Hội Chứng Hông Vũ Công

Bác sĩ phụ trách

LƯƠNG Y PHÙNG HẢI ĐĂNG

Trưởng khoa khám bệnh

Hội chứng hông vũ công là một dạng rối loạn khớp hông, háng. Đặc trưng với âm thanh lách cách cử động, có thể có hoặc không kèm theo đau nhức. Tình trạng này thường xảy ra ở những người dancer múa bale, khiêu vũ hoặc chơi thể thao như điền kinh... Các chọn lựa điều trị hiệu quả hội chứng SHS như dùng thuốc, chườm lạnh, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. 

Tổng quan

Hội chứng hông vũ công (Snapping Hip Syndrome - SHS hoặc Coxa Saltans) là một dạng rối loạn hông hoặc rối loạn khớp háng thường gặp. Hội chứng này xảy ra khi di chuyển khớp hông tạo ra âm thanh lục cục hoặc lạo xạo, do các xương hông cọ xát vào nhau.

Hội chứng hông vũ công xảy ra khi khớp hông phát ra âm thanh mỗi khi cử động

Nó có nhiều tên gọi khác nhau như hội chứng hông gãy, búng hông hoặc giật hông. Thường xuất hiện khi bạn đi bộ, chạy nhảy, vung chân hoặc đứng dậy khỏi ghế. Đối với người bình thường, tình trạng này thường chỉ gây ra âm thanh khi cử động. Nhưng với các vũ công hoặc vận động viên thể thao chuyên nghiệp, tình trạng này còn kèm theo cảm giác đau nhói và yếu cơ.

Hội chứng SHS có thể xảy ra phổ biến ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất là ở phụ nữ.

Phân loại

Hội chứng hông vũ công được phân chia làm 3 loại dựa vào vị cơ hông bị tổn thương, bao gồm:

Hội chứng SHS gồm 3 dạng chính là tổn thương bên ngoài, bên trong và nội sụn khớp

  • Hội chứng SHS bên ngoài: Dạng SHS này xảy ra ở phần nhô ra ngoài của xương khớp hông. Cơ chế gây ra là khi một cơ hoặc gân trượt trên mấu chuyển xương đùi lớn, tạo ra lực căng quá mức và thả lỏng đột ngột, gây giật bên ngoài hông, tạo ra âm thanh lách cách.
  • Hội chứng SHS bên trong: Dạng SHS bên trong xảy ra ở gân trượt trên cấu trúc xương nhô ra ở phía trước khớp hông. Lực trượt quá mạnh tạo ra tác động gây căng và khi thả lỏng tạo ra âm thanh lớn.
  • Hội chứng SHS do chấn thương sụn: Ngoài 2 dạng trên, tình trạng hông gãy cũng có thể được gây ra bởi các tổn thương sụn.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây hội chứng hông vũ công khác nhau tùy theo từng dạng bệnh vừa kể trên. Cụ thể như sau:

Sự chuyển động của cơ gân trên cấu trúc xương hông là nguyên nhân gây ra hội chứng SHS

Nguyên nhân gây SHS bên ngoài

  • Xảy ra khi dải xương chậu IT trượt trên cơ hông trochanter. Trong đó, dải IT là đường gân chạy dọc theo bên chân, còn trochanter là điểm kết hợp giữa các cơ được gắn vào hông. Chúng bao phủ toàn bộ phần đầu trên cùng của xương đùi và ổ cắm hông.
  • Âm thanh lách cách được tạo ra chân cử động liên tục, di chuyển qua lại.
  • Hiện tượng này xuất hiện khi có các yếu tố tác động đến dải IT hoặc gây yếu cơ trochanter, chẳng hạn như băng ép quá chặt gây yếu cơ hông hoặc cơ mông lớn.

