Viêm Dạ Dày Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Điều Trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm dạ dày là bệnh lý thường gặp khiến chúng ta vô cùng đau đớn. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Về lâu dài, bệnh có thể biến chứng thành ung thư dạ dày cực kỳ nguy hiểm. Cùng tìm hiểu ngay những triệu chứng và cách chữa bệnh ở bài viết bên dưới để tránh những hệ lụy không đáng có. 

Viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày có hai giai đoạn chính là cấp tính và mãn tính. Viêm dạ dày cấp tính xảy ra đột ngột, thường đi kèm xuất huyết dạ dày. Trái lại, viêm dạ dày mãn tính diễn ra từ từ và âm ỉ trong thời gian dài.

bệnh viêm dạ dày
Nhận biết viêm dạ dày cấp và mãn tính như thế nào?

Viêm dạ dày cấp tính có thể dẫn đến viêm dạ dày mãn tính nếu không được xử lý kịp thời. Điều quan trọng là nhận biết các dấu hiệu của bệnh và đi khám ngay khi có triệu chứng, để tránh phát triển thành viêm dạ dày mãn tính.

Các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày thường gặp

Biểu hiện của bệnh lý này khá dễ nhận biết. Bạn hoàn toàn có thể nghi ngờ mình bị viêm dạ dày nếu gặp phải những vấn đề sau đây:

Đau tức vùng thượng vị

Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, người bệnh thường cảm thấy đau và căng tức ở vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn). Đây là dấu hiệu đầu tiên của viêm dạ dày, có thể là cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, đôi khi lan ra vùng bụng, ngực và sau lưng.

Bệnh dạ dày gây đau thượng vị
Đau thượng vị là triệu chứng đầu tiên cảnh báo bạn bị viêm đau dạ dày

Buồn nôn và nôn

Người bệnh sẽ hay cảm thấy buồn nôn, kể cả khi no lẫn khi đói. Cảm giác thường dễ chịu hơn sau khi nôn, tuy nhiên sau đó cơn đau sẽ lại tiếp tục hoành hành. Nhiều người bệnh khi thấy nôn nao trong người hay có thói quen móc họng để cảm thấy thoải mái hơn, nhưng ngược lại việc này lại rất hại cho dạ dày, gây mất nước và chất điện giải.

Xem ngay: Viêm Dạ Dày Cấp: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị, Giảm Đau

Ợ hơi, ợ chua

Lượng axit trong dạ dày thường tăng cao khi dạ dày bị viêm, dẫn tới triệu chứng ợ hơi, ợ chua ở người bệnh sau mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể cảm thấy nóng rát ngực và cổ trong trường hợp bị trào ngược.

Chán ăn, rối loạn tiêu hóa

Do tất cả các vấn đề trên mà bệnh nhân viêm đau dạ dày luôn cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc lo sợ khi ăn xong thì sẽ càng đau và khó chịu hơn. Điều này khiến cho nhiều người bệnh bị suy nhược cơ thể.

dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày
Đau dạ dày do viêm loét khiến người bệnh lười ăn, chán ăn, làm cho cơ thể cũng bị suy nhược

Với những vấn đề trên, cuộc sống hàng ngày của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bởi vậy mà cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có thể khắc phục kịp thời vấn đề của bản thân. 

Nguyên nhân mắc bệnh viêm dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm đau, trong đó bao gồm: chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học, căng thẳng, stress, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, sử dụng nhiều chất kích thích hoặc do dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau…

Ngoài ra, bệnh lý này nói chung cũng có thể phân chia thành một số trường hợp chuyên biệt. Theo đó các kiểu viêm đau khác nhau lại có nguyên nhân gây bệnh không giống nhau:

Viêm dạ dày HP

Đây là tình trạng viêm gây ra bởi vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Thực chất, trong dạ dày ai cũng có vi khuẩn HP. Ở người khỏe mạnh, lượng vi khuẩn HP rất thấp và thậm chí còn có thể giúp ức chế một số vi khuẩn có hại.

Tuy nhiên, nếu bị lây nhiễm từ người đang bị bệnh hoặc vì một số lý do khác khiến cho lượng vi khuẩn HP tăng cao, chúng sẽ phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, lâu ngày có thể gây ra loét và chảy máu dạ dày.

nguyên nhân đau dạ dày do vi khuẩn hp
Thống kê số người bị viêm đau dạ dày do vi khuẩn HP

Viêm dạ dày trào ngược

Đây là bệnh lý xuất phát từ tình trạng trào ngược dạ dày. Nguyên nhân là do chúng ta thường xuyên đồ chua, cay, nóng hoặc thức ăn khó tiêu, làm kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit. Từ đó dẫn đến dư axit dạ dày, lâu ngày sẽ làm tổn thương niêm mạc và gây ra trào ngược. 

Viêm dạ dày tá tràng

Tá tràng là phần nối giữa dạ dày và đầu ruột non. Viêm dạ dày – tá tràng là bệnh lý về tổn thương niêm mạc quanh vùng dạ dày và tá tràng. Nguyên nhân có thể do ăn uống, do nhiễm khuẩn hoặc do dùng thuốc giảm đau, kháng sinh.

Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột xảy ra do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus. Bệnh lý này có thể lây lan qua nguồn nước, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, hoặc qua tiếp xúc với người bị bệnh.

Xem thêm: Viêm dạ dày ruột là gì? Mức độ nguy hiểm và cách chữa

Viêm dạ dày có nguy hiểm không?

Với nhịp sống của xã hội hiện đại, viêm đau dạ dày trở thành căn bệnh vô cùng phổ biến. Ở mức độ nhẹ, bệnh lý này chưa có gì nguy hiểm nhưng đã có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

biến chứng của viêm dạ dày
Những biến chứng nguy hiểm của viêm niêm mạc dạ dày

Tuy nhiên, vì nhiều người vẫn còn xem nhẹ tình trạng đau dạ dày, cho rằng đây không phải là vấn đề nghiêm trọng thì đó là sai lầm. Bệnh nếu kéo dài lâu và không có bất cứ biện pháp nào can thiệp thì nguy cơ dẫn đến biến chứng là rất cao.

Phương pháp điều trị viêm dạ dày

Khám phá các giải pháp điều trị viêm dạ dày, từ phương pháp y khoa đến liệu pháp tự nhiên, để nâng cao chất lượng cuộc sống.

1. Thuốc Tây y điều trị viêm dạ dày

Khi dạ dày bị tổn thương, người bệnh có thể phải kết hợp sử dụng rất nhiều loại thuốc. Các nhóm thuốc điều trị tình trạng đau dạ dày bao gồm:

  • Thuốc giảm tiết axit dạ dày: nizatidine, cimetidin, famotidine…
  • Thuốc kháng axit dạ dày: stomafar, hy droxyd, magnes, maalox… 
  • Thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP: amoxicilline, clarithromycin, imidazole…
  • Thuốc ức chế proton ngăn chặn bài tiết dịch vị: omeprazole, lanzoprazole, pantoprazole…
  • Thuốc tạo màng bảo vệ niêm mạc: silicate al, silicate mg, subcitrate…
điều trị dạ dày bằng thuốc Tây
Ưu nhược điểm khi điều trị bằng thuốc Tây

Tuy nhiên, để sử dụng thuốc, cần có sự chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý mua vì thuốc Tây có thể gây tác dụng phụ. Thuốc Tây giảm triệu chứng nhanh nhưng không khôi phục tổn thương ở niêm mạc dạ dày và có thể gây bào mòn dạ dày nếu sử dụng lâu dài. Ngừng thuốc có thể khiến bệnh tái phát.

2. Các bài thuốc dân gian chữa viêm đau dạ dày

Có rất nhiều các mẹo dân gian giúp người bệnh bị viêm niêm mạc dạ dày giảm bớt các cơn đau, giúp dễ tiêu hóa hơn để hạn chế việc dạ dày phải tiết nhiều axit, hoặc giúp tạo lớp màng bảo vệ phần bị viêm, loét. Người bệnh có thể thực hiện các bài thuốc dân gian từ những nguyên liệu hết sức đơn giản và quen thuộc.

thuốc dân gian chữa đau bao tử
Một số bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị

Tham khảo thêm: Cách uống tinh bột nghệ chữa đau dạ dày đúng phương pháp

Các bài thuốc dân gian hầu như vô cùng đơn giản và dễ thực hiện bằng cách ăn hoặc đun uống mỗi ngày. Nếu chăm chỉ sử dụng, tình trạng viêm tại dạ dày có thể cải thiện nhanh chóng và người bệnh cũng cảm thấy dễ chịu phần nào.

Tuy nhiên cần lưu ý, đây chỉ là biện pháp để hỗ trợ việc điều trị chính đạt hiệu quả tốt hơn chứ không thể dùng như một phương pháp chữa bệnh.

Bệnh viêm dạ dày nên ăn gì? Không nên ăn gì?

Với các bệnh lý về dạ dày nói chúng, thì việc ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Đơn giản là vì những thứ bạn nạp vào người đều đi qua dạ dày và ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận động của cơ quan tiêu hóa này.

Bị đau bao tử nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh dạ dày

Nguyên tắc đầu tiên trong việc ăn uống đó là phải lựa chọn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng để tránh bị lây nhiễm vi khuẩn, virus, hay ký sinh trùng. Thứ hai đó là phải ăn chín, uống sôi, quá trình chế biến cũng cần phải sạch sẽ. Bên cạnh đó thì cũng có một số loại thực phẩm người bị viêm niêm mạc dạ dày nên ăn và ngược lại.

Bệnh viêm dạ dày nên ăn gì?

Để tránh các cơn đau gia tăng dữ dội, bệnh nhân có thể chọn các món ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Ngoài ra, người bệnh nên ăn những nhóm thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc: trứng, các chế phẩm từ sữa, mật ong, trà nóng…
  • Thực phẩm giàu canxi, protein và kẽm: tôm, cá, bắp cải…
  • Thực phẩm giúp giảm dịch vị axit dạ dày: cơm, bánh mì, xôi…

Viêm dạ dày không nên ăn gì?

Đầu tiên, người bệnh phải tuyệt đối tránh xa đồ chua, cay, nóng, đồ uống có gas, các chất kích thích bao gồm thuốc lá, cà phê, bia, rượu… Những thứ này khiến cho axit dạ dày tăng cao càng làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu rất chi tiết bệnh viêm dạ dày và biết thêm về bài thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả của dân tộc ta được đúc kết từ bao đời nay. Chúc bạn chữa dứt điểm được căn bệnh này trong thời gian ngắn để nó không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:

Bình luận (51)

  1. .
    . says: Trả lời

    ..

  2. Tuyết Yến Shiao
    Tuyết Yến Shiao says: Trả lời

    Mẹ em năm nay 60 tuổi, đau dạ dày 10 năm nay rồi. Người lúc nào cũng mệt mỏi, xanh rớt ra, đi khám thì bác sĩ bảo bị thiếu máu do thiếu B12. Dạ dày hấp thu kém nên phải giải quyết được tình trạng đau dạ dày thì mới cải thiện được tình trạng thiếu máu. Với bệnh lý mẹ em như vậy dùng thuốc này được không?

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Tuyết Yến Shiao, Vitamin B12 được hấp thu qua đường tiêu hoá hoặc qua đường tiêm, trong đó đáng chú ý là muốn hấp thu được qua đường tiêu hóa thì cần phải có một yếu tố nội của cơ thể (là một glycoprotein do tế bào niêm mạc dạ dày tiết ra) chính vì vậy ở người bị viêm loét dạ dày mạn tính dễ dẫn đến thiếu vitamin B12. Do đó đây là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng thiếu máu của mẹ bạn. Với tình trạng của mẹ bạn có thể điều trị bằng bài thuốc Sơ can bình vị tán hiệu quả. Bài thuốc điều trị đến tận căn nguyên gây bệnh, giúp phục hồi chức năng dạ dày, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa nên đem lại hiệu quả lâu dài và ngăn ngừa bệnh tái phát.
      Bạn quan tâm tới bài thuốc có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới số (024) 7109 6699/ 0979 509 155 để được bác sĩ chuyên khoa trung tâm tư vấn cụ thể và chi tiết hơn nhé.
      Trân trọng!

    2. Tuyết Yến Shiao
      Tuyết Yến Shiao says:

      Cho em hỏi giá thuốc có đắt lắm không, uống trong bao lâu thì đỡ

    3. Quyên
      Quyên says:

      Như mình dùng 3 tháng là hết hẳn các triệu chứng rồi, chỉ thỉnh thoảng còn ăn xong mà vận động đi lại thì hơi tức bụng tí thôi. Nhưng như mẹ bạn có vẻ nặng hơn ấy, có thể điều trị lâu hơn. Tốt nhất bạn cứ dẫn mẹ đến khám xem

    4. Tràng Phạm
      Tràng Phạm says:

      Tùy người mà bác sĩ kết hợp thuốc khác nhau đó bạn.

  3. Long- Kiên Giang
    Long- Kiên Giang says: Trả lời

    Bị bệnh này uống thuốc thôi mà không kiêng khem và ăn uống điều độ thì sau lại bị lại mà thôi. Hiểu rõ bản chất thì điều trị mới khỏi lâu dài được

    1. Đặng Minh Tuân
      Đặng Minh Tuân says:

      Đúng rồi đấy anh, tôi trước cứ chủ quan nghĩ dùng thuốc là khỏi, lại nốc bia rượu như thường ai ngờ 1 lần bị đi ngoài phân đen khám thì có xuất huyết dạ dày rồi. Từ đấy trở đi sợ không dám dùng bia rượu gì hết chơn luôn, ăn uống cũng kiêng hết đồ chua cay, ăn đúng giờ giấc.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Viêm Hang Vị Dạ Dày Nên Uống Thuốc Gì? 3 Loại Phổ Biến

Người bị viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc theo đơn bác sĩ, bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc…

Viêm Trợt Hang Vị Dạ Dày: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị

Viêm trợt hang vị dạ dày là hiện tượng niêm mạc hang vị bị viêm và xuất hiện vết trầy…

Cách Chữa Viêm Loét Dạ Dày Tại Nhà – Mẹo Dùng Hay Nhất

Chữa viêm loét dạ dày tại nhà là những cách điều trị bệnh đơn giản, dễ thực hiện ai cũng…

Thuốc Nano Curcumin do Học viện Quân y bào chế nên thường được gọi tắt là "Nano Curcumin Học viện Quân y". Nano Curcumin Học Viện Quân Y: Công Dụng và Giá Bán

Nano Curcumin là dược phẩm do Học viện Quân y nghiên cứu và bào chế. Một loại thực phẩm chức…

UỐNG Sơ can Bình vị tán KHỎI viêm đau dạ dày 60% ngay SAU 1 THÁNG UỐNG Sơ can Bình vị tán KHỎI viêm đau dạ dày 60% ngay SAU 1 THÁNG

Công việc bộn bề, áp dụng cộng thêm chế độ sinh hoạt và ăn uống không điều độ là nguyên…

Chia sẻ
Bỏ qua