Viêm mũi vận mạch là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm mũi vận mạch là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng hệ thần kinh đối giao cảm ở trong niêm mạc mũi phản ứng thái quá. Các triệu chứng xuất hiện và kéo dài nhưng không nguy hiểm.

Viêm mũi vận mạch là gì?

Viêm mũi vận mạch là gì?
Viêm mũi vận mạch là bệnh đường hô hấp gây ra nhiều triệu chứng khó chịu

Viêm mũi vận mạch là một bệnh đường hô hấp xảy ra do sự tác động của một số tác nhân như thời tiết, vi khuẩn, vi nấm, một số loại thuốc, mùi lạ… Chúng sẽ tấn công và gây nên phản ứng giữa giao cảm tại niêm mạc mũi với hệ thần kinh khiến cho mũi bị kích ứng.

Bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng. Nhưng sau 20 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh thường cao hơn. 

Tham khảo thêm: 4 Cách trị viêm mũi dị ứng bằng Đông Y lành tính, an toàn

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi vận mạch

Nguyên nhân chính xác trực tiếp gây bệnh viêm mũi vận mạch hiện vẫn chưa được xác định. 

Các tác nhân gây bệnh có thể là:

  • Chất kích thích: Bụi, khói thuốc, mùi lạ, khói hóa chất.
  • Thời tiết thay đổi
  • Nhiễm trùng.
  • Thực phẩm và đồ uống: Thức ăn cay nóng, đồ uống có cồn.
  • Aspirin, ibuprofen, thuốc huyết áp cao hay thuốc chẹn beta, thuốc xịt thông mũi.
  • Thay đổi nội tiết.
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi vận mạch
Thường xuyên ăn đồ cay nóng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Ngoài những nguyên nhân đặc trưng trên còn một số yếu tố khác cũng được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Có thể là:

  • Ngủ ngửa
  • Ngưng thở khi ngủ
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Đối tượng trên 20 tuổi
  • Căng thẳng, stress
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính

Một số triệu chứng nhận biết đặc trưng

  • Nghẹt mũi
  • Sổ mũi
  • Hắt hơi
  • Có đờm trong cổ họng
  • Ho

Khác với viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch thường không gây ra các triệu chứng ngứa mũi, mắt hay cổ họng.

Nên chủ động thăm khám bác sĩ khi:

  • Các triệu chứng nghiêm trọng
  • Thuốc không kê đơn và biện pháp tự chăm sóc không đáp ứng.
  • Gặp tác dụng phụ từ thuốc.

Gợi ý: Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Có Những Biến Chứng Nào Thường Gặp

Biến chứng của bệnh viêm mũi vận mạch

Chẩn đoán bệnh viêm mũi vận mạch như thế nào

  • Kiểm tra da: Bác sĩ sẽ cho da tiếp xúc với một lượng nhỏ các chất gây dị ứng. Nếu có dị ứng, vùng da sẽ có dấu hiệu đỏ lên hay phát ban.
  • Xét nghiệm máu: Một mẫu máu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra độ nhạy cảm với các chất gây dị ứng cụ thể.

Để loại trừ trường hợp triệu chứng là do các vấn đề về xoang gây ra thì bác sĩ sẽ chỉ định:

  • Nội soi mũi.
  • Chụp cắt lớp vi tính.

Phương pháp điều trị bệnh viêm mũi vận mạch

1. Dung dịch nước muối sinh lý

Nước muối sẽ giúp làm loãng dịch nhầy nhằm đẩy chúng ra ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, còn giúp làm sạch và làm dịu niêm mạc mũi, đồng thời ức chế sự phát triển phản ứng viêm.

2. Thuốc xịt mũi Corticosteroid

Triamcinolone và Flnomasone là 2 loại thuốc xịt mũi Corticosteroid được dùng phổ biến nhất.

3. Thuốc xịt mũi kháng Histamine

Các loại thuốc ở dạng xịt có chứa chất kháng Histamine có thể giúp làm giảm triệu chứng. Một số thuốc như Olopatadine hydrochloride (Patanase) hay Azelastine (Astelin, Astepro).

4. Thuốc xịt mũi chống Cholinergic

Thuốc theo toa Ipratropium (Atrovent) thường được chỉ định làm thuốc hít hen. Nhưng nếu ở dạng xịt thì thuốc lại được cho là có thể làm giảm tình trạng chảy nước mũi.

5. Thuốc thông mũi

Có tác dụng làm thu hẹp các mạch máu và giảm tình trạng nghẹt mũi. Phenylephrine (Afrin, Neo-Synephrine và các loại khác) và thuốc có chứa Pseudoephedrine (Sudafed) là được dùng phổ biến nhất. 

**Chú ý: Các loại thuốc kháng Histamine không kê đơn như exofenadine (Allegra), diphenhydramine (Benadryl), loratadine (Claritin) hay cetirizine (Zyrtec) thường không có tác dụng với bệnh viêm mũi vận mạch. 

Đọc thêm: Viêm mũi dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Chăm sóc và dự phòng

Hãy chú ý đến các vấn đề được khuyến nghị dưới đây:

  • Rửa sạch mũi: Có thể sử dụng một dụng cụ được thiết kế đặc biệt. Ví dụ như một chai ở trong bộ dụng cụ nước muối, chậu neti hay ống tiêm bóng đèn. 
  • Xì mũi: Nhẹ nhàng xì mũi khi nhiều dịch nhầy.
  • Làm ẩm không khí: Nếu không khí trong nhà quá khô nên đặt máy tạo độ ẩm.
  • Uống chất lỏng: Có thể giúp làm loãng chất nhầy trong mũi.
  • Đừng lạm dụng thuốc thông mũi: Sử dụng trong thời gian dài có thể sẽ làm trầm trọng triệu chứng.
  • Tránh các tác nhân: Xác định những thứ gây ra hay làm nặng nề thêm triệu chứng thì hãy chủ động tránh xa chúng.

Viêm mũi vận mạch mặc dù không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng nhưng vẫn tiềm ẩn những biến chứng nếu không sớm điều trị. Nghiêm túc điều trị theo phác đồ kết hợp với chăm sóc là cách hữu hiệu nhất để đẩy lùi bệnh lý này.

Có thế bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
viêm mũi dị ứng mãn tính Tình Trạng Viêm Mũi Dị Ứng Mãn Tính Và Cách Trị Hiệu Quả

Viêm mũi dị ứng mãn tính là bệnh viêm mũi dị ứng kéo dài mà không được điều trị triệt…

Thuốc Alzyltex – Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc Alzyltex có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên thuốc có thể…

máy trị viêm mũi dị ứng Top 6 Loại Máy Trị Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả, Dễ Sử Dụng

Máy trị viêm mũi dị ứng là phương pháp được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Dưới đây là danh…

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không?

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không? Là câu hỏi được đặt ra ở nhiều người khi mắc…

điều trị viêm mũi dị ứng bằng đông y 3 Cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông Y hiệu quả, an toàn

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y được dựa trên nguyên lý cân bằng âm dương và sự…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua