Bệnh gai xương là gì? Triệu chứng nhận biết và cách chữa trị tối ưu nhất hiện nay

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Gai xương là một bệnh lý xương khớp rất khó nhận biết, vì không có triệu chứng rõ rệt. Bệnh không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó cần sớm tiến hành thăm khám để tránh ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Gai xương là gì? Có nguy hiểm không?

Gai xương là tình trạng lắng đọng canxi dư thừa trên xương, tạo nên các phần cứng. Mặc dù bản thân gai xương không gây đau, nhưng khi phát triển có thể chèn ép dây thần kinh, gây đau và khó chịu. Điều này khiến cho một số bệnh nhân không nhận biết bệnh ngay lập tức.

Gai xương là bệnh gì?
Gai xương khiến bệnh nhân đau đớn và biến chứng nguy hiểm

Khi các gai xương lớn lên, chúng có thể bị vỡ ra, sau đó sẽ nổi trên mặt khớp hoặc xuất hiện trong lớp lót của khớp gây ra viêm khớp, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. 

Triệu chứng gai xương thường gặp

Bệnh gai xương, tùy theo vị trí xuất hiện mà sẽ có triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Dấu hiệu chung thường là đau nhức và hạn chế chuyển động ở các khớp. Dưới đây là một số vị trí thường gặp và triệu chứng cụ thể:

  • Gai xương cột sống (cổ, lưng): Đau, tê yếu, ảnh hưởng đến tư thế đứng/ngồi; có thể gây khó nuốt hoặc đau khi hít thở do chèn ép dây thần kinh.
  • Gai xương vai: Hạn chế phạm vi chuyển động.
  • Gai xương cổ tay: Đau và hạn chế khả năng cầm nắm.
  • Gai xương ngón tay: Các cục u cứng dưới da làm biến dạng và đau ngón tay.
  • Gai xương khớp gối: Đau khi mở rộng hoặc uốn cong chân.
  • Gai xương gót chân: Đau chân, khó khăn trong đi lại.

Nguyên nhân gây gai xương 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh gai xương chủ yếu là do sụn khớp bị hư tổn, khiến khớp bị thoái hoá và dẫn tới tình trạng xương “mọc” gai.

Bên cạnh hệ lụy tất yếu của bệnh thoái hoá khớp, gai xương còn có thể xuất hiện bởi các yếu tố như:

Nguyên nhân gây bệnh gai xương
Các nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh gai xương
  • Tuổi tác: Lão hóa và suy yếu chức năng cơ xương, lắng đọng canxi.
  • Yếu tố di truyền: Gia đình có tiền sử gai xương.
  • Chấn thương do vận động: Tổn thương xương khớp và lắng đọng canxi trong quá trình tái tạo.
  • Bệnh lý xương khớp: Viêm khớp, thoái hóa khớp.
  • Thừa cân, béo phì: Áp lực lớn lên hệ cơ xương, tăng nguy cơ viêm khớp và gai xương.

Xem thêm: Các Triệu chứng gai đốt sống L4 L5 và cách điều trị hiệu quả

Phương pháp điều trị gai xương phổ biến

Có 5 phương pháp được cho là phổ biến nhất hiện nay trong điều trị gai xương gồm:

Điều trị gai xương bằng thuốc Tây

Để giảm bớt cảm giác đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân gai xương, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau, kháng viêm như: paracetamol hay ibuflophen, thuốc tiêm steroid, thuốc tiêm Methylprednisolon…

Tuy nhiên, các loại thuốc này có những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, khuyến cáo bệnh nhân gai xương không tuỳ tiện sử dụng khi chưa có sự tư vấn kỹ lưỡng từ các chuyên gia.

Phẫu thuật gai xương khi bệnh nặng

Khi tình trạng gai xương trở nên nghiêm trọng, đau dữ dội, hạn chế vận động, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp phẫu thuật. Hiện nay các phương pháp phẫu thuật gai xương bao gồm:

  • Phẫu thuật nội soi cắt bỏ gai xương: Sử dụng thiết bị mổ nội soi loại bỏ gai xương, giải toả áp lực lên tủy sống, tránh gai xương chèn ép rễ thần kinh, tủy sống.
  • Cắt bỏ một phần đốt sống: Nhằm giảm áp lực lên rễ thần kinh, các bác sĩ tiến hành mổ và cắt bỏ 1 lớp mỏng tại đốt sống bị gai xương.
  • Cấy đệm mỏm gai: Cấy đệm vào giữa mỏm gai làm rộng khoảng cách giữa các mỏm xương hạn chế tình trạng đau do gai xương.

Mẹo dân gian chữa gai xương tại nhà

Để hạn chế việc sử dụng thuốc Tây, nhiều bệnh nhân gai xương có chủ trương áp dụng các bài mẹo từ dân gian nhằm hạn chế triệu chứng của gai xương. 

Một số bài mẹo quen thuộc có thể kể đến như: chữa gai xương từ lá lốt, trị gai xương bằng ngải cứu, chữa gai xương bằng cây xương rồng…

Xem chi tiết: 4 Cách chữa trị gai cột sống tại nhà giúp cải thiện bệnh nhanh chóng

Bệnh gai xương nên ăn gì, kiêng gì?

Bên cạnh việc lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu, bệnh nhân gai xương được khuyến khích áp dụng một lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm đem lại kết quả tốt nhất.

  • Các nhóm thực phẩm nên bổ sung: các thực phẩm giàu canxi (sữa, phomai, các loại rau lá xanh, ngũ cốc, các chế phẩm từ đậu, hải sản…); bổ sung vitamin D, vitamin K hỗ trợ phát triển xương (tắm nắng, rau lá xanh, thịt, phô mai, trứng…); thực phẩm giàu chất xơ (hoa quả tươi, rau xanh các loại)
  • Các nhóm thực phẩm nên kiêng: thực phẩm nhiều chất béo (thịt mỡ, thịt chân giò…); thực phẩm giàu cholesterol; các món ăn đóng hộp hoặc chế biến sẵn; nhóm đồ uống có chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, cafe…)
Thực đơn cho người bệnh gai xương
Thực đơn dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh gai xương

Thực hiện các bài tập chữa gai xương

Bên cạnh sử dụng thuốc nhằm giảm bớt các triệu chứng đau nhức do gai xương gây ra, người bệnh có thể kết hợp với việc tập luyện một số động tác đơn giản tại nhà giúp kéo giãn cột sống, thông kinh lạc, làm giảm rõ rệt cảm giác đau nhức. 

Dưới đây là một số bài tập đơn giản, dễ thực hiện:

  • Tư thế cánh cung: Nằm sấp, hông thả lỏng. 2 tay nắm 2 mắt cá chân đồng thời gặp 2 chân. Hít sâu, nâng ngực và chân lên khỏi mặt sàn. Giữ tư thế trong 15 giây, thở ra, hạ chân xuống.
  • Bài tập với khăn tắm: Cuộn và đặt khăn tắm dưới cổ, nằm thư giãn trong vòng 30 giây.
  • Động tác ngọn núi: Giữ tư thế đứng thẳng lưng, đặt tay bên hông, hướng lòng bàn tay ra ngoài. Thả lỏng cơ thể, giơ 2 tay lên cao, hướng mặt lên nhìn theo tay. Hít thở nhẹ nhàng.

Gai xương tuy không phải là bệnh nan y nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị kịp thời. Do đó hãy chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh cũng như xây dựng cho mình một lối sống khoa học để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Bệnh gout: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Bệnh gout thường khiến người bệnh đau đớn ở các vùng khớp tay, chân, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày. Việc phát hiện bệnh sớm và có phương…
Mổ gai gót chân khi nào? Ở đâu? Bao nhiêu tiền?

Mổ gai gót chân là phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ gai được thực hiện khi người bệnh bị…

Chữa bệnh viêm đau dạ dày Đau Dạ Dày: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Chữa Bệnh Hiệu Quả

Bệnh đau dạ dày xảy ra do dạ dày bị tổn thương, chủ yếu bởi viêm loét gây nên. Không…

Bệnh gai cột sống lưng: Triệu chứng và cách chữa trị phù hợp

Gai cột sống lưng không chỉ mang lại những cơn đau nhức dữ dội, mà còn tạo ra rào cản…

Bệnh vảy nến: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Bệnh vảy nến là căn bệnh ngoài da mãn tính với 2 – 3% dân số thế giới mắc phải…

Bệnh gai xương là gì? Triệu chứng nhận biết và cách chữa trị tối ưu nhất hiện nay

Gai xương là một bệnh lý xương khớp rất khó nhận biết, vì không có triệu chứng rõ rệt. Bệnh không…

Chia sẻ
Bỏ qua