Trẻ bị ngạt mũi về đêm – Khó ngủ phải làm sao?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Trẻ bị ngạt mũi về đêm thường hay giật mình tỉnh giấc, khó ngủ và dễ quấy khóc. Ngạt mũi kéo dài còn khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn và chậm phát triển. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà hoặc sử dụng thuốc xịt mũi khi cần thiết.

trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao
Trẻ bị ngạt mũi về đêm là bị gì? Làm sao để khắc phục?

Nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi về đêm

Ngạt mũi về đêm là tình trạng phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Mặc dù triệu chứng này không quá nghiêm trọng nhưng ngạt mũi kéo dài có thể gây khó thở, khiến trẻ thức giấc giữa đêm và quấy khóc. Vì vậy nếu nhận thấy con trẻ có biểu hiện này, bạn nên xác định nguyên nhân và tiến hành các biện pháp điều trị kịp thời.

Một số nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi về đêm, bao gồm:

1. Cảm lạnh

Cảm lạnh (viêm mũi họng) là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra khi rhinovirus xâm nhập và gây viêm cấp tính ở niêm mạc mũi – vòm họng. Sau 2 – 3 virus xâm nhập, trẻ bắt đầu bùng phát các triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi, mệt mỏi, sốt nhẹ, ho, sổ mũi,…

Các triệu chứng của cảm lạnh thường nghiêm trọng hơn khi thời tiết chuyển lạnh. Do đó trẻ mắc bệnh lý này có thể bị ngạt mũi và khó thở về đêm. Tuy nhiên cảm lạnh là bệnh khá lành tính và có thể tự thuyên giảm mà không cần can thiệp biện pháp điều trị y tế.

2. Cảm cúm

Cảm cúm là bệnh lý có triệu chứng tương tự cảm lạnh. Tuy nhiên cảm cúm thường do virus cúm A, B, C gây ra. Hơn nữa các triệu chứng của bệnh lý này cũng có mức độ nghiêm trọng hơn cảm lạnh.

Trẻ bị cảm cúm thường gặp phải tình trạng sốt cao, đau đầu, đau cơ, sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi và ho. Các triệu chứng của bệnh bùng phát mạnh vào ban đêm và có thể kéo dài đến 10 ngày.

trẻ sơ sinh bị ngạt mũi khó thở về đêm
Cảm lạnh là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị ngạt mũi về đêm

Cảm lạnh và cảm cúm là những bệnh lý do virus gây ra. Do đó thường không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên bệnh có thể thuyên giảm trong 7 – 10 ngày hoặc trong thời gian ngắn hơn nếu trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

3. Viêm xoang

Ngoài ra, tình trạng trẻ bị ngạt mũi về đêm có thể xảy ra do bệnh viêm xoang. Viêm xoang là thuật ngữ đề cập đến tình trạng mô lót ở trong các xoang bị viêm do nấm, virus, dị ứng hoặc do vi khuẩn.

trẻ sơ sinh bị ngạt mũi khó thở về đêm
Viêm xoang có thể khiến trẻ bị ngạt mũi, thở khò khè, hay quấy khóc và mệt mỏi

Viêm xoang làm ngưng trệ quá trình dẫn lưu dịch qua mũi, dẫn đến tình trạng ngạt mũi và khó thở khi nằm. Do đó trẻ mắc phải bệnh lý này có thể bị ngạt mũi, khó thở và thức giấc giữa đêm.

4. Dị ứng

Tình trạng nghẹt mũi ở trẻ có thể xảy ra do dị ứng thời tiết, nấm mốc, bụi bẩn hoặc phấn hoa. Khi tiếp xúc với tác nhân kích thích, niêm mạc hô hấp thường có xu hướng phù nề, tăng dẫn lưu dịch và làm phát sinh hàng loạt các triệu chứng như ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt, đỏ mắt,…

Ngoài ra dị ứng còn có thể gây phát ban và ngứa da dữ dội. Tình trạng này khiến trẻ khó ngủ, bứt rứt và hay quấy khóc.

5. Trẻ mọc răng

Trẻ từ 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng. Khi mọc răng, vùng nướu sẽ bị viêm sưng, dẫn đến tình trạng nóng sốt, tăng tiết dịch hô hấp và chán ăn.

trẻ sơ sinh bị ngạt mũi khó thở về đêm
Trẻ mọc răng có thể bị sốt, chán ăn, chảy nước mũi và nghẹt mũi

Dịch tiết hô hấp được sản sinh quá mức có thể khiến khoang mũi bị tắc nghẽn, dẫn đến tình trạng ngạt mũi. Vì vậy trẻ ngạt mũi về đêm có thể do quá trình mọc răng gây ra.

Trẻ bị ngạt mũi về đêm có nguy hiểm không?

Ngạt mũi về đêm có thể khiến trẻ khó thở, thức giấc giữa đêm và gây gián đoạn giấc ngủ. Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn mũi kéo dài còn ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, mức độ vận động và sức khỏe của trẻ. Với trẻ sơ sinh, ngạt mũi có thể khiến trẻ khó khăn khi bú và dễ bị sặc sữa.

Trong trường hợp ngạt mũi kéo dài, trẻ thường có thói quen thở bằng miệng và tăng nguy cơ mắc các bệnh về cổ họng như viêm họng, viêm amidan, viêm VA, hôi miệng, sâu răng,…

Trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao?

1. Xông hơi cho trẻ

Với những trẻ từ 3 tuổi trở lên, bạn có thể làm giảm tình trạng ngạt mũi về đêm bằng biện pháp xông hơi. Khi xông, hơi nước sẽ len lỏi vào bên trong hốc mũi nhằm làm giảm dịch nhầy và giảm tình trạng tắc nghẽn hiệu quả.

Để tránh ngạt mũi vào đêm, bạn nên xông mũi cho trẻ trước khi ngủ. Có thể thêm 2 – 3 giọt tinh dầu khuynh diệp hoặc vài lát gừng vào nước xông để gia tăng tác dụng.

Lưu ý: Khi xông nên chú ý để tránh tình trạng trẻ khó chịu hoặc bị kích ứng. Bên cạnh đó sau khi xông, bạn nên dùng khăn ẩm hoặc tăm bông để làm sạch nước mũi ứ đọng bên trong nhằm giúp khoang mũi và đường thở thông thoáng.

2. Hút dịch mũi

Nếu trẻ nhỏ hơn 2 tuổi, bạn nên tránh cho trẻ xông hơi, thay vào đó nên hút dịch để giảm tắc nghẽn. Thực hiện cách này trước khi ngủ có thể giúp trẻ ít bị ngạt mũi và ngủ ngon giấc hơn.

trẻ sơ sinh bị ngạt mũi khó thở về đêm
Hút dịch mũi trước khi ngủ sẽ hạn chế tình trạng trẻ bị ngạt mũi về đêm gây khó thở, gián đoạn giấc ngủ

Cách hút dịch mũi cho trẻ:

  • Cho trẻ nằm xuống giường và kê phần thân cao hơn đầu
  • Sau đó nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào mũi
  • Để nước muối trong mũi của trẻ trong khoảng vài phút
  • Bóp ống bơm nhằm đẩy hết không khí bên trong ra.
  • Sau đó đưa ống vào lỗ mũi trẻ và thả tay ra để hút dịch nhầy bên trong
  • Làm sạch ống bơm và thực hiện với lỗ mũi còn lại

Sau khi hút mũi cho trẻ xong, bạn nên vệ sinh dụng cụ bằng xà phòng và để khô ráo.

3. Massage mũi cho trẻ trước khi ngủ

Massage là biện pháp giảm nghẹt mũi an toàn và có thể áp dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên. Phương pháp này có tác dụng tăng cường dẫn lưu dịch nhầy, giảm nghẹt mũi và sổ mũi khá hiệu quả.

Giảm tình trạng trẻ bị ngạt mũi về đêm với các bước massage sau:

  • Xoa nhẹ nhàng ở hai bên cánh mũi cho trẻ trong vòng 1 – 3 phút.
  • Sau đó xoay nhẹ huyệt Ấn Đường (huyệt ở giữa 2 đầu lông mày).
  • Dùng 2 – 3 ngón tay đặt lên phần má của trẻ, ấn nhẹ và xoa bóp trong vòng 1 – 3 phút
  • Cuối cùng, thoa 1 ít dầu khuynh diệp vào vùng cổ cho trẻ trước khi ngủ

Khi massage cho trẻ, nên cắt ngắn móng tay để tránh tình trạng xây xước da của trẻ.

HỮU ÍCH: Cách bấm huyệt trị nghẹt mũi – Hướng dẫn A-Z

4. Cho trẻ uống nhiều nước

Trẻ bị ngạt mũi thường có xu hướng thở bằng miệng. Vì vậy bạn nên cho trẻ uống nhiều nước để bù chất lỏng và cân bằng điện giải. Bên cạnh đó uống đủ nước còn tăng cường trao đổi chất, làm loãng dịch tiết hô hấp và hỗ trợ loại bỏ dị nguyên.

trẻ sơ sinh bị ngạt mũi khó thở về đêm
Cho trẻ uống nhiều nước giúp bù chất lỏng, cân bằng điện giải và làm loãng dịch tiết hô hấp

Với những trẻ từ 2 tuổi trở lên, bạn có thể cho trẻ dùng nước ép trái cây và rau xanh để tăng cường sức đề kháng và kiểm soát các triệu chứng do viêm đường hô hấp gây ra.

5. Một số biện pháp khác

Bên cạnh đó, bạn có thể trị chứng ngạt mũi về đờm ở trẻ với các biện pháp sau:

trẻ sơ sinh bị ngạt mũi khó thở về đêm
Cho trẻ súc miệng với nước muối để tránh lây lan nhiễm trùng xuống vòm họng và amidan
  • Chườm khăn ấm lên vùng mũi để nước mũi chảy ra bên ngoài và giảm tắc nghẽn đường thở. Tuy nhiên cách này chỉ thích hợp với trẻ từ 2 tuổi trở lên.
  • Với những trẻ lớn, bạn có thể hướng dẫn cách hỉ mũi để loại bỏ dịch tiết và giảm ngạt mũi.
  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối để ngăn ngừa vi khuẩn và virus lây lan xuống vòm họng.
  • Khi ngủ, nên cho kê đầu cho trẻ cao hơn phần thân để tránh ngạt mũi.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoải mái và thoáng mát. Tránh mặc cho trẻ các trang phục có chất liệu dày và thấm hút kém.
  • Vệ sinh không gian phòng ngủ và điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức vừa phải.

Khi nào nên cho trẻ dùng thuốc trị nghẹt mũi?

Thuốc trị nghẹt mũi thường được bào chế ở dạng thuốc xịt, có chứa chất kháng histamin H1 hoặc các dẫn xuất của corticoid. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm phù nề và dịch tiết hô hấp, từ đó cải thiện tình trạng tắc nghẽn mũi và sổ mũi ở trẻ nhỏ.

Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng thuốc cho trẻ nếu triệu chứng không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp tại nhà. Bên cạnh đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liều lượng và tần suất sử dụng cụ thể.

Để làm giảm tình trạng trẻ bị ngạt mũi về đêm, bạn nên thực hiện các biện pháp cải thiện tại nhà trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên nếu nhận thấy triệu chứng kéo dài, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định thuốc điều trị phù hợp.

XEM THÊM

Chia sẻ:
Cảm giác có gì đó vướng ở cổ họng khi nuốt nước bọt làm sao khỏi?

Đôi khi cảm giác có gì đó bị vướng ở cổ họng khi nuốt nước bọt là dấu hiệu cho…

Cổ họng đau rát khi nuốt và cách điều trị nhanh khỏi [Chuyên gia tư vấn]

Cổ họng đau rát khi nuốt có thể xảy ra do bệnh viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan hoặc…

thuốc trị viêm mũi dị ứng 10 Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Thuốc trị viêm mũi dị ứng có thể được dùng theo đường uống hoặc xịt trực tiếp vào trong mũi.…

cách trị viêm xoang trán tại nhà 11 cách điều trị viêm xoang trán tại nhà hiệu quả nhanh

Cách điều trị viêm xoang trán tại nhà là giải pháp đơn giản, lành tính và giúp cải thiện nhanh…

Viêm họng cấp J02 là gì? Dấu hiệu & cách điều trị

Bệnh viêm họng cấp J02 là giai đoạn đầu của bệnh nhiễm trùng họng do vi khuẩn liên cầu gây…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua