Viêm đại tràng co thắt – Triệu chứng nhận biết và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm đại tràng co thắt thuộc nhóm bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Rối loạn tiêu hóa, đau bụng dữ dội, đầy hơi, tăng tần suất đại tiện… đều là những triệu chứng điển hình của bệnh này. Nếu không can thiệp kịp thời và đúng cách, rất dễ phát sinh các vấn đề nghiêm trọng.

Viêm đại tràng co thắt là gì? Có nguy hiểm không?

bệnh viêm đại tràng co thắt còn được gọi là hội chứng ruột kích thích, rối loạn chức năng đại tràng… Đây là tình trạng nhu động ruột co bóp bất thường gây ra đau đớn dữ dội.

Thậm chí người bệnh còn sờ thấy những cục nổi lên dọc khung đại tràng. Tuy khi nội soi không tìm thấy thực thể tổn thương nhưng các dấu hiệu đau đớn kèm theo rối loạn vẫn diễn ra.

viêm đại tràng co thắt
Hình ảnh hội chứng ruột kích thích bên trong đại tràng

Nếu không chữa trị kịp thời điều trị dứt điểm, viêm đại tràng có thể gây ra nhiều biến chứng như: bệnh trĩ, sa trực tràng, xuất huyết đại tràng, thủng đại tràng, giãn đại tràng cấp tính…

Triệu chứng viêm đại tràng co thắt người bệnh nên lưu ý

Dấu hiệu của bệnh có thể nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào từng đối tượng và thời gian bệnh kích hoạt. Dưới đây là một số triệu chứng để nhận biết:

  • Đau quặn bụng: Thường xuất hiện dữ dội ở vùng hố chậu bên trái và vùng bụng dưới.
  • Rối loạn đại tiện: Bệnh nhân có thể gặp táo bón hoặc tiêu chảy, thường đi đại tiện liên tục trong ngày.
  • Chướng bụng, đầy hơi: Cảm giác căng tức bụng, đầy hơi, ợ hơi có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong ngày.
  • Nhiều cục lớn nổi lên dọc khung đại tràng: Đây là phần đại tràng đang co thắt, có thể được cảm nhận bằng cách sờ.

Bạn cũng có thể gặp các biểu hiện toàn thân kèm theo như mệt mỏi, suy nhược, khó thở, tim đập nhanh, căng thẳng… Các triệu chứng toàn thân thường rõ ràng hơn khi đại tràng co thắt mạnh.

triệu chứng bệnh
Người bệnh sẽ thường xuyên gặp các cơn đau quặn thắt vùng bụng

Tham khảo thêm: Đại tràng Sigma là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị

6 nguyên nhân viêm đại tràng co thắt 9/10 người mắc phải

Bệnh viêm đại tràng này xuất phát từ các cơ co thắt hoạt động không đồng bộ, cùng với sự xuất hiện của phản ứng viêm. Có một số vấn đề được liên kết với tình trạng này:

  • Ăn uống không lành mạnh: Tiêu thụ thực phẩm kém vệ sinh, nhiều dầu mỡ, các loại thức uống có gas, cồn, chất kích thích… có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Rối loạn serotonin: Sự biến đổi này ảnh hưởng đến hoạt động dây thần kinh ruột, có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ serotonin, phụ thuộc vào loại bệnh.
  • Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi này có thể tác động trực tiếp đến hoạt động tiêu hóa, tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Rối loạn nhu động ruột: Thay đổi thời gian và cường độ co bóp của nhu động ruột có thể gây ra các cơn co thắt bất thường.
  • Yếu tố tâm lý: Stress, lo âu, mệt mỏi, mất ngủ được xem là yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác: Các bệnh viêm đại tràng, bệnh Crohn, phình đại tràng, hội chứng ruột kích thích, lạc nội mạc tử cung, viêm dạ dày ruột… cũng có thể góp phần gây nên tình trạng này.
thực phẩm khó tiêu
Thường xuyên dung nạp thực phẩm khó tiêu là một trong những nguyên nhân gây bệnh phổ biến

2 đối tượng “nhạy cảm” thường bị viêm đại tràng co thắt tấn công

Phụ nữ có thai và trẻ em là 2 đối tượng có sự thay đổi lớn về cơ thể. Nội tiết tố thay đổi, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu… đó là tất cả nguyên nhân dẫn đến bệnh.

Hội chứng ruột kích thích khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Nguyên nhân thường là do tăng cao của hormone progesterone, làm nhu động ruột yếu và tạo áp lực lên đại tràng và dạ dày.

Theo nghiên cứu khoa học, bé mắc bệnh là do nguyên nhân khách quan hoặc di truyền. Các triệu chứng bao gồm phân bất thường, đau bụng, quấy khóc, đại tiện nhiều lần…

phụ nữ mang thai bị viêm đại tràng
Hội chứng kích thích ruột ở phụ nữ mang thai

Để khắc phục, có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Thay đổi thực đơn ăn uống phù hợp
  • Sử dụng thuốc dành cho trẻ em.
  • Bổ sung Probiotics
  • Liệu pháp tâm lý

Bên cạnh 2 đối tượng đặc biệt trên, thì nhiều phụ nữ dưới 45 tuổi, người lo âu thất thường, người bệnh cận huyết…vẫn có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn. Người bệnh cần theo dõi sát sao triệu chứng để phát hiện bệnh, thăm khám và điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm: Các bệnh về Đại Tràng thường gặp và cách xử lý hiệu quả

Khi nào nên thăm khám bác sĩ?

Tình trạng này không quá nguy hiểm và có thể được cải thiện bằng cách chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn gặp các biểu hiện của tắc ruột như đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn, không thể đi ngoài, bạn nên tìm đến sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như vỡ ruột hoặc nhiễm trùng, đe dọa tính mạng.

Phương pháp điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt

Các biện pháp điều trị nhằm cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng do co thắt mạnh. Dưới đây là một số phương án điều trị được lựa chọn.

điều trị viêm đại tràng co thắt
Một số loại thuốc Tây có thể được chỉ định để đẩy lùi triệu chứng

1. Bệnh nên uống thuốc gì?

Đối với viêm đại tràng này, cả thuốc kê đơn và không kê đơn đều có thể giúp cải thiện triệu chứng. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến được sử dụng:

  • Thuốc chống co thắt: Buscopan, Mebeverine, Anaspaz, Benty, Levbid, Cystospaz… nhóm này giúp giảm đau bụng và chuột rút.
  • Thuốc chống trầm cảm: Serotonin và thuốc chống trầm cảm ba vòng giúp giảm đau quặn lâu dài.
  • Thuốc chống tiêu chảy: Imodium, Viberzi, Xachusan…
  • Thuốc chống táo bón: Linzess, Miralax, Amitiza…

Tất cả các loại thuốc đều có nguy cơ tác dụng phụ. Để giảm nguy cơ này, hãy sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và thông báo ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Tham khảo thêm: 7 Cách Chữa Đại Tràng Co Thắt Tại Nhà, Giảm Đau Nhanh

2. Bài thuốc dân gian 

3 bài thuốc dân gian giúp cải thiện tình trạng này là:

  • Nghệ với mật ong: Trộn 200g nước nghệ với 3 thìa mật ong nguyên chất. Dùng 2 lần/ngày.
  • Củ riềng và lá lốt: Hãm 200g riềng tươi cùng 200g lá lốt trong nước sôi, dùng thay nước giải khát hàng ngày.
  • Nha đam: Lọc 200g thịt nha đam, xay nhuyễn và dùng 2 lần/ngày.
Nha đam
Nha đam là một bài thuốc có ích cho hệ tiêu hóa

Viêm đại tràng co thắt nên ăn gì? Kiêng gì để phòng bệnh hiệu quả

Đối với những vấn đề tiêu hóa và viêm đại tràng, việc kết hợp chăm sóc tại nhà là rất quan trọng để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát bệnh. Dưới đây là một số khuyến nghị từ bác sĩ:

  • Bổ sung chất xơ: Rau củ tươi, ngũ cốc, đậu… là nguồn chất xơ hòa tan tốt cho sức khỏe, giúp ổn định hoạt động tiêu hóa.
  • Hạn chế thực phẩm chế biến, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ để giảm kích ứng cho đại tràng.
  • Tránh sử dụng rượu, bia và thuốc lá khi mắc bệnh.
  • Kiểm soát căng thẳng: Học cách quản lý căng thẳng để giảm tác động đến sức khỏe và ngăn ngừa co thắt đại tràng trong tương lai.
  • Tập thể dục đều đặn: Thể dục thể thao hàng ngày có thể hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.

Với những thông tin mà bài viết tổng hợp, mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm đại tràng co thắt. Để tránh bệnh gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, hãy sớm thăm khám để được hướng dẫn liệu trình và phương pháp điều trị thích hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Thuốc Debridat trị bệnh gì? Số đăng ký, cách dùng và giá bán

Thuốc Debridat thường được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ…

Đại Tràng Nam Dược – Thành Phần, Công Dụng Và Giá Bán

Đại Tràng Nam Dược là thực phẩm chức năng được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Nam Dược. Sản…

Bị bệnh crohn nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Duy trì một chế độ ăn uống khoa học là vấn đề người mắc bệnh crohn nên tuân thủ tuyệt…

Hội chứng ruột kích thích – Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Hội chứng ruột kích thích (IBS) hay còn được biết với tên gọi viêm đại tràng co thắt, viêm đại…

viêm đại tràng thể táo bón Cách khắc phục viêm đại tràng thể táo bón

Viêm đại tràng thể táo bón không chỉ gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn…

Bình luận (1)

  1. Bùi văn huy
    Bùi văn huy says: Trả lời

    Tôi bị đại tràng co thắt co uong được đại tràng nhất nhất khong hả bac sỹ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua