Hội Chứng Tủy Trung Tâm

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Hội chứng tủy trung tâm là một trong những dạng tổn thương tủy sống không hoàn toàn thường gặp. Tổn thương chủ yếu xảy ra ở vùng cổ và khá nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Việc điều trị cần được thực hiện càng sớm càng tốt để kiểm soát tiến triển, xử lý tổn thương và ngăn ngừa các biến chứng khó lường.

Tổng quan

Hội chứng tủy trung tâm (Central Cord Syndrome) thường xảy ra khi gặp chấn thương đoạn tủy sống ở cổ - phần tủy sống chạy qua xương cổ. Chấn thương này được xem là một dạng chấn thương không hoàn toàn, do biến chứng liệt và các ảnh hưởng khác không tồn tại vĩnh viễn.

Hội chứng tủy trung tâm là dạng chấn thương tủy sống không hoàn toàn làm tổn thương tủy sống chạy đoạn đốt sống cổ

Hội chứng này thường xảy ra ở những người bị viêm khớp xương cổ, khiến ống tủy sống bị thu hẹp. Khi có yếu tố tác động khiến cổ bị kéo căng quá mức, chẳng hạn như tai nạn ô tô, va chạm khi chơi thể thao... có thể làm cho tủy sống bị chèn ép, gây bầm tím, sưng tấy và chảy máu tại vùng trung tâm của tủy sống.

Hầu hết bệnh nhân mắc hội chứng tủy trung tâm đều có xu hướng yếu các chi trên hơn chi dưới. Nguyên nhân do tủy sống trung tâm được tổ chức kết nối trực tiếp từ vỏ não với các dây thần kinh có nhiệm vụ điều khiển hoạt động cử động của cánh tay nhiều hơn chân. Tình trạng này khiến người bệnh tuy vẫn có khả năng đi lại nhưng lại giữ thăng bằng rất kém.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Hội chứng tủy trung tâm xảy ra khi vùng cổ bị duỗi hoặc uốn cong quá mức, thường là ngả ngược về phía sau trong một sự kiện chấn thương như té ngã, va chạm mạnh... Khi gặp tác động mạnh kèm theo hẹp ống sống khiến tín hiệu dẫn truyền thần kinh giữa não và tủy sống bị gián đoạn.

Nguyên nhân gây hội chứng tủy trung tâm
Tai nạn xe cộ hoặc té ngã gây chấn thương vùng cổ là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây hội chứng tủy trung tâm

Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng này, nhưng phổ biến nhất là:

Chấn thương tủy sống là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hội chứng tủy trung tâm. Chấn thương có thể xảy ra do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, té ngã từ trên cao hoặc va chạm mạnh khi chơi thể thao... Những chấn thương này tác động mạnh đến đoạn tủy sống vùng cổ, gây tổn thương và mất kết nối với não.

Thường xảy ra ở người lớn tuổi, dưới sự ảnh hưởng của của lão hóa. Khi các đĩa đệm ở cột sống bị bào mòn, khiến các đốt sống ma sát với nhau khi chuyển động, gây chèn ép tủy sống. Tình trạng cũng có thể gây ra các triệu chứng của hội chứng tủy trung tâm.

Một số nguyên nhân khác ít phổ biến hơn như:

  • Các bệnh khớp cột sống
  • Viêm khớp
  • Loãng xương
  • Khối u lành hoặc ác tính
  • Người thường xuyên khuân vác vật nặng cũng làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng tủy trung tâm.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Hậu quả của tình trạng ống tủy sống bị thu hẹp do chấn thương là gây ra hàng loạt các triệu chứng bất thường ở cánh tay, bàn tay hoặc ở chân. Cụ thể gồm:

Triệu chứng tủy trung tâm
Các triệu chứng của hội chứng tủy trung tâm thường là yếu hoặc tê liệt cánh tay, bàn tay, mất cảm giác, khó cử động

  • Đau nhức vùng cổ, vai, cánh tay
  • Mức độ đau âm ỉ hoặc dữ dội kéo dài
  • Tê bì, ngứa ran
  • Mất cảm giác
  • Yếu tay, làm hạn chế khả năng thực hiện các cử động đơn giản hàng ngày
  • Rối loạn chức năng bàng quang, ruột
  • Rối loạn chức năng tình dục
  • Khó thở

Chẩn đoán

Với những dấu hiệu bất thường kể trên, bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám để có những chỉ định chẩn đoán phù hợp. Để đưa ra chẩn đoán chính xác về hội chứng tủy trung tâm, có thể thực hiện các bước sau:

Chẩn đoán hội chứng tủy trung tâm
Chẩn đoán hội chứng tủy trung tâm thông qua khám sức khỏe, khai thác tiền sử bệnh và các xét nghiệm hình ảnh

  • Khám sức khỏe thực thể: Đây là bước đầu tiên trong quá trình chẩn đoán. Bác sĩ tiến hành thức hiện các cuộc kiểm tra thể chất kỹ lưỡng, bao gồm kiểm tra sức mạnh cơ, cảm giác và khả năng phản xạ tại những vùng bị ảnh hưởng trên cơ thể.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Các kỹ thuật hình ảnh hiện đại cho phép quan sát, phát hiện xác định vị trí và đánh giá tổn thương hội chứng tủy trung tâm như chụp X quang, chụp cắt lớp vi tính CT scan hoặc chụp cộng hưởng từ MRI. Bệnh nhân có thể được thực hiện đơn lẻ từng kỹ thuật hoặc kết hợp nhiều phương pháp để đạt kết quả tốt nhất.
  • Đánh giá thần kinh: Trong một số trường hợp, kiểm tra và đánh giá chức năng thần kinh cũng là một phần quan trọng giúp hỗ trợ chẩn đoán hội chứng tủy trung tâm. Xét nghiệm này bao gồm các kỹ thuật như đo tốc độ, khả năng hoạt động chính xác của hệ thần kinh, kiểm tra trương lực cơ cũng như sự phối hợp đánh giá chức năng nhận thức. Qua kết quả kiểm tra này, giúp xác định mức độ tổn thương và khả năng phục hồi.

Biến chứng và tiên lượng

Hội chứng tủy trung tâm là một dạng chấn thương tủy sống không hoàn toàn, nên mức độ nguy hiểm không nghiêm trọng như các dạng hoàn toàn. Tuy nhiên, vì bản chất cũng là tổn thương tủy sống nên đa số tổn thương cũng nghiêm trọng, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Người mắc hội chứng tủy trung tâm có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm sau:

  • Các vấn đề về mất kiểm soát bàng quang, ruột, khiến việc đại - tiểu tiện mất tự chủ;
  • Hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch;
  • Các vấn đề về hô hấp;
  • Huyết áp tụt hoặc tăng cao đột ngột;
  • Co cứng cơ;
  • Tăng nguy cơ liệt chi tạm thời hoặc vĩnh viễn;

Liệt chi do hội chứng tủy sống
Liệt chi tay là một trong những biến chứng nguy hiểm do hội chứng tủy trung tâm gây ra

Những biến chứng của hội chứng tủy trung tâm phát triển rất khó lường. Tuy nhiên, đa số trường hợp đều có tiên lượng phục hồi tốt các chức năng thần kinh. Việc điều trị tích cực và phục hồi chức năng thường ưu tiên loại triệu chứng/ biến chứng nào xảy ra trước.

Mức độ và thời gian phục hồi ở từng người là khác nhau. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của chấn thương, tuổi tác, thể trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị. Nhìn chung, những người trẻ tuổi thường có tốc độ phục hồi nhanh hơn so với người lớn tuổi

Điều trị

Điều trị hội chứng tủy trung tâm cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phác đồ điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị cơ bản đối với tổn thương do hội chứng tủy trung tâm gây ra:

Dùng thuốc

Trong trường hợp tổn thương nhẹ, bệnh nhân chỉ cần tạm ngưng mọi hoạt động mạnh và dành thời gian nghỉ ngơi.

Để cải thiện nhanh các triệu chứng, bệnh nhân có thể được bác sĩ kê toa sử dụng một số loại thuốc tân dược có tác dụng giảm đau, chống viêm như nhóm chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc naproxen. Riêng những trường hợp đau nhức nghiêm trọng, có thể sử dụng thuốc opioid dạng kê đơn để kiểm soát cơn đau.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp được chỉ định áp dụng cho những trường hợp nặng, bắt buộc phải phẫu thuật. Mục tiêu phẫu thuật nhằm giải phóng áp lực và ổn định cột sống.

Điều trị hội chứng tủy sống trung tâm
Phẫu thuật giải nén cột sống là phương pháp thường được chỉ định nhằm cải thiện các triệu chứng chèn ép tủy sống

Phương pháp phẫu thuật này liên quan đến việc loại bỏ các mảnh xương, vật liệu hoặc tổn thương thoát vị đĩa đệm đang chèn ép lên tủy sống. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được chỉ định để nối các đốt sống lại với nhau, nhằm giúp cột sống ổn định trở lại.

Vật lý trị liệu

Đối với hầu hết các bệnh lý tổn thương xương khớp hoặc tủy sống, vật lý trị liệu sau các biện pháp điều trị y tế chuyên sâu là điều rất cần thiết. Các bài tập vật lý trị liệu từ cơ bản đến phức tạp nhằm giúp cải thiện sức mạnh, sự linh hoạt, phạm vi chuyển động và khả năng giữ thăng bằng, phối hợp của bệnh nhân.

Việc tập luyện cần có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia có kinh nghiệm. Riêng các bài tập điều hỉnh chỉnh hình nắn khớp xương bằng tay hoặc dụng cụ, thường sẽ không được áp dụng khi bị chấn thương tủy sống.

Trị liệu nghề nghiệp

Đây cũng là một phần quan trọng trong quá trình điều trị hội chứng tủy trung tâm. Phương pháp này giúp bệnh nhân dần lấy lại khả năng tự lập trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn như mặc quần áo, tự ăn uống, chải tóc, đi vệ sinh... Để hỗ trợ quá trình trị liệu, bệnh nhân cũng có thể được khuyến nghị sử dụng một số thiết bị hỗ trợ như nẹp, nạng, xe lăn... để di chuyển dễ dàng hơn.

Một số biện pháp hỗ trợ khác

Ngoài các biện pháp điều trị y tế kể trên, để hỗ trợ phần nào việc cải thiện các triệu chứng hội chứng tủy trung tâm, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách tại nhà đơn giản sau:

Chườm lạnh hoặc nóng giảm đau
Chườm lạnh hoặc nóng giúp hỗ trợ cải thiện đáng kể triệu chứng sưng viêm, đau nhức

  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là điều cần thiết và quan trọng cho quá trình chữa bệnh. Người bệnh tuyết đối tránh những hoạt động mạnh, đòi hỏi dùng nhiều sức có thể khiến vết thương trở nên nặng hơn.
  • Liệu pháp nhiệt: Chườm lạnh hoặc chườm ấm trực tiếp lên vùng cột sống cổ bị ảnh hưởng nhằm hỗ trợ giảm đau, sưng viêm. Chườm lạnh nên được thực hiện trong vòng 48 giờ đầu sau chấn thương, còn chườm nóng nên thực hiện sau 48 tiếng.
  • Massage: Massage xoa bóp nhẹ nhàng giúp cải thiện đáng kể cơn đau nhức. Động tác này giúp làm giảm căng cơ và cải thiện tuần hoàn khá hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng các động tác massage cơ bản, tránh dùng sức quá mạnh để tránh khiến tổn thương nặng hơn.

Phòng ngừa

Hội chứng tủy trung tâm thường xảy ra do những chấn thương tác động ngoại lực từ bên ngoài hoặc tổn thương từ bên trong. Do đó, nếu muốn phòng ngừa căn bệnh này, cần tích cực thực hiện các biện pháp bảo vệ cột sống để giảm thiểu rủi ro.

  • Đảm bảo an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông, chơi thể thao hoặc làm những công việc có tính chất nguy hiểm cao.
  • Chú ý tư thế ngồi, nằm ngủ, đặc biệt là khi khuân vác vật nặng để giảm thiểu nguy cơ tổn thương.
  • Tập thể dục đều đặn hàng ngày để nâng cao sức khỏe thể chất và rèn luyện sự ổn định cho cột sống.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, nhất là những người có tiền sử chấn thương cột sống, tủy sống để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tại sao tôi thường xuyên bị đau nhức, tê bì, ngứa ran cánh tay, bàn tay?

2. Nguyên nhân khiến tôi bị hội chứng tủy trung tâm là gì?

3. Tình trạng tổn thương tủy sống cổ của tôi có nghiêm trọng không?

4. Tôi cần làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán hội chứng tủy trung tâm?

5. Những biến chứng tôi có thể gặp phải khi mắc hội chứng tủy trung tâm?

6. Tiên lượng phục hồi của tôi là bao nhiêu phần trăm? Thời gian phục hồi có lâu không?

7. Tôi nên điều trị hội chứng tủy trung tâm bằng phương pháp nào tốt nhất?

8. Trường hợp của tôi có cần phẫu thuật không? Những lợi ích và rủi ro khi phẫu thuật là gì?

9. Chi phí điều trị hội chứng tủy trung tâm có tốn kém không? BHYT có hỗ trợ không?

10. Tôi cần làm gì để phòng ngừa tái phát hội chứng tủy trung tâm sau điều trị

Hội chứng tủy trung tâm được đánh giá là tổn thương nghiêm trọng, có thể gây liệt chi tạm thời hoặc vĩnh viễn. Do đó, trước những mối đe dọa về biến chứng do bệnh gây ra, bệnh nhân cần được thăm khám sớm và hướng dẫn áp dụng các biện pháp

Chia sẻ:
Bệnh Bạch Cầu Cấp
Bạch cầu cấp là bệnh ung thư máu phát triển từ các tế bào bạch cầu dòng tủy và trong hệ bạch huyết (lympho). Thể bạch cầu cấp nào cũng…
Đau vai gáy Bệnh Đau Vai Gáy
Đau vai gáy là căn bệnh phổ biến ở mọi…
Bệnh Phù tủy xương
Phù tủy xương là tình trạng sưng đau, nóng đỏ…
Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới
Giãn tĩnh mạch chi dưới là căn bệnh lành tính…
Bệnh Xương Thủy Tinh

Xương thủy tinh hay xương giòn là bệnh lý về xương hiếm gặp do rối loạn cơ chế sản xuất…

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến bàn tay và cổ tay. Bệnh nhân…

Tràn dịch khớp Bệnh Tràn Dịch Khớp

Tràn dịch khớp là hậu quả của chấn thương hoặc ảnh hưởng từ các bệnh lý xương khớp. Bất kỳ…

Loãng xương Bệnh Loãng Xương

Loãng xương là một tình trạng khiến xương trở nên yếu và dễ gãy hơn. Xương của người bị loãng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua