Thuốc Stelara: Công dụng, cách dùng và giá bán

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Thuốc Stelara là một trong những biện pháp điều trị bệnh Crohn (bệnh viêm ruột mạn tính) mới dành cho người lớn nhờ thành phần Ustekinumab. Loại thuốc này thuộc nhóm thuốc điều hòa miễn dịch chọn lọc hoặc thuốc sinh học.

Thuốc Stelara là thuốc gì? Cơ chế chữa bệnh Crohn

Stelarathuộc nhóm điều hòa miễn dịch chọn lọc, thường được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh vảy nến. Nghiên cứu mới nhất từ các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng thuốc cũng hiệu quả trong việc chống lại bệnh Crohn.

Thuốc Stelara
Stelara được chỉ định sử dụng cho người bệnh Crohn mức độ trung bình và nặng

Bệnh Crohn là một loại viêm ruột mạn tính ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, thường tác động đến phần cuối của ruột non và phần đầu của ruột kết.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn.

Nghiên cứu từ Đại học California phát hiện rằng Stelara (Ustekinumab) có khả năng ngăn chặn hai protein gây viêm, Interleukin 12 và 23.

Thuốc Stelara, hay còn gọi là liệu pháp sinh học, được chấp nhận sử dụng từ năm 2008 để điều trị bệnh vảy nến mảng và bệnh Crohn ở mức độ trung bình, nặng.

Thuốc có hiệu quả ngăn chặn 2 loại protein gây viêm tốt hơn so với các chất ức chế TNF, thường thấy kết quả rõ rệt sau khoảng 6 tuần điều trị.

Stelara điều trị bệnh crohn
Stelara đem lại hiệu quả khả quan trong việc cải thiện triệu các triệu chứng của bệnh Crohn

Thông tin chi tiết thuốc Stelara

  • Thành phần: Ustekinumab 45mg/ 0.5ml
  • Nhóm thuốc: Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ miễn dịch
  • Dạng bào chế: Dung dịch tiêm
  • Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 0.5ml 
  • Thương hiệu: Janssen-Cilag., Ltd
  • Xuất xứ: Áo
  • Giá bán: Thuốc được bán theo đơn vị hộp khoảng 80.037.653 đồng/ hộp (tám mươi triệu không trăm ba mươi bảy ngàn sáu trăm năm mươi ba nghìn đồng)

(Giá bán Stelara này là giá bán cho các đơn hàng lớn và các hệ thống đại lý cấp 1, nên giá bán lẻ tại những nhà thuốc, bệnh viện sẽ cao hơn so với giá gốc).

Tham khảo thêm: Thuốc Meteospasmyl – Công dụng, cách dùng và giá bán

Liều lượng – Cách dùng thuốc Stelara

Stelara được chỉ định sử dụng cho người lớn trong chữa trị nhiều bệnh lý như:

Bệnh vẩy nến mảng bám

  • Bắt đầu với liều tiêm dưới da 45mg, sau đó tiêm 45mg tiếp sau 4 tuần. Sau đó, tiêm mỗi 12 tuần một lần. Bệnh nhân có trọng lượng trên 100kg có thể thay bằng liều 90mg.
  • Cần theo dõi kỹ phản ứng của cơ thể sau tiêm. Nếu không đáp ứng hoàn toàn với liều 45mg, có thể xem xét tăng lên liều 90mg mỗi 12 tuần.
  • Nếu không đáp ứng với liều mỗi 12 tuần, thì thay bằng liều 90mg mỗi 8 tuần.

Bệnh viêm khớp vảy nến

  • Stelara được chỉ định cho người lớn trong điều trị bệnh viêm khớp vảy nến đơn thuần hoặc kết hợp với Methotrexate.
  • Liều dùng khuyến cáo là 45mg ở liều khởi đầu và tuần thứ 4. Sau đó, tiếp tục tiêm dưới da với liều tương tự mỗi 12 tuần.

Bệnh Crohn

Thuốc Stelara được chỉ định điều trị cho người lớn mắc bệnh crohn mức độ trung bình và nặng.

công dụng của Stelara
Liều dùng Stelara phụ thuộc chủ yếu vào trọng lượng của người bệnh
  • Liều IV dựa trên trọng lượng ban đầu
    • ≤55 kg: 260 mg IV
    • > 55 kg – 85 kg: 390 mg IV
    • > 85 kg: 520 mg IV
  • Liều duy trì: Tiến hành tiêm dưới da liều 90mg 8 tuần sau khi truyền IV ban đầu, sau đó mỗi 8 tuần. 

Lưu ý: Điều trị bệnh Crohn thường bắt đầu bằng liều Stelara cô đặc. Quá trình tiêm thuốc kéo dài ít nhất 1 giờ và liều dùng chủ yếu phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể của bệnh nhân.

Tham khảo thêm: Thuốc Spasfon là thuốc gì? Liều dùng, tác dụng phụ, giá bán

Tác dụng phụ của thuốc Stelara

Stelara 45mg/0.5ml không nên sử dụng cho những người có mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm viêm mũi họng, đau đầu, chóng mặt, đau lưng, tiêu chảy, ngứa, buồn nôn, mệt mỏi, đau nhức tại chỗ tiêm…

Các triệu chứng hiếm hơn bao gồm zona, viêm mô tế bào, nhiễm virus đường hô hấp trên, sung huyết mũi, liệt mặt, da tróc vảy, phản ứng quá mẫn (phát ban, nổi mề đay), phản ứng nặng tại chỗ tiêm (chai cứng, chảy máu, tụ máu, sưng và ngứa), sốc phản vệ, phù mạch, viêm da tróc vẩy…

Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, nên liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ
Việc sử dụng Stelara cần phải có toa thuốc của bác sĩ

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Stelara

Để quá trình sử dụng Stelara đạt hiệu quả cao và tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Stelara không phải là thuốc đặc trị bệnh Crohn, chỉ giúp cải thiện các triệu chứng.
  • Liều Stelara đầu tiên cần được tiêm tại bệnh viện và sau đó có thể tự tiêm tại nhà.
  • Người bị nhiễm trùng hoặc có nguy cơ nhiễm trùng nên tránh sử dụng Stelara.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Trước khi bắt đầu sử dụng Stelara, người bệnh cần kiểm tra bệnh lao.
  • Chỉ được sử dụng theo toa của bác sĩ.
  • Do giá của Stelara khá cao, khi mua thuốc nên cân nhắc và kiểm tra kỹ thông tin về nhà sản xuất, hàm lượng,  nhà nhập khẩu để đảm bảo tránh mua phải hàng giả hoặc kém chất lượng. 

Tóm lại, thuốc Stelara là loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay để cải thiện các triệu chứng bệnh cho người lớn mắc bệnh Crohn từ trung bình đến nặng. Việc sử dụng thuốc cần chú ý về liều lượng, thời gian sử dụng và cách dùng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 08:48 - 29/03/2024 - Cập nhật lúc: 08:59 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Viêm đại tràng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm đại tràng là bệnh lý xảy ra khi có hiện tượng viêm nhiễm, tổn thương bên trong lớp lót…

Đau đại tràng bên nào Đau đại tràng là đau ở đâu, bên nào? Dấu hiệu nhận biết

Mỗi vị trí đau bụng thường cảnh báo những bệnh lý liên quan đến một cơ quan nhất định trong…

Phác Đồ Điều Trị Viêm Đại Tràng Mới Nhất Của Bộ Y Tế

Phác đồ điều trị viêm đại tràng thường được xây dựng dựa trên nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn…

Bệnh Crohn ở trẻ em Bệnh crohn ở trẻ em: Cách chẩn đoán và điều trị

Bệnh Crohn ở trẻ em là bệnh viêm đường ruột mạn tính, bệnh thường kéo dài trong một thời gian,…

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu Viêm Đại Tràng Đi Ngoài Ra Máu – Các Thông Tin Cần Biết

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu là một trong những dấu hiệu cảnh báo cho sự tổn thương nghiêm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua