfomycin calci dạng viên hàm lượng 250mg, 500mg, dạng gói là 1g, 3g; Fosfomycin tromethamin hàm lượng 3g/ gói pha uống; Fosfomycin natri dạng bột pha thành dung dịch nhỏ tai hàm lượng 300mg/ lọ.

thuốc trị viêm bàng quang
Fosfomycin là loại thuốc không thể thiếu trong danh sách kháng sinh chữa bệnh viêm bàng quang
  • Tác dụng: Thuốc Fosfomycin thường được chỉ định sử dụng trong trường hợp bị viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng tử cung… Đặc biệt phù hợp với những người bệnh bị nhiễm khuẩn nặng vì các hoạt chất kháng sinh trong thuốc tương đối mạnh. 
  • Liều dùng
    • Thuốc bột pha uống: gói 3g pha với 90 – 120ml nước uống vào lúc nào cũng được. 
    • Thuốc bột pha tiêm: Liều dùng một lần pha ít nhất 250ml dung dịch natri clorid 0.9% hoặc glucose 5%. Người lớn sử dụng một liều 3g duy nhất nếu bị viêm bàng quang không biến chứng. Uống 0.5 – 1g cách 8 tiếng/ lần (liều người lớn) và 40 – 120kg/ ngày chia làm 3 – 4 lần uống (liều trẻ em) đối với trường hợp viêm bàng quang do vi khuẩn gram âm và gram dương. 
  • Tác dụng phụ: Tác dụng phụ phổ biến của khi sử dụng Fosfomycin như buồn nôn, nôn nhiều, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đau bụng, tê môi, viêm miệng, đau đầu, tê cóng tay chân nếu sử dụng quá liều. Đặc biệt, phải ngưng sử dụng thuốc ngay khi có triệu chứng vàng da.
  • Giá bán: Thuốc Fosfomycin đang được bán dưới dạng thuốc kê đơn dạng viên 445.000 VNĐ/ hộp 2 vỉ x 10 viên, dạng thuốc tiêm và thuốc nhỏ 113.000 VNĐ. chai.

7. Nhóm thuốc kháng sinh Fluoroquinolon

Với những trường hợp bị viêm bàng quang nói riêng và viêm đường tiết niệu nói chung ở mức độ nặng mới được chỉ định sử dụng Fluoroquinolon. Hiệu quả của thuốc nhanh và mạnh nên rất dễ gây ra tác dụng phụ có tính chất phức tạp, nguy hiểm. Đây được xem là loại thuốc cuối cùng được sử dụng trong điều trị nội khoa bệnh viêm bàng quang trong trường hợp những loại thuốc vừa kể trên không đem lại hiệu quả như mong muốn. 

Một số loại thuốc kháng sinh trong nhóm Fluoroquinolon phổ biến như: Levofloxacin, Ofloxacin, Ciprofloxacin, Pefloxacin, Moxifloxacin, Lomefloxacin. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhất. 

thuốc trị viêm bàng quang
Nhóm thuốc kháng sinh Fluoroquinolon đem lại hiệu quả cao nhưng dễ gây tác dụng phụ
  • Tác dụng:
    • Hỗ trợ tiêu diệt tối đa tất cả các loại vi khuẩn tồn tại trong bàng quang, niệu đạo và gây viêm nhiễm.
    • Dùng như một loại thuốc đặc trị các bệnh lý thuộc nhóm nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, bệnh lý hô hấp như viêm phổi, bệnh qua đường tình dục như lậu, giang mai…
  • Liều dùng
    • Ciprofloxacin: Dùng liều từ 0,5 – 1,5g mỗi ngày, chia làm 2 lần uống. 
    • Ofloxacin: Dùng liều 400 – 800mg mỗi ngày và chia 2 lần uống.
    • Pefloxacin: Dùng liều tối đa 800mg/ ngày, chia làm 2 lần uống. 
  • Tác dụng phụ: Gây ra một số những tổn thương đến hệ thần kinh trung ương cùng các sợi dây thần kinh ngoại vi, ảnh hưởng đến hệ cơ xương tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Các tác dụng phụ của thuốc có thể kéo dài vĩnh viễn kể cả khi đã ngưng sử dụng thuốc. 
  • Giá bán: Đang cập nhật. 

Đây là một số loại thuốc trị viêm bàng quang được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng có thể sử dụng được trong mọi trường hợp. Tốt nhất người bệnh nên tuân theo toa thuốc mà bác sĩ đã kê để tránh gây ra những rủi ro ngoài ý muốn. 

Đối với trường hợp phụ nữ mang thai bị viêm bàng quang thường sẽ được ưu tiên điều trị bằng các biện pháp không sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng các ổ khuẩn ngày càng phát triển lan rộng bắt buộc phải sử dụng một số loại thuốc điều trị gồm:

  • Cephalexin: Dùng liều 500mg, mỗi lần uống một viên, ngày uống 2 lần cách nhau 12 tiếng. Duy trì trong 5 – 7 ngày. 
  • Nitrofurantoin: Dùng liều 100 mg, ngày uống hai lần mỗi lần một viên, mỗi lần uống cách nhau 12 tiếng, duy trì trong 5 – 7 ngày. 
  • Amoxicilin-clavulanat: Dùng liều có hàm lượng 500/125 mg. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần một viên cách nhau 12 tiếng và duy trì tối đa trong 5 – 7 ngày.  

Một số lưu ý trong sử dụng thuốc trị viêm bàng quang 

Để làm tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh viêm bàng quang, người bệnh cần tuân thủ thực hiện một số lưu ý sau:

thuốc trị viêm bàng quang
Tuân thủ hướng dẫn điều trị viêm bàng quang bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tối ưu
  • Tuân thủ theo đúng liều thuốc, loại thuốc mà bác sĩ kê đơn. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều vì sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị cũng như tác dụng của thuốc, đặc biệt là gây ra tình trạng vi khuẩn kháng thuốc. 
  • Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có bất kỳ tác dụng phụ bất thường nào hãy ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời. 
  • Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, ít nhất 2 lít nước nhằm đạt lượng nước tiểu ít nhất là 1.5 lít trong vòng 24 giờ. Ngoài những lúc khát thì nên duy trì thói quen uống một ly nước khi vừa ngủ dậy, khi thời tiết nóng bức hoặc hoạt động thể lực hao sức. 
  • Ngoài nước lọc có thể bổ sung thêm lượng nước cần thiết bằng nước ép trái cây, nước mát từ các loại thảo dược để giúp đào thải vi khuẩn trong bàng quang nhanh hơn. 
  • Tuyệt đối không được nhịn tiểu mỗi khi cơ thể phát tín hiệu có nhu cầu. 
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, nên ưu tiên những loại rau xanh, củ quả, trái cây nhằm bổ sung khoáng chất, vitamin, chất xơ thay vì những loại thực phẩm có hại như thức ăn cay nóng, nhiều muối, chất kích thích rượu bia, cà phê. 
  • Tăng cường bổ sung vitamin C hằng ngày với lượng từ 50 – 100mg/ ngày nhằm tăng cường sức đề kháng, chủ động phòng ngừa bệnh viêm bàng quang. 
  • Thực hiện vệ sinh cá nhân hằng ngày đúng cách và kỹ lưỡng nhẹ nhàng. Vệ sinh từ trước ra sau sẽ tốt hơn từ sau lên trước giúp hạn chế tối đa vi khuẩn lây lan theo đường hậu môn. 
  • Tuân thủ đời sống tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng. Thực hiện vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ, đi tiểu ngay sau đó để loại bỏ vi khuẩn xâm nhập trong đường tiết niệu. 
  • Tăng cường tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe và chủ động thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần. 

Tóm lại, sử dụng thuốc điều trị viêm bàng quang cần có sự chỉ định của bác sĩ sau khi đã được thăm khám và chẩn đoán kỹ càng. Người bệnh không nên chủ quan và điều trị tại nhà bằng các biện pháp dân gian truyền miệng chưa được kiểm chứng. Ưu tiên điều trị tại các bệnh viện cơ sở y tế chuyên hoa thận tiết niệu để đạt được kết quả điều trị cao.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Các giai đoạn ung thư bàng quang và thông tin cần biết
Các giai đoạn của ung thư bàng quang thường có những triệu chứng, mức độ ảnh hưởng và cách điều trị khác nhau. Càng được phát hiện ở giai đoạn…
bàng quang tăng hoạt Bàng quang tăng hoạt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Bàng quang tăng hoạt có liên quan đến các triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm... Tình trạng…

U bàng quang ác tính là gì? Chữa được không?

U bàng quang ác tính (hay ung thư bàng quang) là bệnh lý xảy ra khi có sự hiện diện…

10 cách chữa viêm bàng quang tại nhà hiệu quả nhất

Những cách chữa viêm bàng quang tại nhà thường được áp dụng cho người bị nhiễm trùng nhẹ. Chúng giúp…

Các bài thuốc đông y điều trị bệnh viêm bàng quang

Bệnh viêm bàng quang trong dân gian có nhiều cách chữa trị, trong đó cách điều trị bằng những bài…

Nội soi bàng quang khi nào? Có đau không? Điều cần biết

Nội soi bàng quang là phương pháp thường được chỉ định khi bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ mắc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua