Viêm Gân Chóp Xoay

Bác sĩ phụ trách

LƯƠNG Y PHÙNG HẢI ĐĂNG

Trưởng khoa khám bệnh

Viêm gân chóp xoay là tổn thương gân liên kết vùng vai - cánh tay gây sưng viêm, đau nhức và hạn chế cử động. Chấn thương này thường xảy ra ở người làm công việc khuân vác nặng hoặc chơi các môn thể thao phải giơ cao cánh tay qua đầu liên tục. Viêm gân chóp xoay có thể điều trị được thông qua điều trị bảo tồn kiểm soát triệu chứng hoặc phẫu thuật sữa chữa tổn thương. 

Viêm gân chóp xoay xảy ra khi vùng gân cơ liên kết giữa vai và cánh tay bị tổn thương, sưng viêm

Tổng quan

Viêm gân chóp xoay (Rotator Cuff Tendinitis) có rất nhiều tên gọi khác nhau như viêm gân cơ chóp xoay vai, viêm bao hoạt dịch hoặc viêm gân cơ nhị đầu. Tình trạng này xảy ra khi các gân cơ chóp xoay vùng vai bị tổn thương, sưng viêm và đau nhức. Một số trường hợp còn phát triển kèm theo lắng đọng canxi ở gân, gây đau nhức khó chịu.

Gân chóp xoay của khớp vai được hình thành từ 4 nhóm cơ - gân liên kết giữa xương vai và xương cánh tay, giúp vai và cánh tay phối hợp linh hoạt khi cử động. Chúng rất dễ bị tổn thương do các hoạt động thể chất mạnh, quá sức hoặc lặp đi lặp lại liên tục. Nhất là ở người lớn tuổi, lão hóa nhanh khiến hệ thống xương khớp suy yếu, dễ gặp chấn thương khi té ngã, va chạm và gây bệnh.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Có nhiều nguyên nhân gây viêm gân chóp xoay gồm:

Chấn thương tư thế

Chấn thương vùng vai là nguyên nhân dẫn đến viêm gân chóp xoay. Tình trạng này thường liên quan đến các hoạt động có tính chất lặp đi lặp lại tại chỗ như giơ cao tay để ném hoặc xoay. Điển hình như những người làm công việc thợ mộc, thợ sơn hoặc chơi những môn thể thao như bóng rổ, bóng chuyển, bơi lội, đánh gôn, nâng tạ, quần vợt...

Viêm gân chóp xoay do lặp đi lặp lại các cử động giơ cao tay qua đầu hoặc va chạm mạnh

Ngoài ra, các chấn thương do va chạm mạnh hoặc đè ép lên vùng vai khi té ngã cũng có thể khiến vai chịu áp lực lớn, thậm chí gây dập, rách gân cơ chóp xoay và khởi phát viêm nhiễm.

Lão hóa

Tuổi tác càng cao tốc độ lão hóa càng nhanh và xương khớp cũng không ngoại lệ. Xương khớp lỏng lẻo, thiếu sự liên kết linh hoạt là lý do khiến người lớn tuổi có nguy cơ bị viêm gân chóp xoay cao hơn người trẻ.

Ảnh hưởng từ các bệnh lý

Một số bệnh lý xương khớp có liên quan đến sự khởi phát của viêm gân chóp xoay như:

  • Viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai;
  • Thiếu máu nuôi gân;
  • Thoái hóa khớp vai;
  • Gai xương;
  • Tích tụ canxi trong gân;
  • Thiếu nguồn cung cấp máu;
  • ...

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Các triệu chứng điển hình khi bị viêm gân chóp xoay như:

Sưng viêm, đau nhức và hạn chế chuyển động vùng vai - cánh tay là triệu chứng đặc trưng của viêm gân chóp xoay

  • Sưng viêm bao hoạt dịch;
  • Đau nhức nặng khi nâng hạ cánh tay;
  • Yếu cơ vai và hạn chế phạm vi chuyển động;
  • Giảm sức mạnh cánh tay, gặp khó khăn khi cầm/ nâng đồ vật, chải đầu, đánh răng hay lái xe;
  • Khớp vai phát ra âm thanh mỗi khi cử động;

Chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác tình trạng viêm gân chóp xoay, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phối hợp nhiều biện pháp sau đây:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vùng vai bằng cách gõ, nắn, sờ, ấn đánh giá mức độ đau. Kết hợp cử động cánh tay liên tục để đánh giá phạm vi chuyển động. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần cung cấp các thông tin chi tiết về nguyên nhân gây đau, thời điểm khởi phát...
  • Khám cận lâm sàng: Các tổn thương viêm gân chóp xoay như sưng, ứ dịch hoặc rách có thể được phát hiện nhờ các kỹ thuật hình ảnh như:
    • Chụp X quang;
    • Chụp cắt lớp vi tính CT scan;
    • Chụp cộng hưởng từ MRI;

Biến chứng và tiên lượng

Viêm gân chóp xoay được đánh giá là bệnh lý không quá nghiêm trọng. Đa số bệnh nhân đều có thể phục hồi tốt chức năng gân chóp xoay khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Ngược lại, nếu bệnh nhân chủ quan, không điều trị tích cực có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Viêm gân mãn tính;
  • Cứng khớp vai, giảm khả năng vận động;
  • Giảm sức mạnh vùng vai, cánh tay và cả lưng, ngực;
  • Đau nhức dai dẳng gây mất ngủ và kéo theo nhiều hệ lụy sức khỏe khác;

Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng viêm gân chóp xoay khiến bệnh nhân mất dần khả năng vận động linh hoạt và nhanh nhẹn. Điều này khiến chất lượng cuộc sống và hiệu suất công việc giảm sút trầm trọng. Do đó, khuyến cáo người bệnh nên thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để bảo tồn chức năng các khớp liên quan.

Điều trị

Có 2 biện pháp điều trị viêm gân chóp xoay chính gồm điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật.

Điều trị bảo tồn

Những trường hợp bị chấn thương gây viêm gân chóp xoay nhẹ, nên ưu tiên áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn nhằm cải thiện triệu chứng. Chẳng hạn như:

Giảm triệu chứng sưng đau viêm gân chóp xoay bằng thuốc uống hoặc tiêm steroid

  • Chườm đá: Dùng túi đá lạnh chườm trực tiếp lên vùng vai sưng viêm giúp giảm nhanh cảm giác đau nhức. Bạn nên thực hiện nhiều lần trong ngày, mỗi lần tối đa 20 phút để đạt hiệu quả tối ưu.
  • Thuốc giảm đau NSAID: Bác sĩ thường kê toa nhóm thuốc NSAID có tác dụng giảm sưng viêm, đau nhức hiệu quả. Điển hình như Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac...
  • Tiêm Steroid: Những trường hợp viêm gân chóp xoay gây đau nhức nặng có thể được đề nghị tiêm steroid. Đây là hoạt chất mạnh được tiêm trực tiếp vào gân để giảm đau, sưng viêm nhanh chóng.
  • Vật lý trị liệu: Khi các triệu chứng sưng viêm đã thuyên giảm, bệnh nhân có thể tiến hành tập luyện vật lý trị liệu để kéo giãn cơ, phục hồi sức mạnh và sự linh hoạt cho vùng vai - cánh tay.

Can thiệp phẫu thuật

Những trường hợp viêm gân chóp xoay không đáp ứng điều trị nội khoa, nhất là khi tổn thương có xu hướng tiến triển nặng hơn sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Hiện nay, phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến nhất là mổ nội soi. Đây là thủ thuật ít xâm lấn được thực hiện thông qua hình ảnh nội soi. Tùy tình trạng tổn thương, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ gai xương, dẫn lưu dịch viêm, sửa chữa hoặc thay thế gân, khâu gân chóp xoay...  Ưu điểm ít đau, ít chảy máu nhờ vết rạch nhỏ và nhanh phục hồi.

Phẫu thuật nội soi điều trị viêm gân chóp xoay là phương pháp hiệu quả nhất

Rất hiếm trường hợp viêm gân chóp xoay phải phẫu thuật mở hở. Chỉ khi kèm theo với các vấn đề nghiêm trọng khác ở vai như rách gân lớn hoặc gãy xương mới áp dụng phương pháp phẫu thuật này.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân phải dành phần lớn thời gian nghỉ ngơi, nằm bất động tại giường để các tổn thương phục hồi nhanh hơn. Sau đó, kết hợp vật lý trị liệu bằng các bài tập phù hợp để phục hồi sức mạnh, sự linh hoạt và phạm vi chuyển động. Thời gian phục hồi chức năng có thể bắt đầu vào tuần tiên sau khi phẫu thuật.

Điều trị

Để phòng ngừa viêm gân chóp xoay vai, duy trì khả năng vận động linh hoạt, mỗi người cần chú ý các vấn đề sau:

  • Hạn chế thực hiện các vận động mạnh, khuân vác vật nặng trên vai hoặc những động tác lặp đi lặp lại tạo áp lực lên vai.
  • Vận động viên chơi thể thao cần đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật và khởi động kỹ vùng vai trước khi tập để giảm nguy cơ chấn thương.
  • Ngồi làm việc đúng tư thế, thẳng lưng sao cho hai vai cân bằng.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn khớp vai và cánh tay sau khi thực hiện các chuyển động lặp lại liên tục.
  • Khi ngủ nên luân phiên thay đổi tư thế, tránh nằm nghiêng hoàn toàn để tránh tạo áp lực lên vai.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi bị đau nhức vai dữ dội, cử động khó khăn là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Nguyên nhân khiến tôi bị viêm gân chóp xoay?

3. Các xét nghiệm tôi cần thực hiện để chẩn đoán viêm gân chóp xoay?

4. Tình trạng viêm gân chóp xoay của tôi có nặng không?

5. Tôi nên điều trị viêm gân chóp xoay bằng cách nào tốt nhất?

6. Tình trạng bệnh của tôi có cần phẫu thuật không?

7. Tôi có cần phải vật lý trị liệu sau phẫu thuật không?

8. Chi phí điều trị viêm gân chóp xoay tốn bao nhiêu? BHYT có hỗ trợ không?

9. Quá trình điều trị viêm gân chóp xoay mất bao lâu thì phục hồi hoàn toàn?

10. Tôi cần làm gì để phòng ngừa tái phát viêm gân chóp xoay?

Viêm gân chóp xoay xảy ra rất phổ biến và hiếm khi nguy hiểm. Tuy nhiên, không nên vì vậy mà chủ quan không điều trị. Điều trị viêm gân chóp xoay không quá phức tạp, tùy theo mức độ chấn thương nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng biện pháp điều trị phù hợp. Đồng thời, người bệnh cần tích cực tập luyện vật lý trị liệu để sớm phục hồi khả năng vận động bình thường.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh Hoại tử xương đầu gối
Hoại tử xương đầu gối là hậu quả của việc mất nguồn cung cấp máu đến các mô xương vùng đầu gối. Tùy vào tính chất nghiêm trọng của tình…
Bệnh thoát vị đĩa đệm Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về cột sống…
Bệnh Paget Xương
Paget xương là căn bệnh về xương khá phổ biến.…
Khô khớp Bệnh Khô Khớp
Khô khớp là một trong những dấu hiệu cảnh báo…
Hội Chứng Tủy Trung Tâm

Hội chứng tủy trung tâm là một trong những dạng tổn thương tủy sống không hoàn toàn thường gặp. Tổn…

Loãng xương Bệnh Loãng Xương

Loãng xương là một tình trạng khiến xương trở nên yếu và dễ gãy hơn. Xương của người bị loãng…

Bệnh Viêm khớp cổ chân

Viêm khớp cổ chân là một trong những bệnh cơ xương khớp phổ biến, có thể xảy ra ở mọi…

Bệnh Rối loạn sinh tủy (MDS)

Rối loạn sinh tủy là một hội chứng ác tính với các rối loạn tế bào tạo máu trong tủy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

LƯƠNG Y PHÙNG HẢI ĐĂNG

Trưởng khoa khám bệnh

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua