Mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh theo dân gian

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Hiện tượng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như cảm lạnh, dị ứng, cảm cúm hay do niêm mạc mũi bị khô quá mức. Tuy nhiên nhiều cách có thể giúp đường thở của bé thông thoáng và dễ chịu hơn.

Nguyên nhân, triệu chứng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh rất hay bị nghẹt mũi do sức đề kháng còn non yếu. Hiện tượng này khiến trẻ gặp khó khăn khi thở, đôi khi còn kèm theo các biểu hiện khác như viêm họng, quấy khóc, khó ngủ, thở khò khè, ho khan, hắt hơi, ho có đờm, dễ bị nôn trớ, ói mửa, đặc biệt là sau khi bé ăn hoặc bú.

mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh theo dân gian
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thường phải thở bằng miệng dẫn đến viêm họng

Các nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Bị cảm lạnh do tắm quá lâu, dính nước mưa, nằm máy điều hòa hoặc do không mặc đủ ấm khi thời tiết lạnh
  • Trẻ bị dị ứng với thực phẩm, thời tiết hay các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, bụi bẩn, lông chó mèo… Trường hợp này còn gọi là viêm mũi dị ứng
  • Nhiễm virus cảm cúm
  • Vướng dị vật trong mũi
  • Thời tiết khô hanh khiến niêm mạc mũi của bé bị khô và tiết ra nhiều chất nhầy gây nghẹt mũi

Tình trạng nghẹt mũi khiến cho bé vô cùng mệt mỏi, khó chịu và có thể bị sút cân do chán ăn, nôn ói nhiều. Chính vì vậy, ngay từ khi trẻ có dấu hiệu bệnh, bạn nên tích cực tìm hiểu nguyên nhân và có hướng chữa trị cho bé. Một số cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà dưới đây có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

9 mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh theo dân gian

Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, dân gian thường áp dụng các mẹo tự nhiên sau để khắc phục:

1. Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý không chỉ có tác dụng làm loãng dịch nhầy trong mũi mà còn hoạt động như một loại thuốc sát trùng, giúp kháng khuẩn, giảm tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc mũi của bé.

Bạn có thể nhỏ nước muối sinh lý 5 – 6 lần một ngày để lỗ mũi bé thông thoáng, dễ thở hơn. Các bước thực hiện như sau:

  • Đặt bé nằm ngửa trên giường và trải một chiếc khăn ngay dưới vai của bé.
  • Lần lượt nhỏ 2- 3 giọt nước muối vào mỗi bên lỗ mũi. Day nhẹ cánh mũi để nước muối dễ dàng chảy vào bên trong và phát huy công dụng làm loãng dịch nhầy.
  • Đợi 30 – 60 giây sau bạn bế con lên bụng, nâng đầu bé cao lên một chút để nước mũi chảy ra ngoài và dùng khăn sữa hoặc khăn giấy mềm lau mũi cho trẻ.
  • Nước muối có thể kích thích bé hắt hơi. Điều này sẽ giúp đưa một phần dịch nhầy nằm sâu trong khoang mũi ra ngoài.

2. Dùng máy hay bóng hút mũi lấy sạch dịch nhầy cho bé

Bạn đang gặp khó khăn trong việc loại bỏ chất nhầy tồn đọng khiến mũi bé bị nghẹt, hãy thử dùng dụng cụ hút mũi, chẳng hạn như máy hút mũi hoặc bóng hút mũi. Trong đó máy hút mũi sẽ cho hiệu quả tốt hơn trong việc làm sạch chất nhầy và dịch tiết trong mũi của trẻ sơ sinh.

cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ hút mũi
Dụng cụ hút mũi có thể tạm thời giúp trẻ sơ sinh bớt nghẹt mũi nhưng cha mẹ không nên quá lạm dụng

 Máy hút mũi có cấu tạo là một ống nhỏ được đặt vào lỗ mũi bé và một đầu dùng để bạn ngậm và hút chất nhầy cho con. Dịch mũi sau đó được bắt vào một bộ lọc và khi kết thúc bạn chỉ cần tháo máy và vệ sinh sạch sẽ là được.

+ Cách sử dụng máy hút mũi như sau:

  • Trước khi sử dụng, đem máy hút mũi rửa bằng nước nóng để tiệt trùng rồi lau khô
  • Đặt bé nằm ngửa trên giường và nghiêng đầu qua bên phải
  • Nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi bé. Sau đó nghiêng đầu trẻ sang trái và nhỏ nước muối vào lỗ mũi bên kia.
  • Đặt một đầu mềm của máy hút mũi vào ngay cửa lổ mũi của bé. Sau đó bạn ngậm đầu còn lại nhẹ nhàng hút để lấy hết dịch nhầy ra khỏi mũi bé. Thực hiện tương tự cho bên mũi còn lại.
  • Cuối cùng nâng đầu bé lên cao để chất nhầy còn sót lại chảy hết ra ngoài

** Lưu ý: Chỉ nên rửa máy hút mũi bằng nước nóng. Không dùng thuốc khử trùng hoặc đem nấu ở nhiệt độ cao. Ngoài ra, tránh lạm dụng máy hút mũi kéo dài có thể khiến niêm mạc mũi của bé bị tổn thương nặng hơn.

+ Trường hợp sử dụng bóng hút mũi

  • Bóp nhẹ đầu bóng đẩy hết không khí ra ngoài
  • Đưa đầu hút mũi vào ngay cửa lỗ mũi của bé và thả bóng ra. Không khí sẽ được hút trở lại bên trong bóng hút kéo theo dịch mũi, giải phóng tình trạng tắc nghẹt trong mũi trẻ.
  • Trước và sau mỗi lần sử dụng, bạn chỉ cần lấy nước sạch hoặc nước muối sinh lý rửa bóng hút mũi 

3. Mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu

Một số loại tinh dầu đã được chứng minh là có khả năng kháng lại vi khuẩn, virus gây bệnh, đồng thời làm giảm nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh.

  • Dầu bạc hà: 

Tinh dầu bạc hà chứa methol – một chất có tác dụng làm giãn nở các mạch máu trong xoang mũi, tạo điều kiện để không khí đi vào trong và làm thư giãn thần kinh, qua đó giúp các bé bớt ngạt mũi 

Mẹ có thể thêm vài giọt tinh dầu vào đèn xông và đặt gần giường của bé. Hương thơm nhẹ nhàng của tinh dầu sẽ giúp bé dễ chịu, ngủ ngon giấc hơn, đồng thời làm sạch không khí trong phòng.

  • Tinh dầu khuynh diệp:

Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, xổ mũi bạn hãy lấy tinh dầu khuynh diệp xoa vào lòng bàn chân bé trước khi đi ngủ, sau đó đeo tất vào cho con. Làm như vậy có tác dụng giữ ấm cơ thể cho bé và giúp các mạch máu ở mũi được lưu thông tốt hơn, tạo điều kiện để tổn thương trong mũi bé nhanh lành.

  • Tinh dầu tràm:

Tinh dầu tràm có khả năng chống lại virus gây bệnh cảm cúm, cảm lạnh – một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Bạn chỉ cần lấy một ít tinh dầu bôi vào ngực, sau lưng, lòng bàn tay bàn chân cho bé kết hợp đưa lọ tinh dầu lại gần mũi cho bé hít sẽ thấy hiệu quả.

tinh dầu tràm chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Thoa tinh dầu tràm có thể giúp khắc phục tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và chống lại virus cảm cúm

4. Lấy gỉ mũi cũng giúp giảm nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Dịch nhầy có thể khô lại ngay cửa mũi làm chặn đường đi của không khí và khiến bé bị khó thở. Để giúp bé bớt nghẹt mũi, bạn hãy nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi bé, sau đó dùng một cái tăm bông đã được làm ẩm nhẹ nhàng lấy gỉ mũi ra cho con. 

Khi thực hiện chú ý nhẹ tay và không đưa đầu tăm bông vào sâu bên trong sẽ khiến niêm mạc mũi của bé bị tổn thương, viêm nhiễm nặng hơn.

5. Điều trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách làm ẩm đường thở

Niêm mạc mũi bị khô sẽ kích thích mũi tiết ra nhiều dịch hơn khiến cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Chính vì vậy việc làm ẩm đường thở cho bé lúc này là rất quan trọng. Nó có thể giúp bé giảm tình trạng kích ứng mũi, làm giảm lượng dịch nhầy tiết ra.

Bạn có thể xem xét sử dụng một máy xông hơi hoặc máy tạo độ ẩm trong phòng. Đặt gần chỗ bé ngủ sao cho lớp sương phun ra từ máy có thể tiếp xúc với luồng không khí lưu thông vào mũi bé. Khi sử dụng các thiết bị này cần lưu ý thay nước hàng ngày và vệ sinh máy thường xuyên theo hướng dẫn của nhà sản xuất để vi khuẩn, nấm mốc không có cơ hội phát triển. 

6. Để bé nằm gối cao đầu 

Đây cũng là mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh theo dân gian cho hiệu quả tích cực. Khi bé ngủ, bạn hãy đặt một chiếc gối dưới nệm để kê cao phần vai và đầu của bé cao hơn so với bàn chân. Điều này có thể giúp chất nhầy trong xoang thoát ra ngoài. 

cách điều trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Kê cao đầu trẻ trong lúc ngủ có thể giúp bé giảm nghẹt mũi

Tuy nhiên, giải pháp này không được các bác sĩ khuyến khích áp dụng cho trẻ còn nằm trong nôi bởi việc để gối hay bất cứ thứ gì nơi bé ngủ mà không túc trực bên trẻ thường xuyên sẽ khiến con bạn có nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

7. Chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách xông hơi

Bằng cách làm loãng dịch mũi khiến chất dịch dễ dàng chảy ra ngoài, hơi nước ấm có thể giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh một cách an toàn. Cách xông hơi đơn giản nhất là mẹ đưa bé vào nhà tắm, đóng kín cửa lại và xả vòi nước ấm để bé hít hơi nước. 

Một cách khác, hãy giữ bé ngồi gần một chậu nước nóng, thêm vài giọt tinh dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào cho bé xông hơi khoảng 15 phút nhằm làm tăng công dụng trị nghẹt mũi, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và làm sạch đường thở cho bé.

8. Cho trẻ ăn súp gà chữa nghẹt mũi

Món súp gà đã được chứng minh là có khả năng cải thiện chứng nghẹt mũi, giảm mệt mỏi cho trẻ sơ sinh bị cảm lạnh. Nếu con bạn đã đến độ tuổi ăn dặm thì có thể chế biến món này cho bé ăn thường xuyên, dùng tốt nhất khi súp còn ấm.

9. Massage chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Massage có thể tác động đến dòng chảy của dịch nhầy trong mũi và đẩy chất dịch thoát ra ngoài, giúp đường thở của bé được thông thoáng. Bạn dùng ngón cái và ngón trỏ đặt hai bên chân mày của bé, sau đó vuốt xuôi một chiều xuống dọc hai bên sống mũi của trẻ. Thực hiện động tác này nhiều lần liên tiếp để con bạn dễ thở hơn.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khi nào cha mẹ nên đưa đi khám bác sĩ?

Nếu sau khi áp dụng những mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh theo dân gian ở trên vài ngày mà tình trạng của bé vẫn không tốt hơn thì bạn nên đưa con đi khám bác sĩ. Đặc biệt con bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức khi có các dấu hiệu nghiêm trọng sau:

  • Nôn trớ, ói mửa nhiều
  • Thở khò khè, hơi thở mạnh, khi thở thấy co rút xương sườn và lồng ngực
  • Có dấu hiệu mất nước như khô môi, mắt trũng sâu, ít đi tiểu…
  • Bỏ ăn
  • Sốt kéo dài quá 2 ngày

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:
bệnh viêm mũi dị ứng có lây không [Giải đáp] Viêm mũi dị ứng có lây không? Có di truyền không?

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không? Có thể di truyền từ bố mẹ sang con không? Là vấn…

10+ cách trị sổ mũi tại nhà hiệu quả cho người lớn

Có nhiều cách trị sổ mũi tại nhà cho người lớn đơn giản, hiệu quả như áp dụng các biện…

Thuốc Alzyltex – Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc Alzyltex có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên thuốc có thể…

thuốc xịt mũi Benita Thuốc xịt mũi Benita: Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc xịt mũi Benita được dùng phổ biến trong điều trị viêm mũi dị ứng hay sau khi thực hiện…

Thuốc Desloratadine – Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc Desloratadine là dược phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm 3/2 (F.T.Pharma). Thuốc có tác dụng ức chế…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua