Bệnh Hoại tử vô mạch

Bác sĩ phụ trách

LƯƠNG Y PHÙNG HẢI ĐĂNG

Trưởng khoa khám bệnh

Hoại tử vô mạch là bệnh lý về xương khá phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng tổn thương hoại tử xương do dòng máu đến xương bị cản trở. Các nguyên nhân liên quan thường là gãy xương, trật khớp hông, lạm dụng rượu hoặc xạ trị ung thư. Đa số các trường hợp phải được phẫu thuật thay khớp, kết hợp dùng thuốc men hoặc vật lý trị liệu giảm đau và cải thiện khả năng vận động. 

Tổng quan

Hoại tử vô mạch (Avascular Necrosis) là tình trạng hoại tử xương xảy ra khi nguồn cung cấp đến xương bị gián đoạn, khiến xương dần chết đi. Khi xương chết sẽ bị xẹp xuống, có thể kèm theo xẹp bề mặt khớp nếu xương bị ảnh hưởng nằm gần khớp.

Hoại tử vô mạch xảy ra khi có thứ gì đó cản trở dòng máu đến các mô xương

Bất kỳ vị trí xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng và bị hoại tử vô mạch, nhưng phổ biến nhất là khớp hông, vùng đầu gối, vai, đầu xương đùi, xương cánh tay trên, mắt cá chân... Một vài trường hợp hiếm, hoại tử vô mạch phát triển ở xương hàm, thường xảy ra do liên quan đến việc lạm dụng thuốc bisphosphonat.

Mọi đối tượng đều có thể mắc gặp phải tình trạng này, nhưng chủ yếu là những người trong độ tuổi từ 30 - 50 tuổi. Tại Hoa Kỳ, con số mắc bệnh hoại tử vô mạch mỗi năm lên đến 10.000 - 20.000 người.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

Xương của con người hoạt động dựa trên cơ chế thay đổi liên tục, các mô già cỗi chết đi để thay thế bằng các mô xương mới. Đây là một chu kỳ bình thường nhưng cần phải được diễn ra một cách chính xác để đảm bảo xương phát triển khỏe mạnh. Yếu tố quan trọng nhất là nguồn máu chứa oxy và dưỡng chất phải liên tục được cung cấp để giúp xương phát triển khỏe mạnh, tái tạo liên tục.

Gãy xương hoặc trật khớp hông là những chấn thương phổ biến gây ra hoại tử vô mạch

Tuy nhiên, với những người mắc bệnh hoại tử vô mạch, quá trình cung cấp máu đến xương bị hạn chế hoặc gián đoạn hoàn toàn. Tình trạng này có thể xuất phát từ các tác nhân chấn thương hoặc không do chấn thương. Bao gồm:

  • Chấn thương: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng hoại tử vô mạch. Có thể xuất phát từ việc gãy xương, trật khớp hông.
  • Tích tụ chất béo trong mạch máu: Lượng chất béo tích tụ quá mức trong cơ thể có thể cản trở hoạt động của các mạch máu nhỏ. Hậu quả làm giảm lưu lượng máu đến xương.
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý: Một số bệnh lý hoặc điều kiện y tế như loãng xương, rối loạn máu, thiếu máu hồng cầu hình liềm, tiểu đường, lupus ban đỏ hệ thống, điều trị ung thư bằng xạ trị hoặc đã từng cấy ghép nội tạng cũng có thể gây ảnh hưởng làm giảm lưu lượng máu đến xương.
  • Vô căn: Cũng có không ít trường hợp hoại tử vô mạch xuất phát không phải do chấn thương, tuy nhiên ít gặp. Chẳng hạn như di truyền, lạm dụng rượu, tác dụng phụ của thuốc...

Yếu tố nguy cơ

Ngoài những nguyên nhân trên, còn nhiều yếu tố nguy cơ phát triển bệnh hoại tử vô mạch, bao gồm:

  • Sử dụng Corticosteroid liều cao (thường là Prednisone);
  • Uống nhiều rượu;
  • Sử dụng thuốc bisphosphonat, thường là trong điều trị bệnh ung thư như đa u tủy hoặc ung thư vú di căn;
  • Các phương pháp điều trị y tế như xạ trị hoặc ghép thận;
  • Bệnh giảm áp thường gặp ở những người thợ lặn;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Bệnh hoại tử vô mạch thường phát triển âm thầm, không phát triệu chứng trong giai đoạn đầu. Chỉ đến khi tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn, các khớp bị ảnh hưởng nặng mới bắt đầu phát sinh triệu chứng. Các triệu chứng thường gặp như sau:

Chẩn đoán hoại tử vô mạch thông qua các triệu chứng sưng đau, cứng khớp kết hợp các kỹ thuật xét nghiệm hình ảnh như CT scan, MRI...

  • Sưng đau, cứng khớp;
  • Đau nhẹ trong thời gian đầu và dần dần nghiêm trọng hơn, xảy ra ngay cả khi đang nghỉ ngơi;
  • Hạn chế phạm vi cử động, khó khăn khi di chuyển;
  • Phát ra âm thanh lạo xạo trong khớp khi cử động;

Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh hoại tử vô mạch thường được thực hiện thông qua sự kết hợp giữa khám sức khỏe toàn diện, đánh giá triệu chứng lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh và các kỹ thuật hình ảnh.

  • Khám sức khỏe: Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải và đánh giá mức độ nghiêm trọng. Điều này giúp xác nhận tình trạng của bệnh nhân đang ở giai đoạn nào để có các chỉ định làm xét nghiệm tiếp theo cho phù hợp.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Đây là cách phổ biến nhất để chẩn đoán các tổn thương xương khớp nói chung và bệnh hoại tử vô mạch nói riêng. Một số kỹ thuật thường được áp dụng bao gồm:
    • Chụp X quang;
    • Chụp MRI, CT Scan xương;
    • Quét xương;
  • Xét nghiệm máu: Một số trường hợp bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm xét nghiệm máu. Tuy xét nghiệm này thường không hữu ích trong việc chẩn đoán hoại tử vô mạch, nhưng có thể giúp phát hiện các bất thường và loại trừ các tình trạng sức khỏe khác gây ra triệu chứng tương tự.

Biến chứng và tiên lượng

Chứng hoại tử vô mạch nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể tiến triển ngày càng nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nặng nhất có thể gây viêm xương nặng, tổn thương khớp nghiêm trọng, tàn tật và nếu không được phẫu thuật thay thế khớp có thể tàn phế vĩnh viễn.

Hầu hết các trường hợp bị hoại tử vô mạch đều không có biện pháp chữa trị khỏi dứt điểm. Tuy nhiên, có những biện pháp tích cực giúp làm chậm quá trình phát triển của hoại tử vô mạch. Do đó, điều quan trọng nhất là bệnh nhân phải phát hiện bệnh sớm, sau đó tiến hành thăm khám và chẩn đoán để được tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.

Điều trị

Điều trị hoại tử vô mạch tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, có những phương pháp điều trị như sau:

Điều trị chăm sóc tại nhà

Với những trường hợp tổn thương xương chỉ giới hạn ở các xương nhỏ, chưa biến chứng và triệu chứng chưa quá nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được khuyến nghị thực hiện một số phương pháp sau:

Chườm nhiệt giúp cải thiện triệu chứng sưng tấy và giảm đau nhanh chóng

  • Chườm nhiệt: Có thể chườm đá hoặc hoặc nóng trực tiếp lên vùng bị đau nhức để cải thiện triệu chứng sưng đau và cải thiện lưu lượng máu.
  • Dùng thuốc giảm đau: Loại thuốc thường dùng nhất là thuốc chống viêm không steriod (NSAID). Tuy nhiên, cần tuân thủ đúng liều dùng được chỉ định để tránh gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
  • Vật lý trị liệu: Cử động nhẹ nhàng theo các bài tập được bác sĩ hướng dẫn góp phần giúp cải thiện cảm giác đau nhức và tăng phạm vi chuyển động.
  • Hỗ trợ đi lại: Trong trường hợp cần thiết có thể chọn sử dụng gậy và nạng để đi lại dễ dàng hơn.

Điều trị y tế

Đối với những trường hợp bị hoại tử vô mạch nặng, tổn thương nghiêm trọng bệnh nhân bắt buộc phải được can thiệp phẫu thuật để xử lý và ngăn ngừa biến chứng. Một số phương pháp thường được chỉ định áp dụng như:

Hầu hết các trường hợp bị hoại tử vô mạch đều được chỉ định phẫu thuật thay thế khớp

  • Thủ thuật giải nén lõi: Bác sĩ sẽ tiến hành khoan các lỗ nhỏ bên trong xương. Cách này giúp cải thiện lưu lượng máu đến khu vực xương bị ảnh hưởng. Thủ thuật này thường được chỉ định kết hợp với kỹ thuật tiêm hoặc ghép xương để thúc đẩy quá trình phục hồi.
  • Thay thế khớp: Những tổn thương khớp nghiêm trọng không có khả năng phục hồi bắt buộc phải thay thế khớp hư hỏng bằng khớp nhân tạo. Phương pháp này có hiệu quả giảm đau và phục hồi khả năng cử động, hỗ trợ giảm đau cho khoảng 95% trường hợp bệnh.

Phòng ngừa

Bệnh hoại tử vô mạch được cảnh báo khá nghiêm trọng, gây ảnh hưởng vĩnh viễn đến khả năng vận động. Do đó, chủ động phòng ngừa căn bệnh này là cách tốt nhất để giảm thiểu những nguy cơ phát triển biến chứng khó lường.

Cách cách tích cực sau đây có thể giúp ích cho bạn:

  • Cai thuốc lá, rượu và các chất kích thích khác.
  • Theo dõi sát sao nồng độ cholesterol trong máu và đảm bảo ổn định bằng chế độ ăn uống, tập thể dục, nghỉ ngơi điều độ và kiểm soát căng thẳng.
  • Nếu được kê đơn dùng thuốc corticosteroid để điều trị các bệnh mãn tính, hãy tuân thủ các chỉ định dùng thuốc, tránh tăng giảm liều quá mức để hạn chế tác dụng phụ.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi thường xuyên bị sưng đau, cứng khớp, đi lại khó khăn có thể là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Nguyên nhân gây ra bệnh hoại tử vô mạch là gì?

3. Tôi cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán bệnh hoại tử vô mạch?

4. Bệnh hoại tử vô mạch gây ra các biến chứng nào?

5. Phương pháp điều trị tốt nhất dành cho trường hợp bệnh  của tôi?

6. Trường hợp bệnh của tôi có cần can thiệp phẫu thuật không?

7. Những lợi ích và rủi ro liên quan đến các chỉ định điều trị?

8. Quá trình điều trị bệnh hoại tử vô mạch mất bao lâu thì khỏi?

9. Chi phí điều trị bệnh hoại tử vô mạch tốn bao nhiêu? Có dùng thẻ BHYT được không?

10. Bệnh hoại tử vô mạch có tái phát sau khi điều trị không?

Bệnh hoại tử vô mạch có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào trong cơ thể và gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất cũng như khả năng đi lại, sinh hoạt hàng ngày. Để giảm thiểu tối đa biến chứng và duy trì vận động, điều quan trọng bệnh nhân cần phải thăm khám sớm để tăng cơ hội điều trị thành công. Đồng thời, chăm sóc và cố gắng vận động tích cực để cải thiện lưu lượng máu, giảm thiểu nguy cơ tái phát.

Tìm hiểu thêm

Chia sẻ:
Đau vai gáy Bệnh Đau Vai Gáy
Đau vai gáy là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng trên khoảng 30% dân số thế giới. Bệnh đặc trưng với những cơn đau nhức dữ…
Bệnh Viêm khớp cổ chân
Viêm khớp cổ chân là một trong những bệnh cơ…
Bệnh Ung thư cột sống
Ung thư cột sống là dạng ung thư hiếm gặp…
Bệnh Rối loạn sinh tủy (MDS)
Rối loạn sinh tủy là một hội chứng ác tính…
Bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp xảy ra ở người lớn tuổi, tuy nhiên người trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh. Bởi,…

Hội Chứng Plica

Hội chứng Plica là tình trạng gây ảnh hưởng đến sức khỏe khớp gối. Đặc trưng bởi tình trạng viêm…

Bệnh Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một trong những biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch…

Đau thần kinh tọa Bệnh Đau Thần Kinh Toạ

Đau thần kinh tọa là hiện tượng dây thần kinh tọa tổn thương do bị chèn ép bởi các nguyên…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

LƯƠNG Y PHÙNG HẢI ĐĂNG

Trưởng khoa khám bệnh

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua