Bị bệnh crohn nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Duy trì một chế độ ăn uống khoa học là vấn đề người mắc bệnh crohn nên tuân thủ tuyệt đối để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu và nâng cao hiệu quả của phương pháp điều trị. Những thực phẩm giàu protein, vitamin, chất xơ hòa tan… là lựa chọn hoàn hảo.

Bị bệnh crohn nên ăn gì?

Bệnh Crohn gây ra vết loét ở nhiều điểm khác nhau trong đường ruột, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Người bệnh cần lựa chọn thực phẩm cẩn thận để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất, giảm nhẹ triệu chứng.

1. Trứng kích thích tái tạo niêm mạc ruột

Trứng mang đến nguồn protein dồi dào cho cơ thể, giúp cung cấp năng lượng và tham gia vào việc xây dựng tế bào mới, hỗ trợ quá trình chữa lành vết loét ở niêm mạc ruột.

bệnh crohn nên ăn gì
Trứng cung cấp nhiều protein giúp người mắc bệnh crohn bớt mệt mỏi và nhanh chóng chữa lành vết loét trong đường ruột

Mỗi tuần, người bị bệnh crohn có thể ăn 3 – 4 quả trứng. Tốt nhất là ăn trứng luộc hoặc nấu canh, tránh ăn trứng sống hoặc trứng ốp la gây đầy bụng, khó tiêu.

2. Quả bơ 

là một lựa chọn tốt cho người bị bệnh Crohn vì nó giàu axit béo không bão hòa, giúp chống viêm và chữa lành vết loét ruột.

Ngoài ra, bơ cũng cung cấp nhiều vitamin B, E, axit folic, chất xơ hòa tan và khoáng chất, tăng cường miễn dịch và cải thiện sức khỏe đường ruột. Bạn có thể ăn trực tiếp, dằm nhuyễn, xay sinh tố hoặc sử dụng trong các món bánh, salad…

3. Sữa chua thúc đẩy tiêu hóa, làm lành vết loét trong đường ruột

Nếu bạn đang cân nhắc về bệnh Crohn nên ăn gì, thì sữa chua là một lựa chọn không thể bỏ qua. Sữa chua giàu probiotic, các vi khuẩn có lợi giúp kích thích tiêu hóa, ổn định nhu động ruột và giảm triệu chứng như đau bụng và tiêu chảy.

Ngoài ra, sữa chua còn ức chế các vi khuẩn có hại, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ lành vết loét trong đường ruột. Đề xuất ăn 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày, ưu tiên sữa chua không đường để kiểm soát trọng lượng cơ thể.

sữa chua
Sữa chua giúp ức chế vi khuẩn có hại, tăng lợi khuẩn bảo vệ đường ruột

Tham khảo thêm: Uống thuốc xổ để nội soi đại tràng và những điều cần biết

4. Khoai lang

Khoai lang, đặc biệt là khoai lang ruột vàng hoặc tím, cũng được khuyến khích sử dụng cho người bệnh crohn. Bạn có thể sử dụng chúng dưới dạng luộc, nướng, làm bánh, hầm canh… đều rất ngon.

Khoai lang vàng cung cấp vitamin A, B, C và axit amin thiết yếu, giúp kháng viêm, cải thiện miễn dịch và duy trì chức năng tiêu hóa. Khoai lang tím giàu chất chống oxy hóa như anthocyanins và cyanidins, bảo vệ niêm mạc ruột và giảm triệu chứng của bệnh Crohn.

5. Hạt hạnh nhân

Bệnh crohn nên ăn gì? Hạt hạnh nhân bổ sung nhiều omega 3 cho cơ thể. Đây là một loại axit béo không bão hòa đã được khoa học chứng minh về khả năng kháng viêm tự nhiên. Nó giúp đẩy nhanh tốc độ chữa lành các vết loét trong ruột.

Hạt hạnh nhân cung cấp nguồn protein thực vật dồi dào, dễ dàng hấp thu và chuyển hóa thành năng lượng, đồng thời tham gia vào quá trình tái tạo các tế bào mới trong đường ruột.

Bạn có thể ăn hạt hạnh nhân trực tiếp hoặc sử dụng sữa hạnh nhân, có sẵn trong nhiều sản phẩm trên thị trường. Lựa chọn sữa không đường sẽ tốt hơn cho đường ruột và giảm nguy cơ tiêu chảy.

bệnh crohn nên ăn gì
Ăn hạt hạnh nhân hoặc uống sữa hạnh nhân có thể giúp hỗ trợ giảm viêm, cải thiện các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa

6. Cá hồi

Cá hồi được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của bệnh nhân bị Crohn 2 – 3 lần/ tuần. Với hàm lượng omega-3, kẽm, protein và nhiều dưỡng chất khác, cá hồi có tác dụng kháng viêm tự nhiên, giúp ức chế phản ứng viêm trong đường ruột, bổ sung chất điện giải cho người bị tiêu chảy…

Ngoài ra, cá hồi cũng dễ tiêu hóa và không gây áp lực cho đường ruột như các thực phẩm thô cứng. Bạn có thể chế biến cá hồi thành nhiều món ăn đa dạng như áp chảo, nướng, kho…

7. Cà rốt

Cà rốt chứa nguồn pectin dồi dào, giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm tiêu chảy, đầy bụng, đồng thời tạo ra môi trường sống lý tưởng cho các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển mạnh. 

Cách ăn cà rốt tốt nhất là luộc, hấp chín hay nấu canh. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước ép cà rốt để bổ sung vitamin và chất lỏng cho cơ thể. Tuy nhiên, mỗi tuần chỉ nên dùng thực phẩm này 2 – 3 lần, mỗi lần dùng không quá 150g, ăn nhiều có thể gây vàng da.

cà rốt
Người bệnh crohn nên ăn gì? Cà rốt là một lựa chọn không tồi

Người bị bệnh crohn nên kiêng gì?

Ngoài việc chọn lựa các thực phẩm có lợi, nhận biết các thực phẩm có thể gây hại cũng quan trọng đối với bệnh nhân Crohn. Dưới đây là nhóm thực phẩm cần kiêng kỵ:

1. Các thực phẩm gây dị ứng

Một số thực phẩm có thể gây dị ứng và kích hoạt phản ứng miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh Crohn và làm nghiêm trọng hơn các vết loét trong đường ruột.

Vì vậy, khi mắc bệnh này, tránh sử dụng các thực phẩm đã từng gây dị ứng. Hãy lập danh sách các thực phẩm bạn ăn hàng ngày và loại bỏ những thực phẩm gây ra dấu hiệu dị ứng hoặc làm tăng nặng triệu chứng bệnh.

Tham khảo thêm: 7 Cách Chữa Đại Tràng Co Thắt Tại Nhà, Giảm Đau Nhanh 

2. Thực phẩm chứa quá nhiều chất xơ sợi

Chất xơ giúp tăng khối lượng phân và giữ nước trong phân, nhưng sử dụng quá nhiều có thể gây khó tiêu, đầy bụng, kích thích nhu động ruột, dẫn đến đau bụng và tiêu chảy.

Ngoài ra, ăn quá nhiều chất xơ cũng làm giảm khả năng hấp thu kẽm, gây mất cân bằng điện giải và làm suy giảm khả năng miễn dịch của đường ruột.

Do đó, trong điều trị bệnh Crohn, tránh sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau muống, rau cải cay, bắp cải…

bắp cải
Bắp cải chứa nhiều chất xơ sợi, gây mất cân bằng điện giải…

3. Đồ khô

Các thực phẩm sấy khô hay hạt khô đều khá cứng và khó tiêu hóa. Chúng có thể gây kích ứng đường ruột và khiến cho dạ dày phải gặp khó khăn trong việc tiêu hóa.

Nếu sử dụng đồ khô thường xuyên có thể khiến cho tổn thương trong đường ruột ngày càng nghiêm trọng hơn và làm tăng nặng các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa.

4. Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Bệnh crohn nên ăn gì? Những thực phẩm giàu chất béo không nên sử dụng trong thực đơn của người mắc bệnh Crohn, bao gồm thịt mỡ, bơ thực vật, sốt kem, các món ăn chiên, xào… Chúng gây khó tiêu hóa, đặc biệt khi đường ruột bị viêm loét.

Ăn quá nhiều chất béo có thể gây đầy bụng, tiêu chảy và tăng phản ứng viêm tại ruột, làm chậm quá trình lành vết thương trong đường ruột.

5. Các món cay

Các món ăn được chế biến với nhiều gia vị cay có thể gây kích ứng và khiến niêm mạc ruột bị bỏng rát, từ đó làm vết loét trong đường ruột lan rộng hơn.

Sau khi ăn món cay, nhu động ruột có thể bị co bóp mạnh khiến bạn bị đau quặn bụng từng cơn, tiêu chảy hoặc thậm chí là chảy máu ở vết loét dẫn đến đi cầu ra máu.

hạn chế ăn cay
Hạn chế ăn các món cay để tránh làm nhu động ruột bị tổn thương

6. Các sản phẩm từ sữa

Sữa tươi và các sản phẩm từ sữa thường chứa lactose. Một số người không dung nạp được chất này dẫn đến tiêu lỏng, đau bụng, đầy hơi và làm tăng nặng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng khác liên quan đến bệnh crohn.

Tham khảo thêm: Viêm đại tràng khi mang thai – Cách xử lý & thông tin cần biết

7. Thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn được bán ngoài lòng lề đường thường không đảm bảo vệ sinh và chứa nhiều chất béo. Chúng có thể khiến đường ruột bị nhiễm trùng và làm bệnh crohn diễn tiến phức tạp hơn.

8. Thực phẩm sống

Rau sống, các món tái hay thực phẩm chưa được nấu chín đều là những thực phẩm tối kỵ cho người bị bệnh crohn.

Chúng không chỉ gây tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu hóa mà còn có thể mang theo vi khuẩn cùng ký sình trùng vào trong đường ruột dẫn đến nhiễm trùng.

bệnh crohn nên ăn gì
Hạn chế ăn các loại thực phẩm sống vì có thể thu hút ký sinh trùng vào đường ruột

9. Đồ uống có ga, cồn hoặc caffeine

Chẳng hạn như bia, rượu, soda hay cà phê. Chúng đều khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, các loại thức uống có ga lại là thủ phạm dẫn đến đầy hơi.

Khi đang bị bệnh crohn, tốt nhất bạn nên lựa chọn nước lọc, nước khoáng hay nước đun sôi để nguội thay thế cho các thức uống trên.

Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho người bị bệnh crohn

Để xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học và phù hợp cho bệnh Crohn, cần lưu ý các điều sau:

  • Ưu tiên sử dụng các thực phẩm có lợi và luôn thay đổi các loại thực phẩm trong thực đơn để bữa ăn phong phú và ngon miệng hơn.
  • Hạn chế sử dụng gia vị, đặc biệt là muối, ngũ vị hương và gia vị cay.
  • Nấu thức ăn chín kỹ, hấp, luộc, nấu canh hoặc hầm nhừ để dễ tiêu hóa và giảm lượng dầu mỡ sử dụng.
  • Uống nhiều nước và ăn các món lỏng để ngăn ngừa mất nước trong trường hợp bị tiêu chảy.
  • Chia bữa ăn thành 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn, giúp tiêu hóa tốt hơn và tránh thiếu chất dinh dưỡng.
  • Nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt để giảm áp lực cho đường ruột.

Người bị bệnh Crohn nên ăn gì, kiêng gì là câu hỏi quan trọng giúp quản lý tình trạng bệnh tốt hơn. Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn xây dựng được chế độ ăn phù hợp, góp phần kiểm soát bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đừng quên thảo luận với bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa để nhận được lời khuyên cá nhân hóa.

Có thể bạn chưa biết:

Ngày đăng 09:38 - 26/03/2024 - Cập nhật lúc: 09:34 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Tràng Phục Linh giá bao nhiêu? Công dụng và cách dùng

Tràng Phục Linh là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, có tác dụng tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ…

Một số lưu ý trước khi nội soi: Chuẩn bị gì, nhịn ăn không…

Nội soi là phương pháp thăm khám phổ biến và có độ tin cậy cao. Để đảm bảo an toàn…

Cách Điều Trị Bệnh Viêm Đại Tràng Từ Thảo Dược Đông Y

Viêm đại tràng là căn bệnh mà hơn 20% dân số mắc phải. Bệnh xuất phát có thể do chính…

Polyp đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Polyp đại tràng là bệnh lý xảy ra khá phổ biến hiện nay, nếu bệnh không được phát hiện và…

Thực phẩm tốt cho đại tràng Các Thực Phẩm Tốt Cho Đại Tràng Nên Bổ Sung Mỗi Ngày

Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho đại tràng sẽ giúp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua