Sôi bụng tiêu chảy là triệu chứng gì và cách chữa trị
Sôi bụng là một hiện tượng bình thường, dễ gặp khi đói hoặc rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên sôi bụng tiêu chảy thì lại là một dấu hiệu nguy hiểm cần được quan tâm và khắc phục. Chúng không chỉ gây khó chịu mà có thể là biểu hiện của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Triệu chứng sôi bụng tiêu chảy thường gặp
Hiện tượng sôi bụng kèm tiêu chảy thường xuất hiện sau ăn, điển hình bởi đau quặn và trung tiện nhiều, đồng thời có thể gây ra đầy bụng, mệt mỏi do mất nước và điện giải.
Triệu chứng cụ thể của vấn đề này là:
- Sôi bụng, đau quặn sau bữa ăn, đặc biệt là trên bên trái của bụng.
- Trung tiện nhiều, phân lỏng liên tục, không có hình dạng đặc trưng.
- Đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn.
- Đau bụng tái phát nhiều lần, cảm giác vướng ở cổ họng.
- Mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể, khô họng do mất nước.
Nguyên nhân gây sôi bụng tiêu chảy
Tình trạng này có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân như:
- Nhiễm khuẩn: Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng như Salmonella, Shigella, Giardia Lamblia, Entamoeba Histolytica, Rotavirus… có thể xâm nhập vào cơ thể, gây sôi bụng và tiêu chảy.
- Thực phẩm ô nhiễm: Sử dụng thực phẩm không vệ sinh, chứa nhiều chất bảo quản hoặc bị hỏng có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
- Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng kháng sinh kéo dài có thể gây rối loạn hệ tiêu hóa và gây sôi bụng.
- Bệnh lý đại tràng: Các bệnh lý như đại tràng co thắt, đại tràng kích thích… có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, dẫn đến tình trạng bụng sôi và tiêu chảy.
Tham khảo thêm: Viêm Đại Tràng Đi Ngoài Ra Máu – Các Thông Tin Cần Biết
Cách xử lý khi bị sôi bụng tiêu chảy
Sôi bụng và tiêu chảy là triệu chứng nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ và người già. Cần khắc phục bù nước ngay để tránh suy nhược cơ thể và nguy cơ tử vong. Cách xử lý bao gồm:
1. Bổ sung nước và điện giải
Không nên sử dụng kháng sinh để điều trị tiêu chảy. Thay vào đó, cần bổ sung nước và điện giải bằng cách sử dụng dung dịch Oresol.
Pha 1 gói Oresol với 1 lít nước sôi để nguội. Liều lượng Oresol sử dụng tùy thuộc vào mức độ tiêu chảy. Có thể thay thế Oresol bằng viên Hydrite, uống 1 viên với 200ml nước mỗi ngày.
Biện pháp này giúp tránh rối loạn do mất nước và điện giải nhanh chóng.
2. Sử dụng thuốc cầm tiêu chảy
Các loại thuốc thường được sử dụng khi sôi bụng tiêu chảy là bao gồm:
- Thuốc uống Loperamid: Chống tiêu chảy, nhưng không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi hoặc trẻ dưới 8 tuổi (loại viên). Tránh sử dụng cho người suy gan và phụ nữ mang thai.
- Các loại khác như Diphenoxylate, thuốc từ nấm men và vi khuẩn, thuốc berberin, thuốc kháng tiết ở ruột non.
Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc cầm tiêu chảy, có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như viêm ruột, tắc ruột, thậm chí tử vong.
3. Phương pháp dân gian
Chứng sôi bụng kèm tiêu chảy có thể được giảm nhẹ bằng các phương pháp sau:
- Dùng khăn ấm hoặc túi chườm để làm ấm bụng, giúp giảm đau quặn và khó chịu ở vùng bụng.
- Thoa dầu gió lên bụng và lưng để giảm đau bụng, sôi bụng và tiêu chảy.
- Massage bụng bằng cách xoa đều theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ rốn và lan dần ra vùng bụng xung quanh.
- Sử dụng các loại trà thảo mộc như trà gừng nóng, trà quế, trà bạc hà, trà hoa cúc, baking soda, trà xanh gừng mật ong, trà vỏ cam quýt phơi khô…
Tham khảo thêm: Viêm đại tràng khi mang thai – Cách xử lý & thông tin cần biết
4. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Đối với người gặp vấn đề về tiêu hóa, cháo là lựa chọn hàng đầu để cung cấp nước và dinh dưỡng. Các loại cháo tốt có thể bao gồm cháo hoa, cháo gà, cháo cà rốt khoai tây, cháo gừng hạt sen, cháo trứng lá mơ lông…
Ngoài ra, nên tăng cường ăn sữa chua, thực phẩm giàu tinh bột và trái cây như chuối, sốt táo, việt quất… Tránh nhịn ăn và hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo, sữa và các sản phẩm từ sữa, đồ uống có cồn…
5. Thăm khám bác sĩ
Cần đến bệnh viện ngay khi:
- Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày mà không thấy giảm.
- Bụng đau dữ dội, có kèm theo buồn nôn, nôn hoặc không.
- Đi ngoài hơn 10 lần/ngày, có máu trong phân hoặc phân có màu đen, chất nhầy.
- Có dấu hiệu mất nước như da xanh xao, mệt mỏi, môi khô, không thể uống nước…
- Sôi bụng kèm tiêu chảy.
- Sốt trên 38 độ C.
Nếu nguyên nhân gây ra là do bệnh lý đại tràng và vi khuẩn, thì người bệnh nên chữa trị ngay để phòng tránh những biến chứng.
Biện pháp phòng ngừa sôi bụng tiêu chảy
Để phòng ngừa tình trạng này, có thể thực hiện những biện pháp sau:
- Ăn chín và uống sôi, hạn chế thực phẩm sống như rau sống, gỏi, tiết canh, nem…
- Đậy kỹ thức ăn sau khi ăn xong, tránh thức ăn không đảm bảo vệ sinh.
- Hạn chế sử dụng bia rượu, thức uống có cồn, thực phẩm lên men.
- Tăng cường ăn rau xanh để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và nâng cao sức khỏe.
- Rửa tay sạch trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Trên đây là một số thông tin về chứng sôi bụng tiêu chảy và các cách xử lý thông thường. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc điều trị mà nên nhanh chóng tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
- 7 Cách Chữa Đại Tràng Co Thắt Tại Nhà, Giảm Đau Nhanh
- Các bệnh về Đại Tràng thường gặp và cách xử lý hiệu quả
Bình luận (2)
Chào bác sĩ e hiện tại 22 tuổi và đang gặp vấn đề về tiêu hoá như : – Sôi bụng ở bên trái rốn, đau quặn từng cơn đau âm ỉ ,đau tăng lên sau khi ăn thậm chí trước khi ăn đã đau, có cảm giác đầy bụng chướng bụng kèm theo ợ hơi đi ngoài phân lỏng, nát phân có nhầy như bong bóng lúc bị táo bón người suy giảm trí nhớ ăn k ngon ngủ k sâu giấc người mệt mỏi sụt cân . Những triệu trứng trên e đang mắc phải là của bệnh gì và mong bsi cho e cách điều trị dứt điểm ạ
Chào bác sỹ tôi bị hiện tượng thường xuyên bị tiêu chảy phân lỏng nát buổi tối lúc đi ngủ thì bị sôi bụng kêu rất rõ tôi không bị hiện tượng đau bụng hay mệt mỏi gì cả tôi đã đi khám bác sy nhưng không bị gì cả tôi bị tình trạng thường xuyên bị tiêu chảy này cũng đã hơn 1 năm