Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý hô hấp phổ biến tại Việt Nam. Bệnh không quá nguy hiểm, nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt hàng ngày. 

Tổng quan

Viêm mũi dị ứng (tên tiếng Anh là Allergic ahinitis), dân gian gọi là sốt cỏ khô. Đây là tình trạng viêm nhiễm vùng mũi do tiếp xúc với các tác nhân kích ứng.

Tổng quan viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý đường hô hấp phổ biến tại Việt Nam

Tỷ lệ mắc bệnh còn tùy thuộc vào thời tiết, phần lớn các trường hợp bệnh thường xảy ra vào mùa ẩm nóng hoặc đầu mùa lạnh.

Xem thêm: Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối tại nhà hiệu quả

Phân loại

Bệnh viêm mũi dị ứng có 2 dạng phổ biến và thường dễ bị mắc phải nhất là:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: Xảy ra do liên quan đến dị ứng thời tiết, thay đổi tính chất theo mùa.
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: Phát bệnh bất kỳ lúc nào trong năm.

Phân loại
Viêm mũi dị ứng có 2 dạng là phát theo mùa và dai dẳng quanh năm

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây viêm mũi dị ứng gồm:

Do cơ thể tiếp xúc với dị nguyên:

  • Dị nguyên thực phẩm như đậu phộng, thịt, cá, trứng, sữa, tôm,...
  • Dị ứng đường thở do lông chó mèo, phân động vật, mạt bụi, phấn hoa...;
  • Dị ứng nguyên do tác dụng phụ của thuốc.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Viêm mũi dị ứng xảy ra do người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên từ môi trường bên ngoài

Do cơ địa dị ứng bẩm sinh (Atopic):

  • Trường hợp viêm mũi dị ứng do cơ địa dị ứng có liên quan đến yếu tố bẩm sinh và di truyền.
  • Những người có bất thường về cấu trúc mũi cũng là yếu tố nguy cơ dễ gây viêm mũi dị ứng.

Có thể bạn quan tâm: Viêm mũi dị ứng có lây không? Bệnh có di truyền không?

Triệu chứng và chẩn đoán

Một số biểu hiện thường gặp và dễ thấy nhất để phát hiện bệnh bao gồm:

  • Ngứa mũi, đau nhức mũi, nghẹt mũi và hắt hơi liên tục;
  • Đỏ mắt, cay mắt và chảy nước mắt;
  • Tắc xoang kèm theo đau trán, đau đầu;
  • Ho, tức ngực, khó thở, thở khò khè
  • Viêm tai giữa mạn tính;
  • Sưng đỏ, phù nề mũi, mắt...;

Triệu chứng và chẩn đoán
Ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi là những triệu chứng đặc trưng của viêm mũi dị ứng

Bác sĩ sẽ đánh giá lâm sàng thông qua các triệu chứng này kết hợp khai thác tiền sử dị ứng để chẩn đoán bệnh. Có thể chỉ định xét nghiệm IgE huyết thanh, xét nghiệm da, xét nghiệm tế bào dịch mũi...

Biến chứng và tiên lượng

Nếu không can thiệp kịp thời, có thể gây ra:

  • Khởi phát viêm xoang cấp & mạn tính do viêm mũi dị ứng hình thành các ổ xoang viêm, ứ đọng dịch nhầy;
  • Đỏ mắt, chảy nước mắt, dụi gãi mắt.
  • Hen suyễn nặng;

Hầu hết trường hợp viêm mũi dị ứng đều không tiến triển quá xấu và chỉ đơn thuần gây ra các triệu chứng liên quan.

Điều trị

Nguyên tắc điều trị viêm mũi dị ứng là ưu tiên điều trị nguyên nhân trước, sau đó là liệu pháp kiểm soát triệu chứng.

Các cách điều trị viêm mũi dị ứng
Thuốc trị viêm mũi dị ứng thường điều chế dưới dạng uống và xịt mũi

  • Điều trị bằng thuốc:
    • Thuốc trị nghẹt mũi như thuốc ổn định tế bào mast dùng 3 - 4 lần/ ngày, thuốc chẹn H1 dạng xịt mũi Azelastine, thuốc xịt mũi Ipratropim 0.03%...;
    • Thuốc kháng histamine đường uống kết hợp thuốc trị nghẹt mũi;
    • Thuốc Corticosteroid xịt mũi kết hợp thuốc kháng histamin đường uống/ dạng xịt đều được;
  • Liệu pháp giải mẫn cảm miễn dịch: Ngậm dưới lưỡi 5-grass pollen (1 loại thuốc chứa chiết xuất từ 5 loại cỏ phấn hoa).
  • Dùng nước muối sinh lý rửa mũi hàng ngày.
  • Xông hơi nước muối ấm hoặc nước ấm pha tinh dầu.
  • Một số trường hợp viêm mũi dị ứng nghiêm trọng do ảnh hưởng từ cấu trúc mũi bất thường.

Xem thêm: 10 Thuốc Đặc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Cho Hiệu Quả Tốt Nhất

Phòng ngừa

Bên cạnh việc để mắc bệnh rồi mới trị thì chúng ta nên phòng ngừa căn bệnh này để nó không làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bị mắc phải. Bạn có thể tham khảo các cách phòng tránh sau:

  • Tổng vệ sinh nhà cửa, nơi sinh hoạt
  • Thường xuyên thay mới chăn, drap, nệm, gối, thảm,...
  • Không nên nuôi thú cưng trong nhà và hạn chế tiếp xúc với chúng trong cự ly gần.
  • Sử dụng máy hút ẩm, máy lọc không khí.
  • Giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng.
  • Từ bỏ thói quen nghiện thuốc lá, thuốc lào.
  • Ăn uống đủ chất, tránh xa thực phẩm gây dị ứng.
  • Tập thể dục, rèn luyện nâng cao thể chất.

Phòng ngừa
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ bụi bặm và các dị nguyên phòng ngừa viêm mũi dị ứng

Những câu hỏi quan trọng đi gặp bác sĩ

Khi thăm khám, hãy chủ động đặt các câu hỏi dưới đây để bác sĩ giải đáp giúp quá trình điều trị đạt kết quả cao hơn:

1. Chính xác nguyên nhân tôi mắc bệnh viêm mũi dị ứng do đâu?

2. Tình trạng bệnh hiện tại có nặng không? Có chữa khỏi dứt điểm được không?

3. Giải pháp điều trị tốt nhất tôi có thể áp dụng là gì?

4. Tôi nên uống thuốc nào để trị bệnh? Dùng bao lâu? Liều dùng?

5. Nếu thuốc gây tác dụng phụ tôi phải làm sao để xử lý?

6. Có cần phải thay đổi thực đơn ăn uống và sinh hoạt hàng ngày hay không?

7. Bị viêm mũi dị ứng có nuôi chó mèo được không?

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh có tính chất dai dẳng, khó điều trị dứt điểm hoàn toàn. Khi mắc bệnh, chủ động thăm khám sớm để chẩn đoán, điều trị theo chỉ định, ngăn ngừa biến chứng.

Xem thêm: 

Chia sẻ:
Bệnh Liệt Cơ Mở Thanh Quản
Liệt cơ mở thanh quản là tình trạng suy giảm chức năng dây thanh quản, ảnh hưởng đến khả năng nói, thở và nuốt. Tùy theo mức độ liệt nhẹ…
Bệnh viêm xoang Bệnh Viêm Xoang
Viêm xoang là bệnh lý Tai - Mũi - Họng…
Mất Thính Lực (điếc tai)
Mất thính lực hay điếc tai có thể xảy ra…
Bệnh Sưng tuyến mang tai
Sưng tuyến mang tai là dấu hiệu cảnh báo một…
Bệnh Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là một trong những dạng ung thư vùng đầu - cổ ít gặp. Bệnh lý này…

Bệnh Viêm Màng Nhĩ

Viêm màng nhĩ là bệnh nhiễm trùng phổ biến, thường xảy ra ở trẻ em do cấu trúc ống tai…

Bệnh Rubella

Rubella là bệnh truyền nhiễm gây sốt phát ban lành tính do virus RuV gây ra, rất dễ lây từ…

Viêm đường hô hấp dưới Bệnh Viêm Đường Hô Hấp Dưới

Viêm đường hô hấp dưới là nhóm các bệnh lý nhiễm trùng thường gặp như viêm phổi, viêm phế quản,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua