Đau đầu gối – Nguyên nhân và cách chữa trị, giảm đau nhanh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Đau đầu gối là triệu chứng rất phổ biến có thể được kích hoạt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong nhiều trường hợp cơn đau chỉ đến tạm thời rồi tự biến mất, nhưng đôi khi lại dai dẳng kéo dài và đi kèm với những biểu hiện khác. Nắm được nguyên nhân gây đau chính là cách tốt nhất để đưa ra phương án khắc phục phù hợp.

đau đầu gối
Triệu chứng đau khớp gối có thể biểu hiện ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy vào nguyên nhân kích hoạt

Đau đầu gối – triệu chứng thường gặp

Có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau, bỗng một ngày bạn cảm thấy vùng đầu gối bị đau nhức khó chịu. Đây là một triệu chứng rất thường gặp và có những dấu hiệu khác nhau ở mỗi người như:

  • Đau nhức bất thường ở đầu gối.
  • Sưng và đau gối khi chạm vào.
  • Cảm giác cứng khớp.
  • Đầu gối sưng đỏ.
  • Tiếng kêu khi cử động.
  • Mất cảm giác ở đầu gối.
  • Khó khăn trong việc co duỗi đầu gối.
  • Có thể xuất hiện sốt nếu tình trạng nặng.

Nguyên nhân gây đau nhức đầu gối

Đau ở đầu gối có thể xuất hiện ở nhiều mức độ và thời gian khác nhau, từ cơn đau ngắn hạn đến tình trạng dai dẳng kéo dài. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

đau khớp
Đau khớp gối, đầu gối thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

1. Vận động quá mức

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến kích hoạt đau khớp gối. Tuy nhiên, tình trạng đau nhức do vận động quá mức thường chỉ là tạm thời và có thể giảm ngay khi nghỉ ngơi.

Sở dĩ đầu gối dễ bị đau khi vận động quá sức là do vị trí xương khớp này thường phải chịu nhiều áp lực từ cơ thể. Vận động mạnh với cường độ kéo dài sẽ càng làm cho áp lực gia tăng và gây đau.

2. Chấn thương

Chấn thương ở khớp gối có thể kích hoạt đau nhức bất cứ lúc nào, đặc biệt khi tham gia các hoạt động lao động, thể thao hoặc giao thông. Một số loại chấn thương có thể gặp là:

  • Bong gân: Gây bầm tím và đau nhức do giãn dây chằng mà không làm đứt.
  • Tổn thương dây chằng: Hạn chế vận động và gây đau đớn xung quanh khớp.
  • Gãy xương: Có thể gây đau mạnh và mất khả năng vận động.
  • Trật khớp: Đầu xương bị lệch ra khỏi vị trí gây đau và sưng tấy.
chấn thương đầu gối
Những chấn thương xảy ra ở vùng đầu gối có thể mang đến những cơn đau gối bất kỳ lúc nào

Những chấn thương này sau khi chữa lành vẫn có thể để lại di chứng, dẫn đến việc kích hoạt đau đầu gối khi vận động quá mức hoặc chịu tác động lực từ bên ngoài.

3. Các bệnh xương khớp

Nhiều trường hợp đau ở vùng đầu gối có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý xương khớp như:

  • Viêm khớp gối: Gây đau nhức thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm, có thể kèm sốt nếu viêm khớp là do nhiễm khuẩn.
  • Bệnh gout: Hình thành khi axit uric trong cơ thể tăng cao, ảnh hưởng đến khớp gối.
  • Viêm khớp dạng thấp: Gây sưng đau ở nhiều khớp, bao gồm cả khớp gối.
  • Thoái hóa khớp gối: Xuất hiện khi tuổi tác tăng, gây tổn thương sụn và xương dưới sụn, làm đau nhức và hạn chế vận động.

4. Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân đã đề cập, đau nhức đầu gối còn có thể liên quan đến:

  • Lão hóa: Suy yếu xương khớp và mô sụn khiến đầu gối dễ tổn thương hơn.
  • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể tăng đáng kể, gây áp lực lớn lên đầu gối.
  • Chế độ ăn uống: Thiếu canxi, vitamin D và omega-3 có thể gây ra vấn đề đau nhức đầu gối.
  • Lối sống không lành mạnh:  thói quen uống rượu, hút thuốc, thức khuya… cũng gây hại.
sưng khớp
Chứng đau ở vị trí khớp gối có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang sống chung với các bệnh xương khớp

Tham khảo thêm: Bệnh thoái hóa khớp gối có chữa được không?

Cách điều trị, giảm đau đầu gối

Đau ở đầu gối là tình trạng thường gặp nhưng không khó để khắc phục nếu bạn biết cách. Một số biện pháp dưới đây có thể giúp khắc phục tạm thời tình trạng này.

1. Chườm nóng, chườm lạnh

Tác dụng nhiệt là phương pháp đơn giản nhất, ai cũng có thể thực hiện được:

  • Chườm lạnh: Phù hợp khi đầu gối sưng hoặc phù nề, bởi hơi lạnh giúp giảm sưng và đau do viêm. Thực hiện bằng cách đặt túi đá lên đầu gối và giữ trong khoảng dưới 20 phút để tránh bỏng lạnh.
  • Chườm nóng: Dùng khi đau nhức đầu gối không sưng, nhiệt độ từ túi chườm kích thích tuần hoàn máu và giảm đau hiệu quả. Sử dụng túi chườm với nhiệt độ khoảng 60 – 70 độ và áp lên đầu gối trong khoảng 20 phút, tránh nước quá nóng gây tổn thương da.

2. Massage

Massage là phương pháp hữu ích để giảm đau nhức đầu gối và thư giãn:

  • Massage trực tiếp: Sử dụng ngón tay và bàn tay để xoa bóp, ấn và day các vùng đau trên đầu gối. Điều này có thể giúp giảm đau và cải thiện cảm giác thư giãn.
  • Sử dụng dầu nóng: Trước khi massage, bạn có thể áp dụng dầu nóng lên vùng da xung quanh đầu gối. Điều này giúp kích thích tuần hoàn máu và tăng cường hiệu quả giảm đau.
massage đầu gối
Massage đầu gối là cách hiệu quả để giảm tình trạng đau nhức

3. Dành thời gian nghỉ ngơi

Trong nhiều trường hợp, nghỉ ngơi đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau đầu gối. Khi bạn dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, áp lực đè nén lên khớp gối sẽ dần giảm, cơn đau cũng sẽ dịu đi.

Điều này cũng giúp cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, tránh lao động quá mức, ngăn ngừa tình trạng đau nhức đầu gối tái phát và hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý về xương khớp.

4. Kiểm soát cân nặng

Để giảm tình trạng đau nhức đầu gối, quản lý cân nặng là điều cực kỳ quan trọng. Kiểm soát tốt cân nặng sẽ giảm áp lực đè nén lên khớp gối và hệ thống xương khớp.

Nếu đang gặp vấn đề về cân nặng, bạn nên tìm phương án giảm cân phù hợp, có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có lựa chọn tốt nhất cho bản thân.

5. Dùng thuốc Tây

Trong một số trường hợp, khi đau nhức đầu gối trở nên nặng, việc sử dụng thuốc có thể là biện pháp cần thiết. Các loại thuốc thông thường được sử dụng bao gồm paracetamol, ibuprofen, aproxen, và diclofenac – nhóm thuốc giảm đau và chống viêm không steroid.

 đau đầu gối
Trong nhiều trường hợp, cơn đau khớp gối chỉ được khắc phục khi sử dụng thuốc

Tuy nhiên, cần nhớ rằng các loại thuốc này chỉ nên sử dụng trong ngắn hạn, vì sử dụng kéo dài có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như đau đầu, buồn nôn, suy giảm chức năng gan, thận, viêm loét dạ dày…

Để đảm bảo an toàn, bạn nên sử dụng thuốc theo liều lượng và tần suất được bác sĩ khuyến cáo. Nếu có dấu hiệu bất thường, liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.

Tham khảo thêm: Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ hay không?

Đau đầu gối – Khi nào nên khám bác sĩ?

Với trường hợp bị đau nhức vùng đầu gối, bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ khi:

  • Cơn đau dữ dội và kéo dài
  • Nghỉ ngơi nhưng không thấy giảm triệu chứng
  • Đau nhức kèm theo sưng tấy hoặc cứng khớp
  • Khả năng vận động khớp giảm đáng kể
  • Đau không chỉ ở đầu gối mà còn lan sang các vị trí khác.

Đau đầu gối mặc dù không phải là triệu chứng quá nguy hiểm nhưng cũng không nên chủ quan. Cần chú ý theo dõi, thăm khám để điều trị kịp thời và đúng cách, ngăn chặn những biến chứng nghiêm trọng bởi các bệnh lý xương khớp nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có nên chơi thể thao?

Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có thể tham gia vào các hoạt động thể thao nhẹ nhàng như bơi…

Khớp gối (đầu gối) là gì? Giải phẫu cấu tạo & bệnh lý

Khớp gối (hay đầu gối) là một phần cấu tạo của chi dưới. Đây là khớp lớn nhất trong cơ…

Cách chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc Nam

Chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc Nam là một phương pháp truyền thống đã được nhiều bệnh nhân tin…

chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối

Để chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối đạt hiệu quả cao, không chỉ cần sự chuyên môn từ…

Trịnh Thị Xánh (61 tuổi, thôn Thượng Quất, xã Hợp Tiến, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) Thoái Hóa Khớp Gối, Đầu Gối Lủng Lẳng Như Khúc Củi Khô, Người Nông Dân Chia Sẻ Cách Khỏi Bệnh

Bài viết dưới đây là những chia sẻ vô cùng xúc động của bác Trịnh Thị Xánh, từng bị thoái…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua