Bệnh Gai Khớp Gối

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Gai khớp gối được xem là một trong những biến chứng của thoái hóa khớp gối cấp độ nặng do không điều trị kịp thời. Người bệnh gai khớp gối thường xuyên bị đau nhức, gây cản trở vận động hai chi dưới và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất, đời sống sinh hoạt hàng ngày. Điều trị gai khớp gối có rất nhiều cách, nhưng ưu tiên chọn các cách phù hợp để phục hồi và bảo tồn chức năng khớp gối. 

Tổng quan

Gai khớp gối là các gai xương nhỏ xuất hiện ở vị trí khớp gối bị tổn thương. Cụ thể là ở trên các bề mặt xương đã mất lớp sụn bụn bên ngoài như xương chày, xương bánh chè, xương đùi...

Bản chất của gai khớp gối chính là viêm và thoái hóa khớp gối, tổn thương này khiến các sụn khớp bị bào mòn, tạo áp lực và ma sát lớn lên đầu xương. Lúc này, cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế tăng sinh canxi bù đắp vào vị trí tổn thương nhằm mục đích bảo vệ chức năng khớp gối. Tuy nhiên, quá trình này vô tình tạo ra các gai xương làm ảnh hưởng đến cấu trúc, hình dạng khớp.

Gai khớp gối
Gai khớp gối là các gai nhỏ mọc ra tại vị trí khớp gối tổn thương do viêm thoái hóa

Các gai xương mọc ra và phát triển lớn dần theo thời gian gây đau nhức khi thực hiện các cử động khớp gối như đứng lên, ngồi xuống, co duỗi, đi cầu thang... Hầu hết các trường hợp bị gai khớp gối rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu, chỉ đến khi có triệu chứng ở giai đoạn nặng, chức năng vận động của khớp gối suy giảm nghiêm trọng mới đến bệnh viện thăm khám và chữa trị.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Tương tự như các bệnh lý xương khớp khác, gai khớp gối có nhiều nguyên nhân gây ra như:

Gai khớp gối
Gai khớp khối thường xảy ra phổ biến ở người cao tuổi, người từng có chấn thương đầu gối

  • Di truyền: Yếu tố di truyền gen bệnh giữa các thành viên có cùng huyết thống, tăng nguy cơ mắc bệnh gai khớp gối khi trưởng thành.
  • Tuổi tác, lão hóa: Sự lão hóa tự nhiên của cơ thể khi lớn tuổi là điều khó tránh khỏi. Quá trình này khiến các tổn thương xương khớp khó hồi phục, tăng nguy cơ hình thành gai xương khớp gối.
  • Rối loạn nội tiết tố: Phụ nữ mang thai, tiền mãn kinh, sau mãn kinh... thường bị rối loạn nội tiết tố estrogen, tạo tiền đề cho sự phát triển các bệnh lý về xương khớp.
  • Chấn thương: Tai nạn lao động, tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi thể thao hoặc người có tiền sử đứt rách dây chằng chéo trước, rách sụn chêm, yếu cơ gân khoeo nghiêm trọng, nếu không điều trị dứt điểm kịp thời rất dễ hình thành gai xương.
  • Sai tư thế sinh hoạt: Thói quen ngồi nhiều, đứng lâu, khuân vác vật nặng quá mức tạo áp lực lớn lên khớp gối, hình thành tổn thương, bào mòn sụn khớp, giảm dịch nhờn và mọc gai xương.
  • Các nguyên nhân khác: người thừa cân béo phì, ảnh hưởng từ các bệnh viêm khớp tự miễn, thoái hóa khớp gối, hẹp ống sống, mắc các bệnh lý về xương bẩm sinh, còi xương, ăn uống thiếu chất... đều là những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh gai khớp gối.

Gợi ý: Nhức mỏi khớp gối (đầu gối) – Vì sao ngày càng nhiều người bị?

Triệu chứng và chẩn đoán

1. Triệu chứng

Dấu hiệu nhận biết gai khớp gối ở mỗi người là khác nhau, phổ biến với các triệu chứng sau:

  • Đau buốt, đau nhói đầu gối khi cử động;
  • Tê bì, mất cảm giác vùng khớp gối do gai xương phát triển lớn, chèn ép lên các dây thần kinh lân cận;
  • Căng cứng khớp gối xuất hiện khi ngồi, đứng quá lâu, buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy, thường kéo dài đến 30 phút mới hết;
  • Sưng tấy đầu gối do khớp sụn gối bị bào mòn, khiến các xương ma sát vào nhau dẫn đến sưng khớp;
  • Người bệnh có xu hướng không muốn di chuyển nhiều vì càng cử động càng đau;

Gai khớp gối
Đau nhức, tê bì, sưng tấy, mất cảm giác là những triệu chứng thường gặp khi bị gai khớp gối

Trong giai đoạn đầu của gai khớp gối, hầu hết người bệnh đều không phát hiện bản thân mắc bệnh. Chỉ đến giai đoạn nặng, các triệu chứng mới bùng phát dữ dội. Theo các chuyên gia, gai khớp gối hình thành và phát triển qua 4 giai đoạn gồm:

  • Giai đoạn 1: gai xương vừa chớm mọc, kích thước nhỏ và gần như không gây ra triệu chứng nào, thỉnh thoảng duỗi chân sẽ hơi nhức nhẹ.
  • Giai đoạn 2: gai xương phát triển lớn hơn khiến cơn đau nhức ngày càng rõ ràng, nhất là vào buổi sáng sớm hoặc khi trời lạnh. Tuy nhiên, khả năng vận động của người bệnh vẫn còn bình thường.
  • Giai đoạn 3: kích thước gai xương khá lớn, mọc chen vào các sụn khớp gây đau nhức, tê buốt dữ dội, kèm theo sưng viêm, gây khó khăn khi cử động.
  • Giai đoạn 4: đây cũng là giai đoạn nghiêm trọng nhất khi gai xương phát triển lớn với số lượng nhiều. Không chỉ gây tổn hại đến khớp gối mà còn ảnh hưởng đến các tổ chức dây chằng, cơ gân, mô mềm xung quanh, biến dạng cấu trúc khớp. Đặc biệt, chèn ép lên các dây thần kinh khớp gối gây biến chứng teo cơ, liệt chi.

2. Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng được bác sĩ thực hiện thông qua mô tả triệu chứng của bệnh nhân, kiểm tra sờ nắn khớp gối và yêu cầu bệnh nhân thực hiện các bài test vận động tại chỗ để đánh giá phạm vi cử động của khớp gối. Cộng với điều tra tiền sử bệnh lý để chẩn đoán các triệu chứng sưng đau, yếu cơ có phải do gai xương hay không.

Một số trường hợp cũng cần kết hợp với các kỹ thuật bằng máy móc để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

  • Chụp X quang
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Chụp cắt lớp vi tính CT scan
  • Đo kiểm tra tốc độ dẫn truyền thần kinh

Có thể bạn quan tâm: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo ACR

Biến chứng và tiên lượng

Sự tồn tại của gai xương trong khớp gối gây đau nhức âm ỉ, thậm chí biến dạng khớp gối và không thể cử động được. Theo thời gian, người bệnh hoàn toàn mất đi khả năng vận động và đi lại bình thường, hoặc ít nhất cũng ảnh hưởng đến dáng đi.

Theo một thống kê, có khoảng 85% trường hợp bệnh nhân gai khớp gối đi dáng vòng kiềng do viêm khớp mãn tính, hình thành gai trong khớp gối gây đau nhức và có xu hướng bè sang hai bên.

Cũng như nhiều bệnh lý tổn thương xương khớp khác, gai cột sống không thể chữa khỏi dứt điểm hoàn toàn. Việc điều trị chỉ nhằm mục đích loại kiểm soát nguyên nhân hình thành gai xương, giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng, rủi ro khác.

Điều trị

Điều trị gai khớp gối được áp dụng phác đồ tương tự như các bệnh viêm khớp hoặc thoái hóa khớp. Tùy theo sự phát triển của gai xương và mức độ tổn thương sụn khớp mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các phương pháp phù hợp.

1. Điều trị bằng thuốc

Để kiểm soát các triệu chứng gai khớp gối, cách hiệu quả và nhanh nhất chính là dùng thuốc. Tùy theo loại triệu chứng và mức độ mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp cho từng trường hợp bệnh. Phổ biến nhất gồm các loại sau:

Gai khớp gối
Các thuốc trị gai khớp gối chủ yếu giúp giảm đau, giảm sưng viêm tại chỗ

  • Thuốc giảm đau: như Paracetamol hoặc Tramadol
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Diclofenac, Piroxicam, Meloxicam...
  • Thuốc bôi ngoài da: thường dùng nhất là Voltaren Emulgel chứa capsaicin giảm đau.
  • Thuốc tiêm: Hydrocortison acetat, liều dùng khuyến cáo tối đa 2 - 3 mũi/ năm.
  • Thuốc điều trị tác dụng chậm: Glucosamine sulfate, Chondroitin kết hợp Acid hyaluronic...

Các loại thuốc này chủ yếu có tác dụng hỗ trợ giảm đau, giảm nhẹ triệu chứng sưng viêm khớp gối. Thuốc chỉ phát huy tác dụng tạm thời, người bệnh cần tuân thủ liều dùng do bác sĩ chỉ định để tránh phát sinh tác dụng phụ ngoài ý muốn.

2. Vật lý trị liệu 

Để đẩy nhanh quá trình tự chữa lành tổn thương khớp gối, ức chế tiến triển của bệnh, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tập luyện một số bài tập vật lý trị liệu phù hợp với mức độ bệnh. Đây là phương pháp điều trị bảo tồn đem lại hiệu quả cao, đẩy lùi triệu chứng và góp phần phục hồi chức năng khớp gối, lấy lại sự linh hoạt, chắc khỏe hơn.

Một số bài tập co duỗi khớp gối, nâng chân cao, kết hợp xoa bóp, massage... được các chuyên gia khuyến khích thực hiện điều độ mỗi ngày để đạt kết quả tốt nhất.

3. Phẫu thuật

Những trường hợp gai khớp gối nghiêm trọng, gây biến chứng chèn ép dây thần kinh, mất khả năng vận động do đau nhức thường xuyên và không đáp ứng điều trị bằng thuốc sẽ được cân nhắc phẫu thuật sớm để ngăn chặn các biến chứng tiếp theo.

Mổ nội soi là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Sử dụng thiết bị công nghệ tân tiến để loại bỏ gai xương, kết hợp điều chỉnh và sửa chữa tổn thương, tái tạo phục hồi cấu trúc và chức năng khớp gối. So với phương pháp mổ hở truyền thống, mổ nội soi được đánh giá vượt trội hơn nhờ vết mổ nhỏ, ít đau, ít chảy máu, giảm nguy cơ nhiễm trùng, có tính thẩm mỹ cao và phục hồi nhanh chóng.

Gai khớp gối
Mổ nội soi là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất trong điều trị gai khớp gối

Tuy nhiên, trường hợp gai khớp gối gây biến chứng thoái hóa nặng, khớp gối tổn thương hoàn toàn không có khả năng phục hồi không phù hợp với mổ nội soi. Thay vào đó, bắt buộc phải tiến hành mổ hở để thay khớp gối bán phần hoặc toàn phần. Sau đó, kết hợp vật lý trị liệu nhằm phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân.

Tham khảo thêm: Thay khớp gối khi nào cần thực hiện? Chi phí và các rủi ro

Phòng ngừa

Gai khớp gối hình thành và phát triển từ thoái hóa khớp gối. Do đó, để phòng ngừa gai khớp gối chỉ cần tập trung thực hiện các biện pháp phòng ngừa các tổn thương, sưng viêm, thoái hóa. Hãy chủ động điều chỉnh lối sống, sinh hoạt hàng ngày dưới đây để phòng ngừa bệnh:

Gai khớp gối
Tập luyện thể dục tích cực và sinh hoạt khoa học là phương pháp phòng ngừa gai khớp gối tốt nhất

  • Hạn chế thực hiện các hoạt động đòi hỏi sức mạnh lớn và lặp đi lặp lại tại khớp gối để giảm thiểu nguy cơ chấn thương.
  • Dành ít nhất 30 phút/ ngày để tập thể dục, ưu tiên những môn đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga...
  • Đảm bảo khởi động kỹ lưỡng trước khi tập thể dục, kết hợp sử dụng các dụng cụ hỗ trợ chuyên dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Duy trì tư thế ngồi, đứng làm việc, vận động phù hợp để giảm áp lực gây tổn thương khớp gối.
  • Ăn uống đủ chất, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D giúp xương khớp chắc khỏe.
  • Uống 2 - 3 lít nước/ ngày tùy theo nhu cầu của cơ thể.
  • Ngủ đủ giấc, 7 - 8 tiếng/ ngày, tránh thức khuya, làm việc quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Đảm bảo cân nặng luôn ở mức phù hợp với các chỉ số BMI của cơ thể.
  • Duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ, lạc quan, tích cực và tránh xa căng thẳng.
  • Thăm khám định kỳ để kiểm tra sức xương khớp hoặc chủ động thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, để kịp thời xử lý, phòng ngừa các biến chứng khó lường.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân khiến tôi bị gai khớp gối?

2. Mức độ bệnh của tôi có nghiêm trọng không?

3. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm gì để chẩn đoán bệnh?

4. Tiên lượng về tình trạng gai khớp gối hiện tại của tôi như thế nào?

5. Phác đồ điều trị tốt nhất dành cho bệnh gai khớp gối là gì?

6. Những lợi ích và rủi ro liên quan đến các phương pháp điều trị gai khớp gối?

7. Tôi có thể gặp những tác dụng phụ nào trong quá trình điều trị?

8. Bị gai khớp gối uống thuốc gì tốt nhất?

9. Bị gai khớp gối có cần phẫu thuật không? Phương pháp phẫu thuật nào ít rủi ro nhất?

10. Chi phí điều trị bảo tồn và chi phí phẫu thuật có đắt không?

Gai khớp gối là hệ quả khó tránh khi đến độ tuổi lão hóa nhất định. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời vẫn có thể bảo tồn được chức năng khớp gối cũng như khả năng vận động cho bệnh nhân. Do đó, cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng gai khớp gối nặng hơn, người bệnh hãy chủ động thăm khám chuyên khoa càng sớm càng tốt để được điều trị theo phác đồ phù hợp.

Xem thêm:

Chia sẻ:
Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp Huyết Thanh Dương Tính
Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là một trong những dạng phổ biến nhất của viêm khớp dạng thấp, tỷ lệ mắc khoảng 60 - 80%. Bất kỳ…
Bệnh Ung thư cột sống
Ung thư cột sống là dạng ung thư hiếm gặp…
Xẹp Đốt Sống
Xẹp đốt sống xảy ra khi các đốt sống bị…
Bệnh Viêm Khớp Ngón Tay
Viêm khớp ngón tay là một trong những dạng viêm…
Bệnh Viêm Cầu Lồi Ngoài Xương Cánh Tay

Viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay là bệnh lý tổn thương chỗ bám của gân duỗi cổ tay quay.…

Viêm khớp dạng thấp Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp

Viêm khớp dạng thấp là một trong những dạng viêm khớp phổ biến có tỷ lệ mắc cao nhất. Đây…

Đau vai gáy Bệnh Đau Vai Gáy

Đau vai gáy là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng trên khoảng 30% dân số thế…

Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới

Giãn tĩnh mạch chi dưới là căn bệnh lành tính nhưng tiến triển bệnh thường là mãn tính rất khó…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua