Các Thực Phẩm Tốt Cho Đại Tràng Nên Bổ Sung Mỗi Ngày
Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho đại tràng sẽ giúp duy trì chức năng của bộ phận này, đặc biệt ở những người đang mắc các bệnh lý liên quan. Dưới đay là một số loại thực phẩm bạn nên thêm vào thực đơn.
Những nhóm chất trong thực phẩm tốt cho đại tràng
Đại tràng là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa và hoạt động dựa theo cơ chế tiêu hóa thức ăn.
Chính vì vậy, việc hệ tiêu hóa gặp vấn đề với các nhóm thức ăn xấu có thể gây ảnh hưởng đến chức năng đại tràng và dễ hình thành các bệnh lý liên quan.
Theo chuyên gia, ăn uống hàng ngày không cần kiêng khem quá mức, đặc biệt ở người bị viêm đại tràng. Chỉ cần đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất qua các nhóm thực phẩm sau:
- Nhóm thực phẩm giàu đạm: Đạm thúc đẩy chuyển hóa chất trong cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện triệu chứng viêm đại tràng.
- Nhóm thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ giúp nhuận tràng, ngăn táo bón và hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm đại tràng.
- Nhóm thực phẩm chứa cellulose: Thực phẩm giàu cellulose giúp cải thiện và duy trì chức năng đại tràng.
Gợi ý 12 loại thực phẩm tốt cho đại tràng nên sử dụng thường xuyên
Dưới đây là 12 “siêu thực phẩm” cực tốt cho đại tràng bạn không nên bỏ qua:
1. Cá hồi
Cá hồi là một trong những loại cá rất giàu omega-3, một loại axit béo có lợi cho hệ tim mạch, trí não, làn da và chức năng đại tràng.
Hoạt chất này có tác dụng giảm viêm nên khi sử dụng sẽ giúp cân bằng mức độ viêm nhiễm, bảo vệ đại tràng khỏi những tác động tổn thương.
Bên cạnh cá hồi, cá ngừ, dầu đậu nành, dầu hạt lanh… cũng cung cấp axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao hoặc đang bị viêm đại tràng nên tránh ăn cá hồi sống và nên chế biến qua các phương pháp như áp chảo, hấp, rim… để giảm nguy cơ đau bụng.
Tham khảo thêm: Các bệnh về Đại Tràng thường gặp và cách xử lý hiệu quả
2. Thịt nạc
Thịt nạc chứa nhiều đạm cần thiết cho cơ thể, đặc biệt sau khi trải qua viêm cấp, bảo vệ chức năng hệ tiêu hóa và đại tràng.
Nếu lo ngại về lượng chất béo bão hòa, bạn có thể chọn thịt nạc không da như thịt trắng từ gia cầm, thịt bò thăn, hoặc thịt heo thăn để bổ sung đạm mà ít chất béo hại cho cơ thể.
3. Trứng
Trứng chứa nhiều đạm và có thể giúp duy trì chức năng đại tràng, đặc biệt là trong trường hợp viêm đại tràng cấp tính. Protein trong trứng có thể giúp cải thiện cơn đau đối với những người này.
Ngoài ra, trứng cũng giàu vitamin nhóm B, giúp chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng hiệu quả hơn.
4. Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt thường chứa hàm lượng chất xơ rất cao giúp hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa và tăng cường chức năng đại tràng.
Bên cạnh đó, thường xuyên sử dụng loại thực phẩm này còn giúp làm giảm chứng táo bón, phòng ngừa viêm đại tràng và giúp nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong đường ruột khỏe mạnh.
5. Dầu olive
Theo nghiên cứu lâm sàng trên 25.000 người tại ĐH Đông Anglia, sử dụng dầu olive thay thế cho dầu từ động vật giúp giảm nguy cơ bùng phát đau và viêm đại tràng.
Dầu olive chứa acid oleic cao, giúp kiểm soát cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa viêm, bảo vệ đại tràng khỏi viêm loét đại tràng.
6. Sữa chua
Sữa chua là siêu thực phẩm không thể bỏ qua nếu muốn chăm sóc đại tràng.
Ăn nhiều sữa chua cung cấp probiotics quan trọng cho đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, củng cố hệ miễn dịch đường ruột, bảo vệ đại tràng…
7. Các loại bí
Theo nhiều nghiên cứu, các loại quả thuộc họ bí như bí đỏ, bí xanh, bí hồ lô, bí đao, bầu… đều là thực phẩm tốt cho đại tràng nhờ chứa chất xơ, beta carotene và vitamin C, duy trì sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
Tuy nhiên, để bảo vệ đại tràng và ngăn ngừa viêm loét, tránh ăn bí sống để tránh gây đau bụng và làm tăng các triệu chứng. Thay vào đó, hãy chế biến bí thành các món khác như bí luộc, canh bí, hoặc nấu súp.
8. Các loại rau củ
Các loại rau lá xanh là nguồn chất xơ không hòa tan dồi dào và có lợi cho sức khỏe con người. Chúng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, duy trì hoạt động của dạ dày, ruột non và ruột già.
Ngoài ra, hàm lượng magiê cao trong rau lá xanh giúp cải thiện cơn co thắt cơ bắp, giúp hệ tiêu hóa thư giãn và hoạt động hiệu quả hơn.
Một số loại rau lá xanh tốt cho đại tràng bao gồm: Bông cải xanh, rau ngót, rau bina, rau chân vịt, rau dền, măng tây, rau thì là…
Ngoài ra, khoai lang, củ cải đỏ… cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và ổn định chức năng đại tràng nhờ chứa hàm lượng cao chất xơ, kali, sắt, magiê…
Tham khảo thêm: Khám đại tràng không cần nội soi được không, khám ở đâu?
9. Các loại trái cây
Bổ sung các loại trái cây như:
- Táo: Chứa nhiều vitamin và khoáng chất, tốt cho sức khỏe, đặc biệt cho người viêm đại tràng. Chế biến thành sốt táo để giảm chất xơ.
- Bơ: Rất giàu chất béo bão hòa đơn, hỗ trợ sức khỏe. Khuyến khích mỗi ngày ăn 1 quả, đặc biệt đối với người bị viêm loét đại tràng.
- Đu đủ: Chứa enzyme papain, cải thiện tiêu hóa và hấp thu protein, giúp đại tràng hoạt động trơn tru hơn.
- Lê: Chứa kali, chất xơ và nước, giúp đào thải cặn bã và làm sạch ruột già, giảm triệu chứng của viêm đại tràng và bổ sung nước cho người đi ngoài nhiều lần.
- Dưa hấu: Chứa lycopene chống oxy mạnh mẽ, ngăn ngừa viêm nhiễm và ung thư đại tràng. Dễ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe đường ruột.
10. Các loại hạt
Các loại hạt cũng là loại thực phẩm tốt cho đại tràng:
- Hạt óc chó: Chứa axit béo không bão hòa tốt cho quá trình chuyển hóa và hỗ trợ phòng chống viêm đại tràng.
- Hạt hạnh nhân: Chứa các chất béo không bão hòa quan trọng, tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa, bao gồm cả đại tràng. Tuy nhiên, hạn chế tiêu thụ khi đang trong giai đoạn viêm đại tràng cấp để tránh làm tăng nặng triệu chứng.
- Hạt chia: Chứa chất xơ và omega-3, ngăn ngừa viêm nhiễm đường ruột và tạo môi trường cân bằng nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa và đại tràng.
11. Rong biển
Nếu muốn bồi bổ chức năng đại tràng, rong biển là thực phẩm không thể bỏ qua.
Rong biển chứa chất alginate kích thích niêm mạc ruột tiết ra chất nhầy, giúp bôi trơn đường tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc đại tràng khỏi tác nhân gây hại như vi khuẩn, nấm…
12. Gừng, tỏi
Gừng giúp giảm cơn đau đại tràng cấp và chống viêm nhiễm. Hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện buồn nôn, khó tiêu, ợ hơi… do trào ngược dạ dày thực quản.
Tỏi có chất allicin giúp bảo vệ đại tràng, tăng cường sức đề kháng và sức khỏe toàn diện.
Tham khảo thêm: 12 cách chữa viêm đại tràng tại nhà đơn giản, hiệu quả
Các loại thực phẩm không tốt cho đại tràng nên tránh sử dụng
Bên cạnh các thực phẩm tốt như đã nêu, để duy trì chức năng đại tràng khỏe mạnh, bạn cần tránh các thực phẩm sau:
- Thức ăn quá mặn: Những món kho mặn, nêm nếm đậm vị, dưa cải muối sỏi… chứa lượng natri cao, gây kích ứng và tổn thương đại tràng. Hạn chế muối trong thực đơn hàng ngày.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Nội tạng động vật, dầu mỡ gốc động vật, món chiên xào ngập dầu… khó tiêu hóa, áp lực cho dạ dày và đại tràng.
- Thực phẩm sống, tái: Sushi, sashimi, gỏi, nộm từ hải sản tươi sống, rau sống… có thể chứa mầm bệnh gây viêm nhiễm đường ruột.
- Món cay nóng: Ăn cay quá mức có thể gây táo bón, tổn thương niêm mạc đại tràng và liên quan đến nhiều bệnh lý khác.
- Thức ăn lạnh: Đồ ăn, thức uống lạnh như kem, đá… khiến ruột phải co thắt mạnh và có thể gây tiêu chảy, tổn thương và viêm loét đại tràng.
- Rượu, bia: Lạm dụng có thể tổn thương niêm mạc dạ dày và kích thích đại tràng, gây viêm loét và thậm chí ung thư đại tràng.
Hy vọng những thông tin về các loại thực phẩm tốt cho đại tràng được tổng hợp trong bài viết trên, sẽ giúp ích cho bạn trong việc điều chỉnh thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Bên cạnh ăn uống, hãy tạo cho mình một lối sống, thói quen sinh hoạt điều độ để giảm bớt áp lực cho hệ tiêu hóa nói chung, bảo vệ chức năng đại tràng nói riêng.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị Viêm Đại Tràng Có Quan Hệ Được Không? Lưu Ý Gì?
- Viêm Đại Tràng Đi Ngoài Ra Máu – Các Thông Tin Cần Biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!