Mật ong
Từ lâu, mật ong được xem là một trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng có thể sử dụng mật ong khi chưa tìm hiểu rõ những thông tin dưới đây.
- Tên gọi khác: Bách hoa tinh, Bách hoa cao, Phong mật
- Tên khoa học: Mel
- Họ: Ong mật (Apidae)
- Tên tiếng anh: Honey bee
Đặc điểm của mật ong
Mật ong là chất được tạo thành từ những tinh chất mà ong thu thập được từ phấn hoa. Đây là một loại tinh chất thuần khiết không có sự gia giảm bất cứ chất nào, bao gồm nước và lượng đường.
Cụ thể, mật ong có màu hổ phách hoặc nâu đen, trong, hơi dính nhớt, vị ngọt thanh, mùi thơm đặc trưng. Vào mùa hè, mật ong thường sáng bóng và trong như dầu. Mùa đông, mật có hiện tượng kết tinh thành các hạt li ti, sánh đặc khi nhiệt độ giảm. Tùy vào từng mùa mà mật cũng có thay đổi một số tính chất vật lý.
- Khu vực phân bố: Mật ong được sử dụng rộng rãi ở khắp mọi nơi, không chỉ dùng để làm gia vị, nó còn được dùng để chữa bệnh, chăm sóc da,… Hiện nay, ong đã được nuôi ở khắp nơi để khai thác mật, sáp ong hoặc sữa ong chúa để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người.
- Phần được dùng làm dược liệu: Sữa ong chúa, mật, sáp ong đều có thể dùng để làm dược liệu thiên nhiên.
Thu hoạch, sơ chế mật ong
Mật ong được tạo ra quanh năm nhưng mùa tốt nhất để thu hoạch là mùa xuân – hạ. Ở miền Nam, mật của chúng thường thu hoạch vào mùa khô, khoảng từ tháng 2 đến tháng 4. Người có kinh nghiệm lấy mật thiên nhiên thường xem bụng ong để tính thời điểm lấy mật phù hợp.
Để lấy mật ong, người ta thường dùng khói rễ gừa để xua ong ra khỏi tổ. Sau đó, thợ lấy mật sẽ cắt lấy tầng sáp ong có chứa mật, đem vắt sáp ong và lấy mật. Khi được thu hoạch thủ công mật thường có màu vàng, hơi đục vì có lẫn ấu trùng và một số tạp chất.
Ở các cơ sở nuôi ong công nghiệp, người ta thường dùng máy ly tâm để lấy mật. Mật ong sau khi thu hoạch sẽ được đem đóng chai và bảo quản nơi thoáng mát.
Bào chế thuốc
Mật ong được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau:
- Dạng lỏng
- Siro
- Kết hợp với dược liệu
Cách bảo quản mật ong
Để giữ cho mật ong lâu phân hủy và không bị mất đi dược tính, phải biết cách bảo quản như sau:
- Bảo quản mật ong lọ thủy tinh, có nắp đậy để tránh tình trạng không khí và hơi nước lọt vào làm biến chất, vị, màu sắc, mùi hương của mật.
- Để mật ong ở nơi có khí hậu thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Không nên để mật ong ở gần các loại gia vị khác, bởi vì mật nguyên chất thường có xu hướng hút mùi hương từ các loại gia vị ở gần chúng.
Thành phần hóa học của mật ong
Có một số thành phần hóa học cơ bản được xác định trong mật ong đó là:
- 60-70% đường Glucose và levulose
- 3-10% đường Saccarose
- Mantose
- Oligosacarid
- Men Diastase, catalase, lipase.
- Vitamin B2, PP, B6
- Các acid hữu cơ: acid Panthotenic, a.formic, tartric, citric, malic, oxalic,…
- Nhóm chất khoáng và các nguyên tố vi lượng: Na, Ca, Fe, I, V, Bo, Cr, Cu, Zn, Pb, Li, Sn, Ti, K, Mg, Cl, P, S,…
- Albumin
- Các hormon, chất thơm, 18-20% nước,…
Tác dụng của mật ong
Hầu hết những công dụng của mật ong đều đã được nghiên cứu, áp dụng trong thực tiễn. Cụ thể như sau:
- GS. Udintsev, Nga đã cho bệnh nhân lao sử dụng khoảng 100g mật ong/tuần. Kết quả cho thấy sức khỏe bệnh nhân ngày càng tiến triển tốt hơn, hệ miễn dịch cũng được cải thiện đáng kể. Qua đó mật ong được xem như một vị thuốc bổ trong dân gian.
- Mật ong còn có tác dụng làm giảm độ axit của dịch vị dạ dày, làm giảm triệu chứng đau tức, khó chịu. Hầu hết, các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày và ruột khi sử dụng mật ong đều có biểu hiện cải thiện, chất lượng tiêu hóa cũng tiến triển tốt hơn.
- Một vài thí nghiệm trên cơ thể thỏ cho thấy, mật ong có tác dụng khắc phục một số triệu chứng về gan và túi mật khi được sử dụng một lượng mật tương ứng mỗi ngày.
- Ngoài ra, mật ong còn được xem như một loại an thần, tốt cho giấc ngủ, kích thích thư giãn thần kinh và cải thiện tốt triệu chứng nhức đầu do căng thẳng.
- Nhóm nhà nghiên cứu người Nga bao gồm Necht, Chadimenko, Moroz đã tìm hiểu và chỉ ra mật ong có ảnh hưởng đối với một số tác nhân gây bệnh như thương hàn, lỵ, Staphylococ, Streptococ,… Kết quả cho 2000 thí nghiệm cho thấy, mật ong có tính tiêu diệt cao và có khả năng ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn khá tốt.
- GS. Pletneta ở Viện Y học số 2 Maxcova đã dùng mật ong để điều trị vết thương hở. Kết quả cho thấy, vết thương phục hồi nhanh tương đương với sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, cũng có một vài ý kiến trái chiều cho rằng mật ong có tính nóng, dễ làm vết thương tổn thương rộng hơn nên không được khuyến khích sử dụng.
- Nhà bác học Pháp là Alain Quieille đã chứng minh rằng có một vài loại mật ong có khả năng phóng xạ. Khi ông cho mật vào nhiều cốc thủy tinh khác nhau, sau một thời gian có thể thấy chúng tác động đến các phim ảnh đựng trong cốc.
Vị thuốc mật ong
1. Tính vị
Theo đông y, mật ong có vị ngọt thanh, tính bình. Tác dụng bổ trung, nhuận táo, giải độc, chỉ thống, làm giảm tăng tiết dịch vị dạ dày.
2. Quy kinh
Tác động vào 3 kinh: Tỳ, Phế, Đại trường.
3. Cách dùng, liều lượng
Mật ong có thể sử dụng riêng hoặc kết hợp với một số thảo dược khác để làm tăng tác dụng. Liều lượng được khuyến nghị sử dụng trong khoảng 10 – 30g, tùy vào tình trạng sức khỏe, cơ địa và bệnh lý của mỗi người. Bạn có thể tham khảo liều lượng cụ thể ở bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
4. Độc tính, tác hại của mật ong
Khi sử dụng quá liều, mật nguyên chất cũng có khả năng để lại một số tác dụng phụ như:
- Đau đầu, chóng mặt
- Tăng đường huyết
- Ngộ độc mật ong do thành phần clostridium botulinum
- Tụt huyết áp
- Đầy bụng, khó tiêu
Công dụng trị bệnh của mật ong
- Tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống nhiễm trùng
Mỗi ngày có thể sử dụng khoảng 5 thìa mật ong vào buổi sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Bạn có thể pha trà gừng mật ong, nước chanh mật ong hoặc ăn kèm mật ong với bánh mì và sữa tươi đều được.
- Bồi bổ cho cơ thể
Dùng khoảng 4 thìa mật ong nguyên chất đem đánh bông với lòng đỏ trứng gà ta để ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần để giúp cho cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào hơn.
- Điều trị cảm cúm
Pha 3 thìa mật ong với 2 thìa nước cốt chanh và 100ml nước ấm để uống vào buổi sáng. Điều này sẽ giúp cho hệ miễn dịch được tăng cường ở mức tối đa.
- Phục hồi sức khỏe sau khi ốm
Đem mật ong trộn với bột tam thất. Mỗi ngày dùng khoảng 1 chén nhỏ để ăn. Bài thuốc này giúp cho người bệnh khỏe mạnh và mau chóng phục hồi.
- Trị ho, sổ mũi
Lấy 1 quả chanh tươi đem đi khía vỏ ngoài kiểu múi khế, sau đó cho vài thìa mật ong vào ngâm cho ngấm. Sau khoảng 2 – 3 giờ có thể dùng để ngậm. Đây là một mẹo trị ho, sổ mũi của dân gian được rất nhiều người ưa chuộng.
- Phục hồi làn da do trầy xước nhẹ
Sau khi vệ sinh vết thương, bạn có thể dùng một lượng nhỏ mật ong để bôi vào vị trí bị xước. Kiên trì thực hiện ngày 2 lần để vết thương không bị viêm tấy hoặc nhiễm trùng.
- Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng
Dùng 500g nghệ bột trộn với 300ml mật ong nguyên chất để tạo thành hỗn hợp. Sau đó, vo viên nhỏ bằng đầu đũa và bảo quản trong hũ thủy tinh. Ngày dùng 6 viên, chia thành 2 lần trong ngày để cải thiện triệu chứng dạ dày. Kiên trì thực hiện khoảng 1 – 2 tháng.
- Khắc phục chứng tưa lưỡi ở trẻ em do nấm
Dùng 1 giọt mật ong nguyên chất để nhỏ vào miệng trẻ. Mật ong kích thích vị giác trẻ tiết ra dịch và đồng thời làm cho lưỡi hoạt động, chà sạch nấm ở trong khoang miệng.
Kiêng kỵ khi sử dụng mật ong
1. Đối tượng không nên sử dụng
Mặc dù mật ong có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe nhưng nó được khuyến nghị đối với các trường hợp sau:
- Trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 1 tuổi
- Phụ nữ đang mang thai
- Người bị huyết áp thấp hoặc đường máu thấp
- Người mới phẫu thuật
- Người bị xơ gan
- Bệnh nhân tiểu đường
- Người bị rối loạn chức năng tiêu hóa
- Người có tiền sử dị ứng với một số thành phần của mật ong
2. Tương tác thuốc
Mật ong nguyên chất có khả năng tương tác với thuốc tránh thai, thuốc hạ đường huyết.
3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng mật ong
Để đảm bảo thành phần và công dụng của mật ong, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Lựa chọn mật ong rừng nguyên chất, cơ sở sản xuất uy tín.
- Bảo quản mật ong bằng đồ đựng thủy tinh hoặc vật dụng không gây phản ứng oxy hóa với thành phần của mật.
- Không dùng mật ong trong nhiệt độ cao vì rất dễ gây biến chất.
Hy vọng những thông tin về mật ong này có thể giúp ích cho việc tham khảo của bạn đọc. Việc sử dụng, liều lượng cần tuân thủ theo chỉ định của chuyên gia.
Bạn muốn tham khảo thêm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!