Viêm Xung Huyết Hang Vị Dạ Dày Nên Ăn Và Kiêng Gì Tốt?
Viêm xung huyết hang vị dạ dày ăn gì và kiêng gì? Hãy bổ sung ngay các món ăn lành mạnh như cháo, rau củ luộc và trái cây không chứa acid đồng thời, nói không với các thực phẩm cay nồng, chứa caffeine và đồ uống có ga. Cùng tìm hiểu ngay những lựa chọn thực phẩm thông minh, vừa bảo vệ dạ dày vừa nuôi dưỡng sức khỏe ở bài viết dưới đây!
Bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày
Viêm xung huyết hang vị dạ dày là tình trạng viêm và giãn nở mạch máu ở niêm mạc hang vị, gây đau rát, ợ chua, đầy bụng, chậm tiêu, nôn mửa. Không điều trị có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày, loét, xuất huyết tiêu hóa. Ăn uống không phù hợp khiến triệu chứng trầm trọng hơn. Cần chọn thực phẩm lành mạnh, tránh kích ứng niêm mạc hang vị để hạn chế tình trạng đau rát, đầy hơi.
Viêm xung huyết hang vị dạ dày nên kiêng ăn gì?
Các thực phẩm có khả năng kích thích axit dạ dày tăng, thực phẩm khó tiêu hóa… là những nhóm thực phẩm người bị xung huyết hang vị dạ dày nên kiêng cử.
1. Thực phẩm làm tăng axit dạ dày
Axit dạ dày tăng tiết khiến niêm mạc của cơ quan tiêu hóa dễ bị ăn mòn, gây ra tình trạng viêm và sưng. Với bệnh nhân bị viêm xung huyết hang vị, bổ sung thực phẩm làm tăng axit có thể gây ra cảm giác đau dữ dội, đầy hơi, ợ chua…
Bệnh nhân thường xuyên bổ sung các nhóm thực phẩm khiến dịch vị dạ dày tăng tiết quá mức có thể đối mặt với những biến chứng như xuất huyết dạ dày, loét dạ dày…
Các thực phẩm làm tăng tiết dịch vị dạ dày bao gồm: các loại gia vị (ớt, tiêu, cà ri, muối), thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều axit (xoài chua, giấm, chanh…).
Xem ngay: Các triệu chứng của viêm hang vị dạ dày cần nhận biết sớm
2. Thực phẩm sống
Cá hồi, mực, tôm… là những loại thực phẩm có thể được dùng trực tiếp và không qua chế biến. Thực phẩm sống chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng có thể gây nhiễm khuẩn đối với bệnh nhân viêm hang vị dạ dày.
Hầu hết các loại thực phẩm chưa qua chế biến đều chứa các loại vi khuẩn, sán và nấm có trong tự nhiên. Các khuẩn gây bệnh này có thể xâm nhập vào niêm mạc hang vị và gây lở loét, xuất huyết. Do đó trong thời gian điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa, bạn nên hạn chế các thực phẩm sống – kể cả rau xanh.
3. Thực phẩm giàu protein
Thịt đỏ, hải sản… là những loại thực phẩm có hàm lượng protein cao. Protein là thành phần cần thiết trong quá trình chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể. Tuy nhiên các loại thực phẩm này thường rất khó tiêu hóa.
Khi cơ thể bổ sung thịt đỏ, hải sản, dạ dày phải hoạt động co bóp mạnh để tiêu hóa. Hoạt động co bóp quá mức có khả năng khiến các mạch máu có nguy cơ giãn rộng và gây xuất huyết.
4. Thực phẩm chứa axit cyanhydric
Axit cyanhydric là hợp chất có tính độc, nếu dùng liều nặng có thể gây tử vong. Hợp chất này có trong một số loại thực phẩm như măng tươi, cà chua xanh, khoai tây mọc mầm, khoai mì…
Bổ sung các thực phẩm này có thể gây độc cho cơ thể (chóng mặt, tê lưỡi, khó thở, nôn mửa, chóng mặt…) và kích ứng lên niêm mạc đường tiêu hóa.
Ngoài những thực phẩm nói trên, bạn cần hạn chế một số thức uống như nước ngọt có gas, rượu, bia, đồ uống chứa cồn, cà phê, trà xanh…
Đọc ngay: Viêm dạ dày trợt xung huyết mãn tính: Bệnh lý chớ xem thường
Người bị viêm xung huyết hang vị dạ dày nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm cần tránh, bạn cần bổ sung một số thực phẩm lành mạnh để cung cấp năng lượng cho cơ thể và thúc đẩy niêm mạc dạ dày hồi phục.
1. Thực phẩm chứa nhiều Omega 3
Omega 3 là thành phần có khả năng chống viêm và chống oxy hóa. Bổ sung nhóm thực phẩm này có khả năng cải thiện tình trạng viêm ở niêm mạc, đồng thời hạn chế các tác nhân gây kích thích cơ quan tiêu hóa.
Các thực phẩm chứa nhiều Omega 3, bao gồm: cá hồi, bơ, sữa, cá thu…
2. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin
Rau xanh, trái cây, nấm… là những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất xơ. Các loại thực phẩm này có đặc tính là dễ tiêu hóa và làm giảm áp lực lên thành dạ dày. Ngoài ra rau xanh còn có độ pH kiềm, có khả năng trung hòa dịch vị dạ dày, giúp hạn chế các triệu chứng như đau rát, buồn nôn, khó chịu, ợ nóng…
3. Thực phẩm có khả năng kháng khuẩn
Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm xung huyết hang vị dạ dày. Vì vậy khi bổ sung các thực phẩm có khả năng kháng khuẩn, mức độ tổn thương ở niêm mạc dạ dày sẽ được cải thiện.
Các thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn, bao gồm: nghệ, mật ong, dầu dừa…
Xem ngay: Viêm loét dạ dày cần kiêng những gì trong sinh hoạt và ăn uống?
4. Thực phẩm chứa probiotic
Probiotic là các men vi sinh hoạt động trong đường ruột, có khả năng thúc đẩy tiêu hóa và hạn chế áp lực lên dạ dày. Bổ sung probiotic còn hỗ trợ điều chỉnh hệ vi sinh trong đường ruột, giúp hạn chế tình trạng tăng trưởng quá mức của các vi khuẩn có hại.
Các thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn, bao gồm: kim chi (nên lựa chọn loại kim chi không cay), sữa chua, sữa chua uống…
Ngoài ra khi ăn uống, bệnh nhân viêm xung huyết hang vị dạ dày cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Cần bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể, tránh để cơ thể mệt mỏi và suy nhược.
- Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ nhằm hạn chế áp lực lên niêm mạc hang vị.
- Phải ăn chậm, nhai kỹ, tránh vận động ngay sau khi ăn.
- Không nên để bụng quá đói hoặc quá no.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bạn cần phối hợp với thuốc đặc trị để thúc đẩy quá trình điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày. Trong trường hợp điều trị và chăm sóc tốt, tổn thương ở hang vị sẽ được cải thiện và phục hồi.
Bài viết đã giải đáp vấn đề “Viêm hang vị dạ dày ăn và kiêng gì để tốt cho bệnh” đồng thời đưa ra gợi ý điều trị kết hợp. Để được tư vấn và thiết lập liệu trình điều trị phù hợp, bạn đọc hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia đầu ngành để có hiệu quả phục hồi tốt nhất.
Thông tin bổ sung
- 7 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả không nên bỏ qua
- Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Bác sĩ nói gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!