Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Bác sĩ nói gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bị viêm loét dạ dày vẫn chữa được nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, thông qua các phương pháp như thuốc tây, đông y hoặc các biện pháp chăm sóc tại nhà. Điều trị sớm giúp quá trình hồi phục trở nên dễ dàng và nhanh chóng.  

Viêm loét dạ dày tá tràng có thể chữa khỏi nếu người bệnh điều trị kịp thời, đúng cách và kiên trì.
Viêm loét dạ dày tá tràng có thể chữa khỏi nếu người bệnh điều trị kịp thời, đúng cách và kiên trì.

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không?

Viêm loét dạ dày, tình trạng phổ biến do niêm mạc dạ dày bị tổn thương, thường xuất hiện do thói quen ăn uống không lành mạnh, hút thuốc, uống rượu bia, và stress. 

Triệu chứng khi bị viêm loét
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến loét, viêm.

Triệu chứng của viêm loét dạ dày thường là:

  • Đau bụng;
  • Khó tiêu;
  • Ợ hơi;
  • Ợ chua;
  • Nóng rát thượng vị;
  • Đầy bụng;
  • Buồn nôn và thường xuyên nôn mửa.
Triệu chứng thường thấy của bệnh viêm loét dạ dày đó là nôn mửa, đau bụng, ợ hơi, ợ nóng,...
Triệu chứng thường thấy của bệnh viêm loét dạ dày đó là nôn mửa, đau bụng, ợ hơi, ợ nóng,…

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày bao gồm:

  • Hút thuốc lá: Chất độc trong thuốc lá kết hợp với axit dạ dày, gây hại niêm mạc.
  • Uống bia rượu và thức uống có gas: Tấn công trực tiếp niêm mạc, gây viêm loét.
  • Ăn uống không đúng cách: Bỏ bữa hoặc ăn không đúng giờ khiến enzyme tiêu hóa tăng tiết, tổn thương niêm mạc.

Viêm loét dạ dày có thể chữa khỏi nếu được điều trị đúng cách. Người bệnh cần sớm tìm đến bác sĩ khi xuất hiện triệu chứng để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Chủ quan không điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày, vết loét lan rộng, và xuất huyết tiêu hóa.

Tham khảo: Viêm loét dạ dày cần kiêng những gì trong sinh hoạt và ăn uống?

Một số phương pháp chữa trị viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là tình trạng y khoa phổ biến, có thể gây ra nhiều khó chịu và biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Hãy cùng khám phá các phương pháp chữa trị hiệu quả, mang lại hy vọng cho những ai đang phải đối mặt với căn bệnh này.

1. Điều trị bằng thuốc Tây y

Trong trường hợp viêm loét dạ dày đang ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc Tây để điều trị.

Viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể điều trị được.
Viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể điều trị được.

Một số loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày là:

  • Thuốc kháng sinh, giúp kháng lại vi khuẩn, nấm… gây hại trong dạ dày;
  • Thuốc kháng axit trong dạ dày, giúp điều chỉnh, trung hòa lượng axit trong dịch vị dạ dày;
  • Thuốc ức chế bơm proton, giúp dạ dày hạn chế tiết dịch axit;
  • Thuốc uống tạo màng bọc bảo vệ ổ loét dạ dày, trung hòa axit;
  • Thuốc kháng vi khuẩn HP.

Các loại thuốc thuốc này sẽ có tác dụng diệt trừ vi khuẩn gây bệnh, kháng viêm và giúp cho người bệnh giảm cảm giác đau rát trong dạ dày.

Tuy nhiên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định loại thuốc uống cụ thể và phù hợp. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về dùng. Dùng thuốc không đúng cách có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày và sức khỏe.

Người bệnh có thể điều trị viêm loét dạ dày bằng cách dùng một số loại thuốc Tây như thuốc kháng sinh, thuốc ức chế tiết axit,...
Người bệnh có thể điều trị viêm loét dạ dày bằng cách dùng một số loại thuốc Tây như thuốc kháng sinh, thuốc ức chế tiết axit,…

Xem thêm: Viêm dạ dày trợt xung huyết mãn tính: Bệnh lý chớ xem thường

2. Điều trị tại nhà

Bên cạnh viện dùng thuốc, người bệnh viêm loét dạ dày cũng có thể điều trị bằng cách tự chăm sóc tại nhà. 

Chăm sóc tại nhà đúng cách cũng là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị cho người bệnh đang dùng thuốc.

Sau đây là những điều người bệnh viêm loét dạ dày nên làm để bệnh mau chóng hồi phục:

  • Ăn uống khoa học: ăn đúng giờ, đúng bữa, ăn đầy đủ chất
  • Tránh ăn các loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Ăn nhiều rau xanh, rau củ tươi, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Uống nước đầy đủ hàng ngày, nên uống nước ấm, tránh uống nước đá lạnh
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, stress
  • Tránh thức khuya
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên (tập yoga, đi bộ…)
  • Tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có gas
  • Tránh lạm dụng thuốc
  • Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
Thường xuyên tập thể dục để điều trị đau dạ dày
Để bệnh viêm loét dạ dày mau chóng thuyên giảm, người bệnh cần ăn uống đúng giờ, tránh dùng bia rượu, thuốc lá và luôn giữ tinh thần lạc quan.

3. Điều trị ngoại khoa

Đối với tình trạng viêm loét dạ dày nghiêm trọng, phẫu thuật sẽ là cần thiết để cắt bỏ khu vực bị ảnh hưởng và giảm kích cỡ của dạ dày. Hồi phục sau mổ đòi hỏi tuân thủ hướng dẫn y tế chặt chẽ. Để ngăn chặn bệnh quay trở lại và bảo vệ vết thương, bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ sống, ăn đủ dinh dưỡng và tránh thức ăn cay nóng cũng như các tác nhân gây hại.

Phòng tránh viêm loét dạ dày như thế nào?

 Ở xã hội hiện đại, căn bệnh viêm loét dạ dày đang có chiều hướng gia tăng vì những áp lực của xã hội công nghiệp. Từ đó, gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Trước tình hình đó, để phòng tránh viêm loét dạ dày, phòng tránh tái phát bệnh, mỗi người trong chúng ta cần:

  • Ăn uống đầy đủ chất
  • Ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa
  • Tránh lạm dụng thuốc Tây
  • Không nên ăn thức ăn cay nóng, thức ăn chứa nhiều chất béo
  • Hạn chế dùng cà phê, thuốc lá, rượu bia, thức uống có gas
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe
  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày, tránh thức khuya
  • Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan
  • Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Người bệnh khi nghi ngờ bị mắc phải viêm loét dạ dày, cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt. Điều trị bệnh viêm loét dạ dày kịp thời sẽ giúp người bệnh tránh khỏi những biến chứng khôn lường.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 11:47 - 22/03/2024 - Cập nhật lúc: 11:11 - 08/04/2024
Chia sẻ:
Thuốc Sucralfate – Công dụng, Cách dùng và Giá bán

Thuốc Sucralfate có thành phần chính là hoạt chất Sucralfate. Thuốc có tác dụng làm liền sẹo tại những vị…

Viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP điều trị như thế nào?

Viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP thường được điều trị bằng kháng sinh kết hợp thuốc chống…

Đau cuống bao tử là bệnh gì, chữa trị ra sao? Đau Cuống Bao Tử: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Điều Trị

Đau cuống bao tử xuất phát từ khu vực nối giữa thực quản và dạ dày, gây khó chịu và…

viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính Viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính và dấu hiệu nhận biết

Viêm loét dạ dày tá tràng được phân loại thành hai dạng: cấp tính và mãn tính, dựa trên thời…

Cách điều trị “viêm dạ dày hp dương tính”

Khi được chẩn đoán viêm dạ dày HP dương tính có nghĩa là các kết quả xét nghiệm đã tìm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua