Thực Phẩm Tốt Cho Người Viêm Dạ Dày – Thức Ăn Tốt Nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Lựa chọn thực phẩm tốt cho người viêm dạ dày là yếu tố quan trọng trong quá trình hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng bệnh. Các loại thực phẩm giàu chất xơ và flavonoid được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn, trong khi rượu bia và chất kích thích cần được hạn chế để tối ưu hóa sức khỏe dạ dày.

Thực phẩm tốt cho người viêm dạ dày
Thực hiện một chế độ ăn uống khoa học là yếu tố quan trọng trong điều trị viêm dạ dày

Nguyên tắc về chế độ ăn uống đối với người bệnh viêm dạ dày

Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương và viêm loét do nồng độ acid tăng cao, thường xuất phát từ chế độ ăn uống không phù hợp. 

Để hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng của dạ dày, người bệnh cần tuân thủ một chế độ dinh dưỡng cân bằng, lựa chọn các thực phẩm lành mạnh có khả năng giảm tiết acid dạ dày và hỗ trợ làm lành các tổn thương trên niêm mạc.

Thực phẩm tốt cho người viêm dạ dày
Chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm dạ dày

Dưới đây là các nguyên tắc dinh dưỡng cần chú ý cho người viêm dạ dày:

  • Chế biến kỹ: Ưu tiên món ăn chín kỹ, nhừ hoặc thái nhỏ, tránh thực phẩm sống để giảm áp lực cho dạ dày và hỗ trợ hấp thu dưỡng chất dễ dàng hơn.
  • Cách ăn: Ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn no quá mức. Chia nhỏ thành 4-5 bữa phụ để giúp trung hòa acid và giảm áp lực lên dạ dày.
  • Quản lý lượng nước: Giảm lượng nước hoặc canh trong bữa ăn, không quá 100 – 200ml nước/bữa. Nếu cần bổ sung nhiều nước, hãy làm sau bữa ăn để không loãng men tiêu hóa.
  • Hoạt động sau ăn: Tránh vận động mạnh hoặc lao động nặng sau khi ăn để không tăng áp lực lên dạ dày, gây kích thích vết loét.
  • Nhiệt độ thực phẩm: Tránh ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Thực phẩm nên có nhiệt độ khoảng 40 – 50 độ C để hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất.

Đọc thêm: Người bị viêm loét dạ dày có uống được sâm?

11 loại thực phẩm tốt cho người bị viêm dạ dày

Đối với người bệnh viêm dạ dày, việc bổ sung các loại thực phẩm hàng ngày cần chú ý chọn lựa những loại vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp giảm bớt các triệu chứng viêm loét, đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi. Cụ thể:

1. Rau củ quả

Các loại rau củ quả giàu vitamin, khoáng chất, đặc biệt là chất xơ rất có lợi cho người bị viêm dạ dày. Không chỉ giúp giảm nồng độ acid dạ dày, cải thiện các triệu chứng đau nhức, chướng bụng, khó tiêu mà còn hạn chế kích thước của vết loét. Một vài gợi ý các loại thực phẩm tốt như:

Rau, củ, quả tốt cho người bị đau bao tử
Người bệnh viêm dạ dày nên thường xuyên sử dụng rau xanh, củ quả giàu chất xơ, vitamin khoáng chất

Các loại rau

  • Bắp cải: cChứa nhiều vitamin (C, K, B6, U), khoáng chất (canxi, magie, sắt, kali), và chất xơ. Có tác dụng giảm đau và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bạn có thể chế biến bắp cải luộc hoặc uống 500ml nước ép bắp cải mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn. 
  • Cải bẹ xanh: có vị hơi đắng, cay và có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt giúp điều hòa acid dịch vị, hạn chế viêm loét dạ dày. Đồng thời, người bệnh viêm dạ dày ăn cải bẹ xanh còn giúp hỗ trợ ổn định tiêu hóa, cải thiện các triệu chứng khó tiêu, chướng bụng. Bạn có thể chế biến món canh cải bẹ xanh hay xào tỏi đều được. 
  • Rau mồng tơi: giàu vitamin, khoáng chất và ít calo, chất béo, rất có lợi cho sức khỏe. Đồng thời, hàm lượng cao chất xơ và chất chống oxy hóa còn giúp xoa dịu cơn đau do viêm dạ dày gây ra, ức chế hình thành vết loét và kích thích nhu động ruột, giảm áp lực tiêu hóa lên dạ dày. 
  • Bông cải xanh: có chứa thiamin, protein, riboflavin, folate, và sulforaphane, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori – nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm dạ dày.
  • Rau tía tô: Tinh dầu lá tía tô chứa nhiều hoạt chất có lợi như limonen, terilaldehyd, dihydrocumin cùng nhiều chất chống oxy giúp giảm dị ứng, chống viêm và hỗ trợ phục hồi tổn thương.
  • Rau thì là: Loại rau này giàu chất xơ, các vitamin khoáng chất, flavonoid chống oxy hóa… giúp giảm các cơn đau, co thắt do viêm dạ dày. Đồng thời, bảo vệ đường tiêu hóa khỏi các tác nhân gây bệnh, phòng ngừa tái phát. Rau thì là thường được dùng để nấu canh, xào, làm chả…

Các loại củ, quả

  • Khoai lang: Khoai lang giàu beta – carotene, vitamin A, B, C, canxi… giúp kiểm soát tốt các triệu chứng viêm dạ dày, ức chế acid dịch vị, giảm đau và tình trạng đầy hơi, chướng bụng, đau thượng vị… 
  • Khoai tây: Khoai tây rất giàu vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Chúng hấp thụ lượng acid dư thừa trong dạ dày, hỗ trợ làm lành và phục hồi thương tổn do viêm dạ dày gây ra. Không những vậy, khoai tây còn giúp ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại đến dạ dày. 
  • Ớt chuông đỏ: Ớt chuông đỏ chứa nhiều vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ làm lành tổn thương bên trong dạ dày. Đồng thời, tạo điều kiện để dạ dày nhanh chóng hồi phục chức năng như bình thường. 
  • Cà rốt: Cà rốt giàu chất xơ, beta – carotene, kali, vitamin K cùng các chất chống oxy có lợi cho sức khỏe đường tiêu hóa nói chung và chức năng dạ dày nói riêng. Vì vậy, người bệnh viêm dạ dày nên thường xuyên bổ sung cà rốt vào bữa ăn hàng ngày thông qua những món ăn luộc, hấp, canh hầm, nước ép…
  • Đậu bắp: Trong đậu bắp chứa hàm lượng lớn vitamin B, C, E cùng nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe dạ dày. Đặc biệt, trong loại thực phẩm này có chứa phức hợp protein kết dính pectin và polysaccharides có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác động tiêu cực. 

Xem thêm: Viêm Dạ Dày Có Gây Mệt Mỏi Không? [Bác Sĩ Giải Đáp]

2. Trái cây

Dưới đây là danh sách các loại trái cây tốt cho người bệnh viêm dạ dày, giúp hỗ trợ phục hồi và giảm các triệu chứng:

trái cây tốt cho người bệnh viêm dạ dày
Chuối giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị viêm dạ dày hiệu quả
  • Chuối: Giúp trung hòa acid và chống viêm. Chứa kali và pectin, chuối hỗ trợ cải thiện rối loạn tiêu hóa và bù đắp lượng kali thiếu hụt do nôn ói, tiêu chảy.
  • Táo: Chứa chất xơ hòa tan, giảm nồng độ acid dạ dày và tổn thương niêm mạc. Ăn 3 – 4 quả táo mỗi tuần có thể giúp kích thích nhu động ruột và giảm táo bón.
  • Quả việt quất: Giàu chất chống oxy hóa và kháng sinh tự nhiên, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, bao gồm cả vi khuẩn Helicobacter pylori. Có thể ăn trực tiếp hoặc uống nước ép.
  • : Chứa hơn 25 loại vitamin và khoáng chất, 27% chất xơ và nhiều chất chống viêm. Bơ mềm, dễ tiêu hóa, giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Ổi: Nguồn vitamin C dồi dào, tăng cường sức đề kháng và chống oxy hóa. Để hỗ trợ dạ dày, nên ép ổi cùng vỏ, bỏ hạt và tránh ăn ổi xanh non.

Những loại trái cây này không chỉ cung cấp dưỡng chất thiết yếu mà còn giúp làm dịu niêm mạc dạ dày và hỗ trợ chữa lành các vết loét. 

3. Tinh bột

Người bị viêm dạ dày nên tăng cường bổ sung tinh bột từ các loại thực phẩm có lợi, điển hình như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc. Lượng tinh bột từ 2 loại thực phẩm này chứa lượng kiềm và chất xơ cao giúp trung hòa axit trong dạ dày.

Ngoài ra, nếu không thích 2 loại thực phẩm này hoặc ngán do ăn nhiều có thể thay thế bằng cơm, gạo nâu hoặc các loại thực phẩm chế biến từ lúa mì, đậu phụ, đậu tương… đều được vì đây đều là những loại thực phẩm tốt cho người viêm dạ dày. 

4. Bánh quy

Những người bị viêm dạ dày được khuyến khích nên thường xuyên sử dụng các loại bánh quy, bánh xốp hoặc món ăn làm từ gạo nếp, khoai, sắn… Vì đây là những loại thực phẩm có tính hút axit, trung hòa lượng acid dịch vị trong dạ dày, tăng cường sản sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.

Đọc thêm: Bị viêm loét hang vị dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?

5. Dầu ô liu

Theo một nghiên cứu năm 2007, dầu ô liu có khả năng điều trị hiệu quả viêm dạ dày do nhiễm 8 chủng vi khuẩn H. Pylori. Đồng thời, sử dụng dầu ô liu trong chế biến thức ăn hàng ngày còn giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị, cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tái phát bệnh. 

Tác dụng của dầu oliu trong điều trị viêm dạ dày
Dầu ô liu được chứng minh có khả năng điều trị viêm dạ dày hiệu quả

6. Sữa chua

So với các loại sữa béo không tốt cho dạ dày thì sữa chua lại được khuyến khích sử dụng thường xuyên. Theo nhiều nghiên cứu, trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn cần thiết BB12 có khả năng tăng tiết axit luminal, ức chế và tiêu diệt các hại khuẩn, loại bỏ sự tồn tại của nhiều vi khuẩn gây viêm dạ dày như Ecoli, Hp hay Yersinia. 

7. Thịt và các loại thực phẩm giàu đạm

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bệnh viêm dạ dày đang trong quá trình điều trị nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm. Vì các protien lành mạnh giúp sửa chữa những tổn thương ở dạ dày khá tốt. Khuyến khích sử dụng nguồn đạm sạch từ các loại thịt động vật được cho ăn cỏ, cá đánh bắt trong tự nhiên hoặc gia cầm chăn nuôi như:

  • Thịt nạc; 
  • Trứng;
  • Bơ;
  • Cá mòi;
  • Đậu Hà Lan;
  • Các sản phẩm từ đậu nành;

8. Mật ong

Mật ong là “thực phẩm vàng” với khả năng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên, giúp cân bằng acid dạ dày và tiêu diệt vi khuẩn HP. Đồng thời, hỗ trợ xoa dịu niêm mạc dạ dày bị kích thích, ổn định hệ tiêu hóa và giảm cảm giác đau nhức do viêm dạ dày gây ra. Bạn có thể sử dụng mật ong trực tiếp hoặc kết hợp với các loại thực phẩm khác như ngũ cốc, bánh mì ăn sáng, pha mật ong nước ấm… để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Mật ong có tốt cho người viêm dạ dày?
Mật ong có khả năng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên, hỗ trợ điều trị và phục hồi tổn thương do viêm dạ dày

9. Hạnh nhân

Hạnh nhân là loại thực phẩm giàu vitamin B, canxi và protein giúp giảm mức độ viêm loét dạ dày và cải thiện các triệu chứng liên quan như đau nhức, khó tiêu, đầy hơi… Đặc biệt, thường xuyên sử dung hạnh nhân còn thúc đẩy quá trình phục hồi cấu trúc và chức năng của dạ dày. Bạn có thể sử dụng hạnh nhân như một món ăn vặt hoặc dùng sữa hạnh nhân mỗi ngày. 

Xem ngay: Viêm Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không? Có Dẫn Tới Ung Thư?

10. Các loại gia vị

  • Tỏi: Tỏi là loại thực phẩm nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn, kháng virus gây viêm dạ dày. Đồng thời, tỏi còn giúp bảo vệ và phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh nếu bạn sử dụng thường xuyên. 
  • Gừng: Các triệu chứng khó chịu do viêm dạ dày gây ra như đau bụng, buồn nôn, ợ chua, đầy hơi… sẽ được cải thiện nhanh chóng bằng gừng. Gừng có đặc tính nóng, vị cay và chứa chất chống viêm giúp đẩy lùi các loại vi khuẩn gây viêm cũng như xoa dịu, cải thiện triệu chứng. 
  • Nghệ: Nghệ chứa hoạt chất curcumin đặc trưng hỗ trợ tiêu diệt các hại khuẩn gây viêm dạ dày. Không những vậy, nó còn giúp giảm đau và đẩy nhanh tốc hồi phục nếu dạ dày xuất hiện vết loét. 

11. Pho mát

Ngoài sữa chua thì pho mát cũng là một trong những chế phẩm từ sữa nhưng lại tốt cho người bệnh viêm dạ dày. Trong pho mát chứa một số loại vi khuẩn có lợi giúp tiêu diệt các ổ hại khuẩn, ức chế sự lây lan của chúng. Đồng thời, nó tạo ra một lớp màng phủ bao bọc lên các vết loét, vết thương để hỗ trợ phục hồi, xoa dịu niêm mạc và giảm các triệu chứng liên quan. 

Các loại thực phẩm nên tránh khi bị viêm dạ dày

Bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn, người bệnh viêm dạ dày cũng cần tránh một số loại thực phẩm có nguy cơ làm tăng viêm loét, tổn thương. Có thể kể đến như:

Nhóm thực phẩm

  • Thực phẩm cứng, khó tiêu: Cơm rang, thịt nướng… vì chúng khiến dạ dày phải làm việc nặng nề hơn, tăng áp lực và tổn thương.
  • Thực phẩm cay nóng: Cần hạn chế hoặc tránh ớt tươi, bột ớt, hạt tiêu, gừng, mù tạt… vì chúng làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm dạ dày.
  • Thực phẩm giàu chất béo: Thức ăn nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, chướng bụng đầy hơi và làm tăng viêm dạ dày.
  • Thực phẩm lên men: Dưa muối, cà ngâm, mắm tôm, mắm nêm… có thể kích thích dạ dày, tăng sinh acid và nguy cơ xuất hiện ung thư.
  • Thực phẩm đông lạnh: Chứa nhiều chất bảo quản, có thể gây hại cho dạ dày đã tổn thương và làm tăng nguy cơ sản sinh độc tố.
  • Chocolate: Tránh dùng nhiều vì có thể gây cảm giác khó chịu và đầy hơi ở bụng sau khi ăn.

Việc tránh những loại thực phẩm này có thể giúp giảm bớt áp lực lên dạ dày, từ đó hỗ trợ làm dịu và phục hồi các tổn thương niêm mạc dạ dày hiệu quả hơn.

Các loại thực phẩm nên tránh khi bị đau bao tử
Người bệnh viêm dạ dày cần tránh các loại thực phẩm lên men, chế biến cay nóng, nhiều gia vị…

Nhóm đồ uống: Các loại đồ uống có cồn như rượu bia, nước ngọt có gas, cà phê… là những loại thức uống người bệnh viêm dạ dày cần tránh xa. Vì chúng dễ gây ra tình trạng ợ hơi liên tục, khó chịu và thúc đẩy các triệu chứng viêm dạ dày diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn. 

Nhóm trái cây: Người viêm dạ dày tránh ăn các loại trái cây có tính axit như các loại trái cây có múi (cam, quýt, chanh, bưởi…), cà chua, dứa… 

Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp không chỉ hỗ trợ điều trị viêm dạ dày mà còn góp phần vào việc duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mong rằng các gợi ý về thức ăn tốt cho người viêm dạ dày sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 09:34 - 16/04/2024 - Cập nhật lúc: 09:54 - 19/04/2024
Chia sẻ:
trẻ bị viêm dạ dày Trẻ Bị Viêm Dạ Dày: Nguyên Nhân, Dấu Diệu và Điều Trị

Trẻ bị viêm dạ dày có thể gây khó chịu, đau đớn, khiến trẻ biếng ăn, quấy khó. Nếu không…

Viêm dạ dày trợt xung huyết mãn tính: Bệnh lý chớ xem thường

Viêm dạ dày trợt xung huyết mãn tính do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm vi khuẩn Hp, lạm…

Bài thuốc Sơ can Bình vị tán có công thức độc quyền của Thuốc dân tộc Sơ can Bình vị tán – Hành trình khẳng định chất lượng vượt tầm biên giới

Sơ can Bình vị tán ra đời sau quá trình dài nghiên cứu, ứng dụng và đã mang lại thành…

Thuốc Maalox Thuốc Maalox: Công Dụng, Cách Dùng Và Giá Bán

Thuốc Maalox, một loại thuốc tiêu hóa dạng viên nén nhai, chứa hoạt chất Aluminum hydroxide và Magnesium hydroxide. Được…

Bệnh viêm hang vị tiền môn vị là gì? Viêm hang vị tiền môn vị là gì? Nguy hiểm không?

Viêm hang vị tiền môn vị là tình trạng viêm xảy ra ở phần cuối của dạ dày, có thể…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua