Ợ chua là gì? Cách nhận biết và điều trị ợ chua liên tục
Ợ chua liên tục là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Nếu để diễn ra thường xuyên trong thời gian dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày.
Ợ chua là gì?
Ợ chua là cảm giác nóng rát, khó chịu thường xuất hiện ở vùng ngực phía sau xương ức và có thể lan lên cổ và họng, nguyên nhân do axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Tình trạng này thường gặp khi van giữa dạ dày và thực quản không khép chặt, cho phép axit và thức ăn di chuyển ngược lên.
Các yếu tố như ăn no, béo phì, mang thai, sử dụng một số loại thực phẩm và đồ uống như cà phê, rượu, thức ăn cay nồng… có thể gây ra tình trạng này.
Tham khảo: Người bị đau dạ dày có nên uống sữa? Lời khuyên từ bác sĩ
Nguyên nhân gây ợ chua
Tình trạng này thường xuất phát từ trào ngược dạ dày – thực quản và có thể do các yếu tố sau:
- Căng thẳng, stress: Gây tăng tiết acid và rối loạn nhu động, khiến thức ăn lên men và trào ngược.
- Loạn khuẩn đường tiêu hóa: Rối loạn vi khuẩn làm ảnh hưởng đến vận chuyển thức ăn, gây đầy bụng và ợ chua.
- Rối loạn nhu động ruột: Suỵ giảm chức năng ruột ảnh hưởng tiêu hóa, dạ dày co bóp đẩy thức ăn ngược lên, gây ợ chua.
- Thói quen sinh hoạt, ăn uống: Như nhai không kỹ, ăn nhanh, ăn đêm, thức ăn nhiều tinh bột và chất kích thích cũng gây ợ chua.
Các triệu chứng thường gặp
Khi bị ợ chua, thường liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày (GERD), người bệnh có thể trải qua các triệu chứng sau:
- Nóng rát ngực và xương ức.
- Đau tức khi nuốt thức ăn.
- Cảm giác đau và chướng bụng.
- Miệng có vị chua và đắng.
- Cảm giác có vật mắc kẹt ở cổ.
- Buồn nôn hoặc nôn dịch vị.
- Mệt mỏi và suy nhược.
Tình trạng này kéo dài có thể làm viêm và teo thực quản, gây khó khăn trong việc ăn uống và ảnh hưởng sức khỏe, chất lượng sống.
Các biện pháp điều trị ợ chua hiệu quả
Để cải thiện tình trạng ợ hơi, bạn có thể mua và sử dụng các loại thuốc Tây được bán trên thị trường mà không cần đơn kê của bác sĩ. Ngoài ra, ở những trường hợp nhẹ bạn cũng có thể áp dụng các mẹo dân gian.
Điều trị bằng thuốc Tây
Những trường hợp ợ chua do trào ngược acid dạ dày, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ enzyme tiêu hóa cho cơ thể hoặc sử dụng các loại thực phẩm bổ sung probiotic.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc điều trị ợ chua không cần kê đơn của bác sĩ được bán trên thị trường như:
- Thuốc trung hòa acid: Maalox, Rolaids, Alka-Seltzer, Mylanta,…
- Thuốc ngăn chặn tiết acid: Zantac, Tagamet, Pepcid, Axid,…
- Thuốc ức chế bơm proton: Esomeprazole, Omeprazole, Rabeprazole…
Xem ngay: Các loại thuốc tây chữa đau dạ dày – Bác sĩ kê đơn
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, bạn cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để cải thiện tình trạng ợ chua rất hiệu quả, với cách thực hiện đơn giản, an toàn và không gây ra tác dụng phụ:
Lá đinh hương
- Lấy một nắm lá đinh hương rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để loại khuẩn.
- Sau bữa ăn sử dụng lá đinh hương để nhai trực tiếp.
- Phương pháp này có tác dụng làm giảm triệu chứng ợ chua và giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
Gừng tươi
- Gừng tươi đem gọt vỏ, rửa sạch với nước và cắt thành lát mỏng
- Sử dụng 1 lát gừng nhai trực tiếp sau khi ăn.
- Cách này có tác dụng điều trị các bệnh dạ dày và ợ chua đầy hơi.
Lá bạc hà
- Lấy một nắm lá bạc hà đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để diệt khuẩn.
- Lá bạc hà đem hãm với nước sôi khoảng 5 phút rồi sử dụng để uống.
- Cách này có tác dụng cải thiện triệu chứng ợ chua nóng cổ rất hiệu quả.
Xem thêm: Đau dạ dày là đau bên nào? Vị trí đau giúp chẩn đoán đúng bệnh
Chế độ dinh dưỡng cho người bị ợ chua
Dưới đây là một số loại thực phẩm người bị ợ chua nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày:
- Thực phẩm giàu đạm: Thịt nạc, cá, gia cầm giúp trung hòa axit dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa.
- Thực phẩm nhiều chất xơ: Rau xanh, gạo lức hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm ợ chua.
- Rau họ cải: Bảo vệ niêm mạc tiêu hóa, ngăn chặn viêm.
- Dấm: Dùng dấm pha với nước ấm giảm triệu chứng co thắt dạ dày.
- Bánh mì: Thấm hút acid dạ dày, hạn chế lên men thức ăn, cải thiện ợ chua.
- Trái cây: Dưa hấu, đu đủ, chuối, táo hỗ trợ cải thiện ợ chua.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây hại đến sức khỏe và làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn như: thực phẩm chứa nhiều acid, thực phẩm từ sữa, thức ăn cay nóng, thịt đỏ…
Các biện pháp phòng tránh ợ chua hiệu quả
Để phòng tránh ợ chua hiệu quả, bạn cần áp dụng các biện pháp sau:
- Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn no quá mức hoặc đói quá lâu.
- Thực phẩm tốt cho tiêu hóa: Tăng cường rau xanh, trái cây tươi như dưa hấu, táo; hạn chế thức ăn khó tiêu, cay nóng và chứa nhiều dầu mỡ.
- Tránh chất kích thích: Hạn chế rượu, bia, thuốc lá, ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa.
- Ăn không nói chuyện: Tránh nhai mở miệng quá to, giảm không khí lọt vào, hạn chế ợ hơi.
- Cẩn thận với thuốc: Lưu ý khi dùng thuốc, nhất là kháng sinh kéo dài.
- Tập thể dục đều đặn: Tăng cường sức khỏe và nhu động ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn.
- Quản lý cân nặng: Giảm cân nếu thừa cân, giảm áp lực lên thực quản và dạ dày.
- Mặc quần áo thoải mái: Tránh áo quần bó sát, tạo điều kiện cho tiêu hóa.
- Giữ tinh thần thoải mái: Cân bằng công việc và nghỉ ngơi, giảm căng thẳng ảnh hưởng tiêu hóa.
Ợ chua là một triệu chứng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu nó xảy ra thường xuyên. Hiểu biết về cách nhận biết và các phương pháp điều trị hiệu quả sẽ giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng này, đồng thời duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Có thể bạn quan tâm
- Ợ hơi nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Hướng dẫn cách chữa
- Các bệnh liên quan đến dạ dày thường gặp và cách xử lý
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!