Chấn Thương Dây Chằng Chéo Sau

Bác sĩ phụ trách

LƯƠNG Y PHÙNG HẢI ĐĂNG

Trưởng khoa khám bệnh

Chấn thương dây chằng chéo sau là một trong 4 dạng chấn thương dây chằng gối phổ biến. Thường xảy ra do tai nạn giao thông hoặc chơi thể thao va chạm mạnh, tiếp đất xấu. Tùy theo mức độ tổn thương nặng hay nhẹ sẽ được chỉ định áp dụng phương pháp điều trị phù hợp như liệu pháp RICE cải thiện triệu chứng, phẫu thuật, vật lý trị liệu... 

Tổng quan

Hệ thống xương đầu gối được cấu tạo từ các dây chằng gồm: dây chằng chéo trước (ACL), dây chằng chéo sau (PCL), dây chằng giữa gối (MCL) và dây bằng bên ngoài (LCL). Hệ thống dây chằng chính này giúp đầu gối chuyển động linh hoạt ra trước, chuyển động quay và giữ ổn định cho cả bên trong lẫn bên ngoài đầu gối.

Chấn thương dây chằng chéo sau (Posterior Cruciate Ligament - PCL) là một trong những tổn thương thường gặp ở dây chằng chéo sau. Dây này nằm phía sau đầu gối, nối xương đùi với phần trên của xương cẳng chân. Có nhiệm vụ điều khiển các chuyển động ra phía sau của xương chày.

Chấn thương dây chằng chéo sau là tình trạng căng quá mức hoặc dịch chuyển ra phía sau của xương chày

Tuy cấu trúc dây chằng chéo sau dày và mạnh hơn dây chằng chéo trước, nhưng nó vẫn có thể bị chấn thương khi bị tác động lực mạnh. Chấn thương dây chằng chéo sau đặc trưng bởi tình trạng dây chằng bị kéo căng, có thể kèm theo rách một phần hoặc toàn bộ dây chằng

Ước tính có khoảng 20% trường hợp chấn thương dây chằng chéo sau trên tổng số các ca chấn thương dây chằng đầu gối. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải chấn thương này, nhưng phổ biến nhất là ở những chấn thương thể thao do tiếp đất sai kỹ thuật hoặc tai nạn va chạm giao thông.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bản chất của chấn thương dây chằng chéo sau là bong gân, sưng viêm hoặc đứt rách. Chấn thương này thường xuất phát từ các tổn thương va chạm mạnh ở đầu gối. Chẳng hạn như:

Té ngã trong tư thế cong gập đầu gối rất dễ gây ra chấn thương dây chằng chéo sau

  • Tai nạn giao thông gây va đập mạnh mặt trước đầu gối;
  • Té ngã trong trạng thái đầu gối bị gập cong;
  • Chấn thương thể thao sau một cú va chạm trực tiếp vào đầu gối, té ngã xuống đất hoặc tiếp đất xấu;

Ngoài ra, thói quen chơi thể thao nhưng không khởi động kỹ, không đeo đai bảo vệ đầu gối hoặc đai an toàn khi lái xe là những yếu tố làm tăng nguy cơ gây chấn thương dây chằng chéo sau.

Triệu chứng và chẩn đoán

Chấn thương PCL có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng, tùy theo mức độ chấn thương mà tình trạng này được chia làm 4 cấp độ gồm:

  • Độ 1: Rách dây chằng 1 phần;
  • Độ 2: Rách 1 phần dây chằng và có cảm giác hơi lỏng lẻo;
  • Độ 3: Đứt rách hoàn toàn dây chằng, cấu trúc đầu gối yếu, mất ổn định;
  • Độ 4: Tổn thương PCL nặng kèm theo chấn thương ở các dây chằng khác;

So với chấn thương dây chằng chéo trước (ACL), triệu chứng PCL thường ít rõ ràng và khó phát hiện hơn. Đối với chấn thương ACL, bạn có thể nghe thấy âm thanh phát ra từ đầu gối, nhưng với chấn thương PCL, gần như không có bất kỳ âm thanh.

Đau nhức dữ dội, sưng viêm gây cản trở vận động là những dấu hiệu điển hình của chấn thương PCL

Tuy nhiên, các chấn thương PCL vẫn gây ra các triệu chứng cơ năng gồm:

  • Đau nhức đầu gối;
  • Sưng viêm;
  • Hạn chế cử động;
  • Cảm giác lỏng lẻo khớp gối, có thể khuỵa xuống bất cứ lúc nào;

Chẩn đoán 

Để chẩn đoán chấn thương dây chằng chéo sau được chẩn đoán thông qua đánh giá và tìm kiếm các dấu hiệu lâm sàng bất thường ở đầu gối. Trong đó, kỹ thuật chuyên biệt được áp dụng phổ biến nhất là tác động áp lực lên dây chằng chéo asu để kiểm tra mức độ đau, xác định có bị rách hay không và mức độ rách.

Kết hợp với các kỹ thuật hình ảnh hỗ trợ chẩn đoán chính xác tình trạng tổn thương, bao gồm:

  • Chụp X quang;
  • Chụp cắt lớp vi tính CT scan;
  • Chụp cộng hưởng từ MRI;

Biến chứng và tiên lượng

Chấn thương dây chằng chéo sau là một trong những chấn thương đầu gối phổ biến. Khi gặp chấn thương này ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, tiên lượng thường tốt. Người bệnh được chỉ định không cử động được trong một khoảng thời gian ngắn. Kết hợp với điều trị và chăm sóc tích cực, sau khoảng 10 ngày vết thương sẽ lành lại.

Tuy nhiên, với những trường hợp chấn thương dây chằng chéo sau nặng do tai nạn nghiêm trọng, bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật ngay bằng kỹ thuật nội soi khớp gối. Thời gian phục hồi tùy theo mức độ tổn thương và cách chăm sóc, trị liệu của bệnh nhân.

Tiên lượng phục hồi sau chấn thương PCL thường tốt nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách

Một vài trường hợp hiếm, biến chứng hậu phẫu có thể xảy ra như:

Do đó, khuyến cáo những người gặp chấn thương đầu gối nói chung cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán mức độ và chỉ định cách điều trị phù hợp càng sớm càng tốt.

Điều trị

Tình trạng chấn thương dây chằng chéo sau có thể được điều trị bằng các biện pháp tích cực sau:

Điều trị triệu chứng

Phương pháp RICE dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tạm thời các triệu chứng chấn thương:

Liệu pháp RICE giúp giảm cảm giác sưng đau nhanh chóng

  • Nghỉ ngơi: Đối với bất kỳ chấn thương đầu gối nào, bạn cũng cần ngưng mọi hoạt động và nằm yên một chỗ nghỉ ngơi để giảm thiểu áp lực lên đầu gối.
  • Chườm đá: Hãy đặt một túi đá lạnh lên đầu gối bị đau để giảm nhanh cảm giác sưng đau. Khuyến cáo thực hiện 4 - 8 lần/ ngày, mỗi lần 15 - 20 phút.
  • Băng ép: Sử dụng băng thun y tế quấn quanh đầu gối bị chấn thương nhằm mục đích giảm sưng. Lưu ý quấn băng vừa phải, không quá chặt cũng không quá lỏng lẻo.
  • Nâng cao chân: Hãy giữ cho đầu gối cao hơn tim trong nhiều thời gian nhất có thể. Cách này giúp giảm cảm giác sưng đau khó chịu.

Điều trị chấn thương

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của chấn thương dây chằng chéo sau, sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau như:

Phẫu thuật nội soi đầu gối được chỉ định khi dây chằng chéo sau bị bong gân hoặc rách hoàn toàn

  • Sử dụng nạng: Trường hợp chỉ tổn thương nhẹ, bệnh nhân chỉ cần dùng nạng và hạn chế đi lại để giảm thiểu áp lực từ trọng lượng cơ thể lên đầu gối. Sau thời gian ngắn, chấn thương sẽ nhanh chóng phục hồi trở lại.
  • Nẹp đầu gối: Nhằm mục đích hỗ trợ ổn định đầu gối, ngăn không cho đầu gối bị tổn thương thêm và giảm cảm giác khó chịu. Bệnh nhân có thể nẹp đầu gối trong trường hợp tổn thương nhẹ, vừa và trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật.
  • Vật lý trị liệu: Là các bài tập giúp tăng cường sức mạnh, cải thiện sức bền và phạm vi chuyển động của đầu gối, phục hồi chấn thương nhanh chóng hơn.
  • Phẫu thuật: Những trường hợp chấn thương PCL nghiêm trọng, bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định phẫu thuật nội soi khớp gối. Đây là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu nhằm điều trị các chấn thương ở đầu gối, sửa chữa hoặc loại bỏ các mô hư hỏng.

Chăm sóc sau phẫu thuật

Hầu hết các trường hợp phẫu thuật nội soi khớp gối điều trị chấn thương dây chằng chéo sau đều là thủ thuật ngoại trú, bệnh nhân có thể về nhà ngay trong ngày. Bác sĩ sẽ hướng dẫn kỹ lưỡng về cách chăm sóc tại nhà để giúp vết thương nhanh phục hồi, giảm nguy cơ biến chứng.

Trong vài ngày đầu sau phẫu thuật, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Tránh nhấc chân lên cao;
  • Luôn kê cao đầu gối cao hơn tim nhằm giảm cảm giác sưng đau;
  • Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid hoặc thuốc giảm đau được bác sĩ kê toa;
  • Có thể kết hợp sử dụng thuốc giảm sưng và chống hình thành cục máu đông;
  • Giữ vệ sinh vết mổ, luôn che chắn bằng gạc y tế để giảm nguy cơ nhiễm trùng;

Sau khi vết mổ hồi phục, bạn sẽ được hướng dẫn thực hiện các bài tập vật lý trị liệu chuyên biệt nhằm phục hồi sức mạnh, sự linh hoạt cho đầu gối.

Phòng ngừa

Nguy cơ chấn thương luôn tiềm ẩn xung quanh chúng ta, bao gồm cả chấn thương dây chằng chéo sau. Do đó, hãy hết sức thận trọng trong mọi hoạt động để giảm nguy cơ gặp phải. Chẳng hạn như:

Hạn chế chơi các môn thể thao có tính chất đối kháng để giảm nguy cơ chấn thương dây chằng chéo sau

  • Hạn chế chơi những môn thể thao có tính chất đối kháng hoặc dễ té ngã trong tư thế tiếp đất xấu như bóng đá, bóng chày, bóng bầu dục, bóng rổ, bóng chuyền...
  • Thay vào đó, nên chọn những môn thể thao nhẹ nhàng, tập trên các bề mặt phẳng như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, yoga...
  • Khởi động kỹ càng trước khi vận động giúp giãn cơ và tập luyện với cường độ tăng dần.
  • Mang giày vừa size khi chơi thể thao và trang bị đầy đủ các dụng cụ hỗ trợ phù hợp với từng bộ môn.
  • Tập luyện kết hợp với chế độ ăn uống khoa học giúp duy trì cân nặng phù hợp, giảm áp lực lên đầu gối và giảm nguy cơ chấn thương.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi bị chấn thương đầu gối loại nào?

2. Tình trạng chấn thương có nghiêm trọng không?

3. Tôi cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán chấn thương?

4. Điều trị chấn thương dây chằng chéo sau bằng phương pháp nào tốt nhất?

5. Nếu chỉ nghỉ ngơi tại chỗ và dùng thuốc, mất bao lâu để khỏi hẳn?

6. Khi nào tôi nên phẫu thuật nội soi đầu gối?

7. Có rủi ro biến chứng phẫu thuật nào đối với trường hợp của tôi hay không?

8. Tôi có cần tập vật lý trị liệu phục hồi sau chấn thương không? Cách tập như thế nào?

Sau chấn thương dây chằng chéo sau, hầu hết bệnh nhân đều phục hồi tốt nếu được điều trị và chăm sóc phục hồi đúng cách. Do đó, ngay khi phát hiện chấn thương, dù nặng hay nhẹ, bệnh nhân cũng đều phải chủ động đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị tích cực ngay, ngăn ngừa các biến chứng khó lường về sau.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh Phù tủy xương
Phù tủy xương là tình trạng sưng đau, nóng đỏ và cứng khớp gây ảnh hưởng đến khả năng vận động. Tình trạng này liên quan đến các vấn đề…
Bệnh Xương Thủy Tinh
Xương thủy tinh hay xương giòn là bệnh lý về…
Bệnh Ung thư cột sống
Ung thư cột sống là dạng ung thư hiếm gặp…
Viêm Gân Chóp Xoay
Viêm gân chóp xoay là tổn thương gân liên kết…
Bệnh Loạn Dưỡng Cơ Duchenne

Loạn dưỡng cơ Duchenne là bệnh lý di truyền đặc trưng với các tổn thương và suy giảm chức năng…

Bệnh Đa U Tuỷ Xương

Đa u tủy xương là bệnh lý ung thư máu ác tính nguy hiểm và có nguy cơ gây tử…

Bệnh U nang xương đơn độc

U nang xương đơn độc là bệnh lý lành tính xảy ra chủ yếu ở trẻ em và thiếu niên…

Bệnh Viêm tủy xương đốt sống

Viêm tủy xương đốt sống là một trong những dạng viêm tủy xương hiếm gặp, gây ảnh hưởng đến các…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

LƯƠNG Y PHÙNG HẢI ĐĂNG

Trưởng khoa khám bệnh

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua