4 Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Quả Sung Hiệu Quả Nhanh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Cách chữa đau dạ dày bằng quả sung hiện đang được nhiều người sử dụng nhờ hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao và đặc tính kháng khuẩn, giảm viêm rất tốt của nó. Loại quả này hỗ trợ quá trình tiêu hóa và ngừa các triệu chứng liên quan đến bệnh dạ dày một cách hiệu quả.

Tác dụng chữa đau dạ dày của quả sung

Quả sung không chỉ phổ biến trong ẩm thực với các món như sung muối hay sung kho thịt mà còn được dùng làm phương thuốc dân gian để điều trị bệnh tại nhà như: bệnh trĩ, táo bón, viêm loét dạ dày, ho, viêm họng, bệnh đau dạ dày… 

chữa đau dạ dày bằng quả sung
Quả sung có nhiều tác dụng tốt đối với người bị đau dạ dày

Lý giải về việc dùng quả sung chữa đau dạ dày, có khá nhiều lý do được đưa ra như:

  • Thứ nhất: Quả sung giúp bảo vệ các tế bào ở niêm mạc dạ dày

Quả sung giàu vitamin A, C, E, K, có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm viêm. Đồng thời chất chống oxy hóa còn có tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ cơ thể tiêu diệt mầm bệnh, giảm sưng viêm ở dạ dày.

  • Thứ 2: Hỗ trợ tiêu hóa

Sung cũng chứa lượng lớn chất xơ, giúp cải thiện tiêu hóa. Theo y học cổ truyền, nó kích thích tiêu hóa và giảm các triệu chứng như đầy hơi và táo bón, thường gặp ở người bị đau dạ dày.

  • Thứ 3: Quả sung có thể giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày

Các nghiên cứu hiện đại đã phát hiện nhựa trong quả sung có khả năng ức chế tế bào ung thư dạ dày. Do đó, quả sung được coi là phương pháp tự nhiên trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, được dân gian và y học cổ truyền ứng dụng rộng rãi.

Tham khảo: Bao Tử Nhím Chữa Đau Dạ Dày Có Tác Dụng Tốt Không?

4 cách chữa đau dạ dày bằng quả sung hiệu quả

Trong số rất nhiều mẹo chữa đau dạ dày bằng quả sung đang được lưu truyền trong dân gian thì có 4 cách sau đang được áp dụng phổ biến nhất:

Dùng bột sung chữa đau dạ dày

Chuẩn bị:

  • Sung tươi số lượng nhiều, chọn những quả bánh tẻ không quá già
  • Một ít muối
Sử dụng bột sung chữa đau bao tử
Uống bột sung pha với nước ấm có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sung với 2 – 3 lần nước cho sạch, ngâm với nước muối pha loãng 20 phút
  • Bước 2: Vớt sung ra rổ cho ráo nước. Sau đó bổ làm đôi, đem phơi khô, sao vàng và tán thành bột mịn.
  • Bước 3: Cho bột sung vào trong hũ, đậy nắp kín lại để nơi thoáng mát dùng dần
  • Bước 4: Khi bị đau dạ dày, lấy 2 thìa cà phê bột sung đem pha với 100ml nước ấm uống

Tần suất thực hiện: Mỗi ngày 2 – 3 lần trước hoặc sau khi ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng.

Sung khô ngâm nước trị đau dạ dày

Nếu sinh sống ở các vùng nông thôn, sẽ rất dễ dàng để có thể tìm được sung tươi. Tuy nhiên đối với người dân thành phố thì việc này sẽ khó khăn hơn. Người bệnh có thể thay thế bằng sung khô được bán sẵn ngoài tiệm thuốc bắc hoặc mua sung tươi với số lượng lớn về phơi khô dùng dần. 

Chuẩn bị: 3 quả sung khô

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Buổi tối trước khi đi ngủ, bạn lấy 3 quả sung khô cho vào ly nước ấm ngâm 
  • Bước 2: Để qua đêm, sáng hôm sau ngủ dậy chắt nước sung ngâm uống khi bụng đang trống rỗng. Ăn cả cái.

Tần suất áp dụng: Khi chữa đau dạ dày bằng quả sung theo cách này, bạn nên thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần. Tùy theo tình trạng bệnh mà kiên trì dùng từ 2- 3 tháng để thấy được kết quả.

Chữa đau dạ dày bằng quả sung kết hợp với dầu ô liu

Bản chất dầu ô liu cũng là một nguyên liệu có tính kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh nên có thể kết hợp với sung làm thuốc trị đau dạ dày, giúp tổn thương viêm nhiễm nhanh lành hơn.

Chuẩn bị:

  • 1 kg sung tươi
  • Dầu ô liu nguyên chất
  • 1 hũ thủy tinh
chữa đau dạ dày bằng quả sung khô
Dân gian thường kết hợp sung với dầu ô liu để làm tăng hiệu quả điều trị đau dạ dày

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Sung rửa sạch, đem phơi hoặc sấy khô
  • Bước 2: Xếp sung khô vào bình thủy tinh và đổ dầu ô liu vào sao cho ngập mặt nguyên liệu
  • Bước 3: Đậy kín nắp hũ thủy tinh lại, để nơi mát mẻ ngâm trong 1,5 tháng
  • Bước 4: Mỗi lần ăn 2 – 3 quả để kích thích tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm đau.

Tần suất áp dụng: Bạn có thể ăn sung ngâm dầu ô liu 3 lần mỗi ngày. Theo kinh nghiệm dân gian, nên dùng sung trước các bữa ăn khoảng 30 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Xem ngay: Lá Cây Vú Sữa Chữa Đau Dạ Dày – Bật Mí Cách Dùng Hay

Điều trị đau dạ dày bằng các món ăn bài thuốc từ quả sung

Từ quả sung, bạn có thể chế biến ra rất nhiều món ăn vừa ngon miệng, vừa giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.

Món sung om lươn và nghệ

+ Nguyên liệu:

  • 1 con lươn
  • 5 – 10 quả sung
  • Bột nghệ
  • Một ít rau răm
  • Các gia vị khác như mẻ, tương, mì chính

+ Cách chế biến:

  • Sung để cả quả đập hơi dập hoặc cắt làm đôi
  • Lươn rửa với nước muối và giấm cho sạch, mổ bỏ ruột, cắt khúc ngắn vừa ăn
  • Ướp lươn và quả sung với một chút hành, bột nghệ, gia vị. Để 20 phút cho thấm đều
  • Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi đất nấu sôi, vặn nhỏ lửa om cho đến khi các nguyên liệu này chín mềm.
  • Dọn ra ăn 1 – 2 lần cho hết. Thịt lươn thanh mát kết hợp cùng đặc tính kháng khuẩn của nghệ sẽ mang đến cho người bệnh một món ăn giàu chất dinh dưỡng , dễ tiêu hóa và tốt cho dạ dày.

Món cháo sung nấu với đường phèn

+ Chuẩn bị:

  • 300g gạo tẻ
  • Vài quả sung tươi
  • Một ít đường phèn

+ Cách chế biến:

  • Sung rửa sạch, cắt làm 4 hoặc bào lát mỏng
  • Gạo vo sạch, cho vào nồi cùng với 1 lít nước hầm khoảng 30 phút
  • Tiếp tục cho sung vào nấu đến khi gạo chín nhừ thành cháo
  • Cuối dùng thêm đường phèn vào, quậy cho tan, tắt bếp
  • Múc cháo ra tô chờ cho nguội bớt rồi ăn. Dùng thay thế bữa chính hoặc ăn trong bữa phụ đều được.

Quả sung nấu ruột già lợn

+ Chuẩn bị: 

  • 10 quả sung bánh tẻ
  • 250g ruột già lợn
  • Một ít rượu trắng
  • Gừng

+ Cách chế biến: 

  • Ruột già sơ chế sạch, cắt khúc ngắn cỡ 3cm
  • Cho ruột già vào nồi chung với quả sung, thêm rượu, hành tím bằm, vài lát gừng tươi, và gia vị vào, trộn đều.
  • Sau khoảng 20 phút bắc nồi lên bếp, hầm cho đến khi chín mềm 
  • Chia ra ăn 1 – 2 lần trong ngày cho hết.

Đọc thêm: 5 cách chữa đau dạ dày khẩn cấp – Hiệu quả nhanh

Quả sung chữa đau dạ dày có an toàn không?

Mặc dù không chứa độc nhưng trong một số trường hợp, quả sung có thể gây ra tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn như:

Làm tăng nguy cơ thiếu canxi: Thành phần Oxalat trong quả sung gây cản trở khả năng chuyển hóa và hấp thụ canxi. Nếu dùng lâu dài sẽ làm suy yếu xương khớp và tăng nguy cơ các bệnh về xương như thoái hóa khớp và loãng xương.

Làm giảm đường huyết trong máu: Sung có thể hạ thấp lượng đường trong máu quá mức, dẫn đến chóng mặt, đau đầu, tụt huyết áp và rối loạn nhịp tim.

Dị ứng: Người có tiền sử dị ứng với phấn hoa hay mủ cao su có thể phản ứng với quả sung, biểu hiện qua nổi mề đay, nóng bừng mặt, ngứa da, cơn hen suyễn hoặc khó thở.

Xuất huyết võng mạc, chảy máu ở trực tràng, âm đạo: Sung có tính nóng ấm nên nếu ăn quá nhiều, bạn có thể phải đối mặt với các tác dụng phụ ở trên.

Làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu: Sung chứa nhiều vitamin K – một chất đóng tham gia vào quá trình làm đông máu của cơ thể. Tuy nhiên điều này lại có thể làm giảm tác dụng của các thuốc làm loãng máu thường được sử dụng trong điều trị bệnh huyết khối tĩnh mạch.

Những đối tượng nên và không nên chữa đau dạ dày bằng quả sung

Dùng quả sung có thể giúp cải thiện triệu chứng đau dạ dày nhưng hiệu quả thường chậm và phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Do đó, bạn nên áp dụng phương pháp này cho những trường hợp bệnh nhẹ và sau khi đã có sự tư vấn của bác sĩ.

Đặc biệt lưu ý, tránh dùng quả sung trị bệnh trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân đang dùng các thuốc chống đông máu như Warfarin hay Sintrom 
  • Bệnh nhân bị tụt huyết áp hoặc có chỉ số đường huyết thấp
  • Người đang gặp các vấn đề ở thận hoặc túi mật
  • Người bị dị ứng với quả sung
  • Người bị đau dạ dày nặng, xuất huyết dạ dày

Trong thời gian chữa đau dạ dày bằng quả sung bạn nên kiêng các thức ăn chua cay, nhiều dầu mỡ, nên ăn đồ mềm, dễ tiêu hóa và giữ cho tinh thần thoải mái để mau khỏi bệnh. Trường hợp các triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đi khám bác sĩ để thay đổi phương pháp khác hiệu quả hơn. Tránh để bệnh kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 07:58 - 19/04/2024 - Cập nhật lúc: 15:56 - 23/05/2024
Chia sẻ:
Phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em (mới cập nhật)

Phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em thường bao gồm việc sử dụng các loại thuốc kháng…

Cách điều trị “viêm dạ dày hp dương tính”

Khi được chẩn đoán viêm dạ dày HP dương tính có nghĩa là các kết quả xét nghiệm đã tìm…

Viêm cuống dạ dày: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm cuống dạ dày là hiện tượng viêm cấp tính hoặc mãn tính khiến cho lớp lót bên trong lòng…

Viêm loét dạ dày nặng: Biến chứng và giải pháp điều trị

Viêm loét dạ dày nặng không chỉ gây ra những cảm giác đau đớn khó chịu mà còn ảnh hưởng…

Viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể điều trị được. Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Bác sĩ nói gì?

Bị viêm loét dạ dày vẫn chữa được nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, thông qua…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua