Nước mũi từ đâu ra? Màu sắc và chức năng nước mũi
Nước mũi hoặc chất nhầy mũi được cơ thể tạo ra để bảo vệ mũi và xoang khỏi bụi bẩn, vi khuẩn và những mối nguy hiểm khác từ môi trường. Tuy nhiên, một người có thể nhận thấy chất nhầy đổi màu hoặc nhiều hơn bình thường do nhiễm trùng hoặc một số bệnh lý khác trong cơ thể.
Nước mũi từ đâu ra?
Nước mũi được tạo ra từ các tuyến niêm mạc dọc theo đường hô hấp của cơ thể, bao gồm mũi, cổ họng và phổi. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp, nước mũi được tạo ra từ các tuyến niêm mạc dọc theo đường mũi. Một lượng nhỏ chất nhầy có thể được tạo ra từ các xoang.
Mũi và cổ họng có thể sản xuất khoảng 1 – 2 lít chất nhầy mỗi ngày. Khi cơ thể khỏe mạnh, chất nhầy trong mũi sẽ di chuyển đến phía sau mũi đến cổ họng bởi những sợi lông mao nhỏ trên các tế bào mũi và đi đến dạ dày. Bạn có thể đã nuốt chất nhầy này cả ngày mà không nhận thức được.
Chức năng của nước mũi
Nước mũi hoạt động như một màng bảo vệ hệ thống hô hấp khỏi các tác nhân gây hại. Nước mũi có một số chức năng chính như:
- Giữ ẩm cho mũi và các xoang
- Chống lại bụi bẩn và các hạt khác ngoài một trường khi bạn hít vào
- Chống lại nhiễm trùng
- Làm ẩm không khí để bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi hít vào
- Chứa kháng thể giúp cơ thể nhận ra vi khuẩn, virus
Tại sao nước mũi đổi màu?
Thông thường, nước mũi thường mỏng và loãng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chất nhầy ở mũi có thể dày, đặc và thay đổi màu sắc. Điều này là dấu hiệu cho thấy màng nhầy bị viêm hoặc tổn thương do một số nguyên nhân như:
- Nhiễm trùng
- Dị ứng
- Tiếp xúc với chất kích thích
- Viêm mũi vận mạch
Màu nước mũi có ý nghĩa gì?
Nước mũi thường trong và nhiều nước. Nếu bạn bị nhiễm khuẩn, chất nhầy mũi có thể có màu vàng hoặc xanh lá cây. Tuy nhiên, chất nhầy có thể thay đổi nhiều màu sắc khác nhau, cụ thể bao gồm:
1. Nước mũi trong, không màu
Nước mũi trong được coi là khỏe mạnh và tự nhiên. Bình thường cơ thể có thể tạo ra khoảng 1.5 lít chất nhầy từ protein, kháng thể và muối. Khi chất nhầy di chuyển đến dạ dày chất nhầy sẽ được tiêu hóa. Trong khi đó, cơ thể liên tục tạo ra chất nhầy để bảo vệ mũi và xoang.
Trong một số trường hợp, nước mũi trong có thể là dấu hiệu của viêm mũi dị ứng. Đôi khi sốt nhẹ cũng có thể gây chảy nước mũi. Viêm mũi dị ứng hoặc các vấn đề dị ứng khác không phải do virus gây ra. Mũi tiết nhiều chất nhầy để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng hoặc bụi bẩn.
Một số dấu hiệu gây dị ứng khác bao gồm:
- Ngứa hoặc chảy nước mắt
- Hắt xì
- Ho
- Ngứa mũi, họng và vòm miệng
- Da dưới mắt có thể bị đổi màu
- Mệt mỏi
2. Nước mũi có màu trắng
Nước mũi màu trắng có thể là dấu hiệu bạn bị sưng hoặc viêm bên trong mũi. Điều này khiến chất nhầy ở mũi đặc, khó di chuyển và có thể khiến người bệnh cảm thấy nghẹt hoặc tắc nghẽn mũi. Nghẹt mũi và nước mũi đặc màu trắng có thể là dấu hiệu của cảm lạnh.
Cảm lạnh là bệnh do virus gây ra và có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Các triệu chứng thường tự cải thiện trong 1 – 3 ngày mà không cần sử dụng thuốc điều trị. Trẻ em thường dễ bị cảm lạnh hơn. Tuy nhiên, người trưởng thành có thể trải qua 2 – 3 đợt cảm lạnh mỗi năm.
Các triệu chứng cảm lạnh khác có thể bao gồm:
- Đau họng
- Nghẹt mũi
- Ho
- Hắt xì
- Sốt nhẹ hoặc sốt trên 37 độ C những dưới 38 độ C
- Đau nhức cơ thể nhẹ
- Đau đầu nhẹ
3. Tại sao nước mũi màu vàng?
Nước mũi màu vàng có thể là dấu hiệu nhiễm virus hoặc nhiễm trùng. Trên thực tế, màu vàng trong chất nhầy mũi là các tế bào bạch cầu đang chống lại các tác nhân gây hại. Khi các tác nhân gây hại đã bị loại bỏ sẽ khiến nước mũi có màu vàng hoặc nâu.
Thông thường cơ thể có thể mất khoảng 10 – 14 ngày để chống lại các vấn đề nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, hãy chú ý đến màu sắc của chất nhầy từ mũi. Nếu chất nhầy đổi màu hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.
4. Nước mũi màu xanh lá cây
Nếu nước mũi có màu xanh lá cây là đặc biệt dày đặc có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng. Màu xanh là màu sắc của các tế bào bạch cầu chết và các chất thải khác trong cơ thể.
Chất nhầy mũi có thể là dấu hiệu nghiêm trọng, do đó hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Trong một số trường hợp nước mũi màu xanh có thể là dấu hiệu nhiễm trùng xoang do virus chứ không phải do vi khuẩn.
5. Nước mũi màu đỏ hoặc hồng
Nước mũi màu đỏ hoặc hồng có thể là dấu hiệu chảy máu bên trong mũi. Khoang mũi có thể bị tổn thương do bạn xì mũi quá nhiều lần hoặc có vật gì đó làm tổn thương mũi.
Phụ nữ mang thai cũng có thể bị chảy nước mũi màu đỏ hoặc hồng. Điều này có do máu tích tụ, gây kích ứng và sưng bên trong mũi. Nếu trẻ em có chất nhầy màu đỏ, hãy đưa bé đến bệnh viện, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn, nguy hiểm trong cơ thể.
Nếu chất nhầy mũi có màu đỏ sau các chấn thương, tai nạn hãy đến bệnh viện để kiểm tra các vấn đề nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên đến bệnh viện khi:
- Khó thở
- Chảy máu mũi trong hơn 30 phút
- Chất nhầy mũi kèm máu nhiều hơn một muỗng canh
6. Nước mũi màu nâu hoặc cam
Nước mũi màu cam hoặc nâu có thể là do máu cũ đang thoát ra khỏi cơ thể. Hoặc có thể bạn đã hít phải thứ gì đỏ có màu đỏ, nâu và làm ảnh hưởng đến chất nhầy mũi. Tuy nhiên, có nhiều khả năng là bạn đã hít phải bụi bẩn, ớt bột hoặc một loại thuốc hít.
7. Nước mũi màu đen
Chất nhầy mũi màu đen có thể là dấu hiệu nhiễm nấm nghiêm trọng. Mắc dù tình trạng này không phổ biến nhưng những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương có thể xuất hiện tình trạng này.
Có 4 loại nhiễm trùng nấm xoang phổ biến như:
- Viêm xoang do nấm Mycetoma: Đây là kết quả của các cụm bào tử xâm lấn vào các hốc xoang. Để điều trị, người bệnh cần được cạo sạch các xoang bị nhiễm trùng.
- Viêm xoang do dị ứng nấm: Đây là một tình trạng phổ biến ở những người viêm mũi dị ứng. Tình trạng này cần phải phẫu thuật loại bỏ phần nhiễm trùng.
- Viêm xoang mãn tính không rõ nguyên nhân: Thường đi kèm các triệu chứng khác như đau đầu, sưng mặt và rối loạn thị giác.
- Viêm xoang mũi quá phát: Có thể gây tổn thưởng cho xoang, vùng chứa nhãn cầu và não.
Cách khắc phục tình trạng nước mũi nhiều
Nếu tình trạng chảy nước mũi là do dị ứng, bạn có thể tham khảo một số cách khắc phục như sau:
- Tránh khỏi các chất gây kích thích như cỏ, cây và những ngày nhiều phấn hoa. Nếu có thể, cần tránh ra ngoài trời từ lúc 5 – 10 giờ sáng.
- Giữ cho cửa sổ kín và sử dụng máy điều hòa không khí.
- Không nên phơi quần áo ngoài trời. Nấm mốc và phấn hoa có thể bám vào quần áo, khăn và khiến bạn bị chảy nước mũi.
- Sử dụng khẩu trạng hoặc mặt nạ chống bụi nếu cần làm việc ngoài trời, cắt cỏ hoặc làm vườn.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc chống dị ứng.
Đối với trường hợp, sổ mũi do cảm lạnh hoặc các vấn đề khác, bạn có thể:
- Xì mũi khi cần thiết. Ngoài ra, bạn có thể nuốt nhầy mũi nếu không tiện xì mũi.
- Uống nhiều nước, ít nhất là 8 ly mỗi ngày để tăng chất lỏng và làm loãng chất nhầy.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí thể tránh làm khô mũi và giúp bạn dễ thở hơn.
- Sử dụng dung dịch rửa mũi hoặc nước muối để rửa mũi. Đây là biện pháp thông mũi không sử dụng thuốc, an toàn vì vậy bạn có thể áp dụng 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Nếu tình trạng nghẹt mũi trở nên nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng thuốc thông mũi không kê đơn. Tuy nhiên, không được sử dụng thuốc thông mũi quá 3 ngày liên tục.
Trong hầu hết các trường hợp, chất nhầy được tạo ra bởi các xoang để bảo vệ xoang khỏi các tác nhân gây hại. Nếu chất nhầy ở mũi khiến bạn khó chịu hoặc nếu bạn có các bệnh lý tiềm ẩn khác, hãy đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp. Ngoài ra, nếu chảy nước mũi liên tục hơn 10 ngày, bạn cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Trẻ bị hắt hơi sổ mũi là bệnh gì? Uống thuốc gì để điều trị?
- Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn không nên bỏ qua
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!