Cứng khớp gối – Nguyên nhân và cách giảm cứng khớp nhanh
Cứng khớp gối là một trong những hiện tượng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng thường là viêm khớp, thoái hóa khớp, tổn thương sụn khớp… Nếu không kịp thời điều trị, tình trạng này sẽ kéo dài gây suy giảm chức năng khớp gối, gây khó khăn trong việc di chuyển.
Nguyên nhân cứng khớp gối
Theo các chuyên gia xương khớp, khớp gối là một trong những điểm dễ bị co cứng nhất. Thống kê cho thấy, 64% trường hợp co cứng khớp nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tàn phế.
Khớp gối bao gồm phần trên của xương bánh chày và phần xương đùi dưới, được bảo vệ bởi lớp sụn và dây chằng, khi bị cứng khớp, vị trí này khó cử động. Một số nguyên nhân tiêu biểu là:
- Tác động bên ngoài: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, những chấn thương do thể thao, té ngã, tai nạn giao thông… sẽ làm sụn khớp bị tổn thương, gãy xương, ảnh hưởng đến các hoạt động của khớp.
- Bệnh lý: Cứng khớp thường do các bệnh như thoái hóa khớp, gout, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, hoặc viêm khớp nhiễm khuẩn gây ra.
- Nguyên nhân khác: Tác dụng phụ của các loại thuốc, phẫu thuật, bất động của chân và khớp trong thời gian dài… cũng có thể dẫn đến cứng khớp.
Triệu chứng cứng khớp gối thường gặp
Cứng khớp có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống. Vì vậy cần phát hiện kịp thời thông qua các triệu chứng sau:
- Đau nhức, cứng khớp, khó cử động ở một hoặc cả hai bên gối.
- Thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc đầu buổi chiều.
- Cơn đau kéo dài từ 15 – 30 phút hoặc lâu hơn.
- Ban đầu có thể nhẹ nhàng, sau đó lan rộng ra các vùng khác.
- Khớp gối đỏ hoặc sưng, có thể xuất hiện bầm tím hoặc chảy máu.
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, co thắt cơ…
- Sưng đau ở các khớp khác ngoài khớp gối.
Tham khảo thêm: Tìm hiểu cách chữa thoái hóa khớp gối bằng diện chẩn
Cứng khớp gối là bệnh gì?
Cứng khớp ở gối có nhiều nguyên nhân, nhưng thống kê của các bác sĩ cho thấy đa số xuất hiện do các bệnh lý. Các bệnh lý phổ biến gây cứng khớp bao gồm:
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh thường gặp, gây tổn thương ở sụn khớp, màng hoạt dịch và đầu xương sụn. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến dính khớp, suy giảm chức năng, biến dạng khớp…
Triệu chứng:
- Đau và sưng đỏ ở các khớp xương, đặc biệt khi tiếp xúc.
- Sưng viêm ban đầu thường xuất hiện ở các khớp nhỏ như tay chân, sau đó lan rộng ra các khớp lớn như gối, vai, hông…
- Đau và cứng khớp vào buổi sáng, có thể kéo dài 30 phút hoặc lâu hơn.
- Mệt mỏi, sốt nhẹ, sụt cân, lười vận động…
- Có thể xuất hiện các triệu chứng khác như giảm thị lực, mắt đỏ, u dưới da ở vùng khớp viêm, khó thở, khô nướu, thiếu máu…
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh có nguy cơ gây tàn phế cao ở người cao tuổi, 1 trên 4 người mắc có thể trở nên tàn tật, không thể đi lại. Bệnh này là kết quả của tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn do mất cân bằng sinh học, cơ học…
Triệu chứng:
- Cứng khớp gối trong 10 – 30 phút vào buổi sáng.
- Khó vận động khớp gối, đặc biệt khi nhấc chân, xoay chân, đứng lên ngồi xuống.
- Đau khi vận động, duỗi chân nghe tiếng kêu ở đầu gối.
- Sưng khớp gối do tràn dịch khớp.
- Đau khi đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, không thể co chân để bước lên bậc thang.
Bệnh gout
Bệnh gout là tình trạng các khớp xương đột ngột sưng đau do tích tụ acid uric trong máu, xảy ra ở các khớp như đầu gối, bàn chân, mắt cá chân…
Triệu chứng:
Cứng khớp gối phải làm sao?
Nếu cứng khớp chỉ kéo dài 1 – 2 ngày do ít vận động, không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu kéo dài sau chấn thương, phẫu thuật hoặc liên quan đến bệnh lý, cần:
Thăm khám bác sĩ
Đến 64% người bị cứng khớp có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng nhất là tàn phế. Do đó, khi có triệu chứng bệnh, cần đến những địa chỉ uy tín để thăm khám và điều trị.
Biện pháp hỗ trợ giảm đau tại nhà hoặc phương pháp dân gian chỉ mang tính tạm thời. Bỏ qua các triệu chứng bất thường chỉ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
Để cải thiện chứng đau cứng khớp, ngoài việc thăm khám, người bệnh cần:
- Uống đủ 2 – 2,5 lít nước lọc mỗi ngày.
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc để giúp cơ thể hồi phục sau tổn thương.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt khi khí trời chuyển lạnh, đảm bảo phòng ngủ đủ ấm, hạn chế gió lùa.
- Tắm bằng nước ấm với vòi sen để thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn đầu óc và giảm co thắt cơ bắp.
- Hạn chế carbohydrate tinh chế và các thực phẩm chứa chất bảo quản, chất tạo màu, chất ngọt nhân tạo…
Điều trị cứng khớp gối
Khi xuất hiện cứng khớp ở gối, không tự ý mua hoặc sử dụng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, không dùng theo đơn thuốc của người có triệu chứng giống mình. Các phương pháp điều trị gồm:
Sử dụng thuốc
Sau khi xác định nguyên nhân, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau chống viêm không steroid hoặc có với các trường hợp bệnh nhẹ.
- Thuốc giãn cơ cho người có các cơ vùng khớp gối căng chặt.
- Thuốc chứa Acid Hyaluronic cho trường hợp suy giảm chức năng sụn khớp, giúp bôi trơn và tăng cường dịch khớp.
Ngoài các loại thuốc tây y, người bệnh cũng có thể áp dụng y học cổ truyền. Tuy nhiên, các bài thuốc Đông y thường cần thời gian để có hiệu quả, do đó cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
Tham khảo thêm: Bệnh thoái hóa khớp gối có chữa được không?
Vật lý trị liệu
Để thúc đẩy quá trình điều trị, bác sĩ thường kết hợp sử dụng thuốc với vật lý trị liệu. Phương pháp này giúp tăng sự linh hoạt cho sụn và cải thiện khả năng đàn hồi của dây chằng. Bao gồm:
- Xoa bóp.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh.
- Các bài tập cải thiện như leo cầu thang, đạp xe, đứng lên ngồi xuống…
Phẫu thuật
Phẫu thuật chỉ được áp dụng khi việc kết hợp thuốc với vật lý trị liệu không hiệu quả. Mục đích là giải phóng dây chằng, loại bỏ mảnh sụn vỡ, giảm áp lực cho khớp gối.
Sau phẫu thuật, người bệnh cần chăm sóc đặc biệt kết hợp với vận động cơ thể để phục hồi chức năng của khớp gối.
Bài tập cứng khớp gối
Các bài tập chuyên môn giúp khớp gối dẻo dai, cơ bắp thả lỏng và tăng khả năng tuần hoàn máu. Khi bị cứng khớp, người bệnh có thể tham khảo các bài tập sau:
Bài tập giãn cơ chân
- Tay vịn vào tường, bàn hoặc ghế để giữ thăng bằng.
- Bước chân phải lên phía trước, chân trái đặt phía sau.
- Gấp khớp gối trái trong 30s rồi đổi bên.
- Thực hiện liên tục 5 lần mỗi bên sẽ giúp cải thiện tình trạng căng cơ.
Bài tập cải thiện chức năng khớp gối
- Đứng thẳng, từ từ dựa lưng vào tường, chân rộng bằng vai
- Từ từ hạ cong đầu gối xuống thấp sao cho chân và đùi vuông góc với tường
- Dựa lưng và chậu vào tường, giữ nguyên trong 5 – 10 giây
- Lặp lại nhiều lần, thực hiện mỗi ngày để thấy hiệu quả.
Có thể thấy, cứng khớp gối không phải là hiện tượng xa lạ mà có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi và đối tượng nào. Khi tình trạng này kéo dài nhiều ngày không khỏi, người bệnh không nên chủ quan, mà cần nhanh chóng thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
- Bị đau khớp gối nên ăn gì giảm nhanh triệu chứng
- Thay khớp gối khi nào cần thực hiện? Chi phí và các rủi ro
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!