Nguyên nhân gây SHS bên trong:

  • Một trong hai cơ gấp hông là cơ psoas hoặc gân iliopsoas trượt qua mặt trước của xương hông là nguyên nhân gây ra hội chứng SHS bên trong.
  • Âm thanh lách cách phát ra khi cơ gấp bị căng ra, mắc vào xương hông sau đó trượt thả trở về vị trí cũ.
  • Tình trạng này xảy ra do chấn thương khi phân bổ sức mạnh không đều ở các cơ hông hoặc do bị kích thích, sưng viêm.

Nguyên nhân gây SHS chấn thương sụn

Các dạng chấn thương sụn gây hội chứng SHS như:

  • Rách màng cứng ổ cối: Nguyên nhân này chiếm 80% các trường hợp bị SHS gãy xương hông trong khớp. Đây là dạng chấn thương xảy ra ở sụn cứng và dẻo, bao quanh ổ khớp háng.
  • Tổn thương sụn khớp: Sụn khớp bao phủ bề mặt tiếp xúc giữa 2 đầu xương, có tác dụng giảm ma sát. Tuy nhiên, nếu sụn khớp tổn thương, gây viêm có thể dẫn đến chấn thương gây SHS.
  • Khớp hông lỏng lẻo: Thường xảy ra sau chấn thương do ngã hoặc va chạm mạnh. Hội chứng SHS phát triển kèm theo cảm giác vướng hoặc giảm khả năng chuyển động vùng hông.

Yếu tố nguy cơ

Những nhóm đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc hội chứng hông vũ công:

  • Những người vũ công múa bale, khiêu vũ;
  • Vận động viên chơi các môn thể thao chỉ sử dụng một cơ bắp và lặp đi lặp lại như thể dục dụng cụ, bóng đá, đua ngựa, tập tạ, điền kinh...;
  • Trẻ đang trong độ tuổi tăng trưởng xương khớp quá nhanh;
  • Phụ nữ có tỷ lệ mắc cao hơn đàn ông, trong độ tuổi từ 15 - 40;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Hội chứng hông vũ thường xuất hiện khi bạn chuyển từ tư thế ngồi sang đứng, đi bộ hoặc nhảy nhiều. Điển hình với các triệu chứng sau:

Triệu chứng thường gặp là phát ra âm thanh khi cử động và có thể hoặc không gây đau

  • Phát ra âm thanh khi mở rộng hoặc uốn cong hông > 90 độ;
  • Kèm theo cảm giác đau nhói đột ngột, tê ngứa ở mặt trước hoặc sâu trong háng;
  • Đau nặng hơn khi lặp đi lặp lại kích thích gây viêm gân;
  • Đau vùng bụng dưới;
  • Sưng háng, hông, cẳng chân;
  • Hạn chế khả năng di chuyển;
  • Trật khớp háng;

Chẩn đoán

Để chẩn đoán hội chứng hông vũ công, trước tiên bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải thông qua khám lâm sàng như:

  • Sờ nắn khu vực đau nhức;
  • Kiểm tra chiều dài cơ bắp;
  • Đo lường sức mạnh cơ bắp;
  • Kiểm tra dáng đi hoặc các bất thường cơ sinh học;

Sau đó, thực hiện các xét nghiệm hình ảnh xương chậu, đùi để xác nhận chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân:

  • Chụp X quang;
  • Chụp cắt lớp vi tính CT scan;
  • Chụp cộng hưởng từ MRI;

Ngoài ra, kết hợp chẩn đoán phân biệt giữa hội chứng SHS với các vấn đề sức khỏe khác có triệu chứng tương tự như:

  • Viêm khớp hông;
  • Khối u;
  • Viêm bao hoạt dịch khớp hông;
  • Hội chứng đau đùi dị cảm;
  • Hội chứng iliopsoas;

Biến chứng và tiên lượng

Hội chứng hông vũ công gây ảnh hưởng đến khả năng vận động khớp hông, háng và đùi. Ban đầu chỉ đau nhức nhẹ, nhưng càng về những giai đoạn sau, triệu chứng SHS ngày càng tiến triển nặng và gây hạn chế vận động, thậm chí liệt hoàn toàn nếu chủ quan không điều trị.

Theo thống kê, thời gian tiến triển hội chứng SHS khoảng hơn 2 năm. Vì tiến triển bệnh chậm nên tiên lượng bệnh thường tốt nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Mục tiêu điều trị hội chứng hông vũ công là kiểm soát triệu chứng, điều trị tổn thương xương, khớp và phục hồi chức năng vận động.

Điều trị

Tùy theo dạng tổn thương, nguyên nhân và mức độ của hội chứng SHS, bác sĩ chuyê khoa sẽ chỉ định cho bạn áp dụng phác đồ điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị hội chứng SHS bao gồm:

Điều trị bảo tồn

Một số biện pháp điều trị bảo tồn không xâm lấn nhằm cải thiện đau nhức do hội chứng SHS gây ra:

Dùng thuốc giảm đau giúp kiểm soát nhanh cảm giác đau nhức vùng hông

  • Nghỉ ngơi: Hạn chế vận động nhiều và quá sức để tránh tạo ra các chuyển động phát âm thanh lách cách, bốp, tách... Đặc biệt, khoảng thời gian nghỉ ngơi cũng giúp các cơ khớp, gân và túi hoạt dịch bị tổn thương được phục hồi.
  • Chườm đá: Nhiệt lạnh sẽ giúp vùng gân khớp tổn thương bị ức chế và giảm sưng đau nhanh chóng. Người bệnh có thể chườm đá nhiều lần trong ngày hoặc chườm mỗi khi đau nhức. Mỗi lần tối đa 15 - 20 phút.
  • Dùng thuốc: Trường hợp đau nhức nhiều có thể sử dụng thuốc giảm đau theo toa bác sĩ. 2 loại thường dùng nhất là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc thuốc ức chế COX-2.
  • Vật lý trị liệu: Nhằm cải thiện triệu chứng, thúc đẩy tự chữa lành các tổn thương cơ gân gây ra tình trạng gập gãy hông bên trong, bên ngoài trong hội chứng SHS. Một số bài tập vật lý trị liệu được khuyến nghị như:
    • Xoa bóp massage: Xoa bóp mô sâu hoặc các điểm kích hoạt làm giãn cơ, giảm đau hông, háng;
    • Kéo căng cơ gấp hông: Giúp giải phóng áp lực ở dải IT, cải thiện mức độ vẹo hông bên ngoài;
    • Sóng siêu âm: Sử dụng sóng siêu âm tần số cao giúp tác động đến các mô mềm bên dưới da và kích thích việc chữa lành gân, cơ;
    • Liệu pháp điện di ion: Sử dụng nguồn điện nhẹ giúp dẫn truyền thuốc chống viêm (thường dùng là dexamethasone) và dễ dàng hấp thu qua vùng da khỏe mạnh, tiếp cận đến vùng cơ gân khớp đau nhức. Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân không muốn tiêm thuốc.
  • Tiêm Steroid: Những trường hợp tổn thương SHS nặng và đau nhức quá mức ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng, sẽ được đề nghị tiêm steroid. Dưới sự hỗ trợ của hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ tiêm steroid trực tiếp vào khớp hông. Lưu ý chỉ được tiêm vào bao hoạt dịch hoặc lớp màng bao bên ngoài hông, không được tiêm trực tiếp vào gân vì có thể gây yếu gân về sau.

Điều trị phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật được cân nhắc nếu tổn thương do hội chứng hông vũ công nghiêm trọng, không đáp ứng với các biện pháp điều trị nội khoa. Tùy từng trường hợp bệnh với nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện loại phẫu thuật phù hợp.

Phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp tổn thương nặng do hội chứng SHS gây ra

Bao gồm:

  • Phẫu thuật giải phóng gân iliopsoas: Thường được khuyến nghị thực hiện cho những bệnh nhân mắc hội chứng SHS kéo dài và gây đau đớn. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành rạch các đường ở vùng gân iliopsoas nhằm giải phóng áp lực, căng thẳng và giảm nguy cơ gãy xương.
  • Phẫu thuật sửa chữa xương ổ cối: Được thực hiện bằng phương pháp nội soi, thông qua các vết rạch nhỏ. Tiến hành sửa chữa vết rách ở vòng sụn xung quanh ổ khớp háng hoặc ổ cối.
  • Phẫu thuật nội soi khớp háng: Thường được chỉ định cho những người bị gãy xương hông, háng do chấn thương khiến sụn lỏng lẻo. Được thực hiện bằng phương pháp nội soi, tiến hành loại bỏ các mảnh vụn mắc vào khớp háng hoặc ổ khớp.

Phòng ngừa

Hội chứng hông vũ công gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày. Tuy có thể điều trị được bằng nhiều phương pháp, nhưng tốt nhất vẫn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo tồn cấu trúc hông, háng.

  • Khởi động kỹ trước khi chơi thể thao hoặc những bộ môn như khiêu vũ, múa bale... và giãn cơ sau khi tập xong.
  • Hạn chế thực hiện các động tác lặp đi lặp lại ở vùng hông.
  • Thường xuyên xoa bóp, massage hông, háng nhằm giảm bớt áp lực, căng thẳng dẫn đến hội chứng SHS.
  • Dancer hoặc vận động viên chuyên nghiệp cần đảm bảo chơi thể thao đúng kỹ thuật để giảm thiểu thấp nhất nguy cơ tổn thương.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Khi cử động phát ra âm thanh và đau khớp háng là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Nguyên nhân tại sao tôi mắc hội chứng hông vũ công? Dạng tổn thương mà tôi mắc phải là gì?

3. Mức độ chấn thương của tôi có nghiêm trọng không?

4. Hội chứng hông vũ công ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và công việc của tôi?

5. Tôi cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán hội chứng SHS?

6. Hội chứng SHS có chữa khỏi được không?

7. Tôi nên điều trị hội chứng SHS bằng phương pháp bảo tồn hay phẫu thuật?

8. Những rủi ro và lợi ích liên quan đến các chỉ định điều trị của tôi?

9. Quá trình điều trị mất bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

10. Nếu tiếp tục công việc có thể tái phát hội chứng hông vũ công không?

Hội chứng hông vũ công cần được điều trị sớm nhằm kiểm soát triệu chứng và phục hồi chức năng khớp hông, háng. Đa số các trường hợp mắc hội chứng SHS đều có tiên lượng tốt. Do đó, khuyến khích thăm khám chuyên khoa ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, nhất là khi nó ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh thoái hóa cột sống
Bệnh thoái hóa cột sống thường xảy ra ở người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Triệu chứng do thoái hóa cột…
Gai khớp gối Bệnh Gai Khớp Gối
Gai khớp gối được xem là một trong những biến…
Bệnh Viêm Cầu Lồi Ngoài Xương Cánh Tay
Viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay là bệnh lý…
Viêm Gân Chóp Xoay
Viêm gân chóp xoay là tổn thương gân liên kết…
Bệnh viêm khớp Bệnh Viêm Khớp

Viêm khớp là tình trạng viêm tại một hoặc nhiều khớp cùng lúc kèm theo sưng đau, cứng khớp. Bệnh…

Bệnh Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một trong những biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch…

Tràn dịch khớp Bệnh Tràn Dịch Khớp

Tràn dịch khớp là hậu quả của chấn thương hoặc ảnh hưởng từ các bệnh lý xương khớp. Bất kỳ…

Bệnh Đa U Tuỷ Xương

Đa u tủy xương là bệnh lý ung thư máu ác tính nguy hiểm và có nguy cơ gây tử…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

LƯƠNG Y PHÙNG HẢI ĐĂNG

Trưởng khoa khám bệnh

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua