7 Cách Chữa Đại Tràng Co Thắt Tại Nhà, Giảm Đau Nhanh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Một số cách chữa đại tràng co thắt tại nhà như chườm nóng, masasge bụng, tập yoga, áp dụng một số bài thuốc dân gian… đem lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng, không gây tác dụng phụ và ít tốn kém chi phí hơn so với các loại thuốc Tây đặc trị. 

Triệu chứng của cơn đau đại tràng co thắt 

Người mắc bệnh viêm đại tràng co thắt thường phải chịu những cơn đau khó chịu. Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh, hay còn được gọi là hội chứng ruột kích thích. Đây là một loại rối loạn tiêu hóa do đại tràng co thắt quá mức.

chữa đại tràng co thắt tại nhà
Những cơn đau đại tràng co thắt vô cùng khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh

Những cơn đau đại tràng co thắt, mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng kéo dài và tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Dưới đây là một số biểu hiện:

  • Đau bụng: Đau có thể đột ngột, dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài, thường ở vùng bụng bên trái.
  • Cảm giác muốn đi đại tiện liên tục.
  • Đại tiện bất thường: Kết hợp giữa táo bón và tiêu chảy liên tục.
  • Phân lỏng: Co thắt làm cho hệ tiêu hóa không kịp chuyển hóa chất cặn, dẫn đến phân lỏng.
  • Phân lẫn chất nhầy: Dấu hiệu của đại tràng co thắt quá mức.
  • Khó tiêu, đầy hơi: Thường gặp ở người có chế độ ăn uống kém, nhưng cũng có thể xuất hiện ở người mắc bệnh đại tràng co thắt.

Các chuyên gia cho biết có nhiều nguyên nhân gây ra cơn đau đại tràng co thắt, nhưng hai nguyên nhân chính là chế độ ăn uống và yếu tố tâm lý.

Tham khảo thêm: Các bệnh về Đại Tràng thường gặp và cách xử lý hiệu quả

Top 7 cách chữa đại tràng co thắt tại nhà hiệu quả nhất

Cơn co thắt đại tràng đột ngột gây đau đớn và khó chịu. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau không phải là lựa chọn tốt vì có thể mang lại nhiều rủi ro. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến khích áp dụng các phương pháp chữa trị tại nhà không cần sử dụng thuốc. 

chườm nóng
Chườm nóng là biện pháp giúp làm giãn mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm cơn co thắt tức thì

1. Chườm nóng

Chườm nóng là phương pháp giúp giảm đau co thắt đại tràng hiệu quả. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc áp dụng chườm nóng có thể giãn mạch, tăng cường tuần hoàn máu và giảm co thắt cơ bị co thắt, từ đó giảm đau.

Có nhiều cách thực hiện như sử dụng túi chườm, chai nước ấm, chườm khăn bọc muối rang nóng… Luôn nhớ điều chỉnh nhiệt độ và che vùng bụng bằng khăn hoặc áo để tránh gây bỏng da.

2. Massage bụng

Massage là một phương pháp giúp giảm đau bụng do đại tràng co thắt hiệu quả và đơn giản. Việc thực hiện massage giúp giảm đau nhanh chóng, có thể thực hiện mỗi buổi sáng để kích thích hoạt động của đại tràng, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Có nhiều cách massage như sau:

Cách 1: Massage bụng trong tư thế nằm

  • Nằm thả lỏng trên giường hoặc sàn.
  • Đặt lòng bàn tay trái lên rốn, tay phải đặt úp lên mu bàn tay trái và xoa dọc khung đại tràng theo chiều kim đồng hồ.
  • Thực hiện liên tục trong 2 – 3 phút để kích thích giảm co thắt và giảm đau.
massage bụng
Massage bụng là cách chữa đại tràng co thắt tại nhà khá hiệu quả

Cách 1: Massage bụng trong tư thế đứng

  • Đặt tay trái lên eo, tay phải lên rốn, xoa nhẹ nhàng theo chuyển động tròn dọc theo khung đại tràng. Thực hiện trong 2 – 3 phút.
  • Đổi bên, đặt tay phải lên eo và tay trái lên rốn, xoa đều theo chuyển động tròn từ ngoài vào trong rốn. Thực hiện trong 2 – 3 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Nha đam 

Nha đam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, nhuận tràng. Sử dụng nha đam có thể giảm cơn đau đại tràng co thắt, cải thiện táo bón và làm lành vết thương.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 5 nhánh nha đam tươi, gọt vỏ, rửa sạch.
  • Cắt nhỏ phần ruột nha đam và xay nhuyễn.
  • Trộn nha đam với mật ong và đổ vào hũ thủy tinh, đậy kín nắp.
  • Bảo quản trong tủ lạnh.
  • Dùng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 30 ml, kiên trì sử dụng cho đến khi các triệu chứng giảm hoàn toàn.

4. Uống trà gừng

Theo y học cổ truyền, gừng có tính chất chống viêm, kháng khuẩn và khả năng chống oxi hóa cao.

Nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh rằng sử dụng nước gừng có thể xoa dịu cơn đau và giảm đau do đại tràng co thắt. Gừng cũng được biết đến với khả năng ngăn ngừa viêm đại tràng hiệu quả.

gừng
Trà gừng vừa có tác dụng kháng viêm chống khuẩn vừa giúp làm giảm cơn đau đại tràng co thắt hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng.
  • Cho vào nồi với nước, đun khoảng 10 phút.
  • Rót ra ly, thêm mật ong nếu muốn, uống khi còn ấm.

Tham khảo thêm: Viêm đại tràng khi mang thai – Cách xử lý & thông tin cần biết

5. Dùng tinh dầu bạc hà

Nghiên cứu đã chỉ ra tinh dầu bạc hà giúp xoa dịu và giảm cơn co thắt đại tràng nhanh chóng. Uống một ly trà bạc hà nóng khi cơn đau bùng phát có thể mang lại sự giảm nhẹ.

Sử dụng tinh dầu bạc hà thường xuyên cũng có thể giúp dứt điểm hiệu quả một số triệu chứng viêm đại tràng co thắt.

6. Tập yoga

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, yoga là một phương pháp hiệu quả cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là đối với đại tràng. Động tác trong yoga giúp giảm viêm, kích thích hoạt động ruột và giảm đau một cách nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao cho quá trình điều trị bệnh.

chữa đại tràng co thắt tại nhà
Bài tập yoga tư thế em bé cũng là một biện pháp chữa đại tràng co thắt tại nhà nên áp dụng

Các chuyên gia gợi ý bài tập yoga tốt nhất là tư thế em bé có vật đỡ. Tư thế này đơn giản nhưng hiệu quả, giúp giảm đau nhẹ nhàng mà không cần giãn cơ. Cách thực hiện như sau:

  • Chống hai tay và đầu gối xuống sàn, sau đó dùng một tấm chăn hoặc gối đặt lên đùi.
  • Từ từ gập người xuống tựa lên vật đỡ.
  • Hai tay đặt nhẹ sang hai bên và giữ tư thế này trong vòng 5 phút.

7. Học cách thở và thực hành chánh niệm

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa cơn đau đại tràng co thắt và căng thẳng mãn tính. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng nguy cơ viêm nhiễm và gây hại lâu dài. Để giảm đau hiệu quả, việc duy trì trạng thái thư giãn và thoải mái là rất quan trọng.

Để giảm đau, bạn có thể thử học cách thở và thực hành chánh niệm. Phương pháp này giúp xoa dịu dây thần kinh ruột liên kết với não bộ, giảm khả năng cảm thụ cơn đau. Nghiên cứu chỉ ra hơn 70% người bệnh cải thiện chứng ruột kích thích sau 8 tuần thực hành chánh niệm.

Kỹ thuật thở đơn giản: Hít vào qua mũi trong 5 nhịp và thở ra qua miệng trong 5 nhịp, hoặc lâu hơn khi cần.

Học cách thở và thực hành chánh niệm
Học cách thở và thực hành chánh niệm

Tham khảo thêm: Polyp đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Một số lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt giúp giảm đau đại tràng co thắt

Ngoài các biện pháp chữa đại tràng co thắt tại nhà, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để đạt hiệu quả mong muốn.

Lưu ý về chế độ ăn uống

Để xây dựng một chế độ ăn uống khoa học cho người mắc bệnh viêm đại tràng co thắt, có thể tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Loại bỏ gluten: Tránh các thực phẩm chứa gluten như lúa mạch và lúa mì, vì gluten có thể làm tăng mức độ nhạy cảm cho đường ruột.
  • Hạn chế chất kích thích: Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, bánh kẹo, nước ngọt có gas… vì chúng có thể gây khó tiêu và chướng bụng.
  • Kiểm soát dầu mỡ và thực phẩm dễ gây dị ứng: Hạn chế thức ăn có nhiều dầu mỡ, thực phẩm chua cay và các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, sữa bò và đậu phộng.
  • Ăn chín và uống nước sôi: Tuân thủ nguyên tắc ăn chín và uống nước sôi để giảm nguy cơ viêm nhiễm.
  • Ăn chậm và chia nhỏ bữa ăn: Ăn chậm và chia nhỏ các bữa ăn để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước mỗi ngày, từ 2 – 2.5 lít, để điều hòa nhu động ruột và cân bằng các chất điện giải, đặc biệt trong trường hợp bị tiêu chảy kéo dài.
xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học là cách tốt nhất để phòng ngừa tái phát các cơn đau đại tràng co thắt

Về chế độ sinh hoạt

Để kiểm soát và phòng ngừa tái phát cơn đau đại tràng, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sinh hoạt hàng ngày sau:

  • Duy trì cân nặng phù hợp: Tránh sụt cân quá mức để ngăn ngừa suy nhược cơ thể.
  • Tập thể dục thường xuyên: Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho hoạt động thể chất để điều hòa nhu động ruột, giảm căng thẳng thần kinh và ổn định chức năng đại tràng.
  • Giảm căng thẳng: Hạn chế căng thẳng trong cuộc sống và công việc, cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Thực hiện các biện pháp như thiền, đọc sách, đi dạo, tắm nước ấm, nghe nhạc, sử dụng tinh dầu…

Hy vọng thông qua 7 gợi ý về cách chữa đại tràng co thắt tại nhà mà chúng tôi giới thiệu ở trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc trong việc khắc phục cơn đau nhanh chóng, ít tốn kém và không cần dùng thuốc. Trong những trường hợp nặng hơn, khuyến khích người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh Crohn Bệnh Crohn là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, điều trị

Bệnh Crohn có lẽ là căn bệnh còn xa lạ với nhiều người. Thực chất Crohn là một loại bệnh…

Khám viêm đại tràng ở đâu tốt tại TP HCM và Hà Nội?

Khám viêm đại tràng ở đâu tại TPHCM và Hà Nội là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người…

Viêm đại tràng ở người già không khó trị như bạn nghĩ

Viêm đại tràng ở người già thường không có biểu hiện điển hình cho đến khi bệnh chuyển sang mãn…

Viêm đại tràng ở trẻ em do đâu? Điều trị và phòng ngừa

Viêm đại tràng ở trẻ em thường hiếm gặp hơn ở người lớn. Tuy nhiên, đây là một tình trạng…

Các chuyên gia, bác sĩ đều được đào tạo chuyên môn sâu, có học hàm học vị cao Điều trị dứt điểm bệnh đại tràng dai dẳng cùng các chuyên gia tiêu hoá tại Thuốc dân tộc

Sau gần một thập kỷ hoạt động và nỗ lực phát triển, Trung tâm Thuốc dân tộc luôn tự hào…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua