Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Có Nguy Hiểm Không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh diễn biến chậm, gây tổn thương cho sụn khớp và đệm ở đốt sống cổ. Khi bệnh chuyển biến nặng có thể gây ra các biến chứng ù tai, chóng mặt, rối loạn tuần hoàn máu,…Vậy bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc trên.

Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Bất kỳ căn bệnh nào nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời đều có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng không ngoại lệ, nó không chỉ khiến người bệnh chịu đựng những cơn đau nhức mà còn phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Thoái hóa đốt sống cổ sẽ nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Chèn ép rễ thần kinh

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, vùng cột sống, đĩa đệm vùng cổ của người bệnh sẽ bị tổn thương, các rễ thần kinh cột sống bị chèn ép và thường được gọi là bệnh rễ tủy cổ.

Lúc này, người bệnh sẽ có các triệu chứng ngứa, tê vùng cánh tay, làm giảm chức năng của vùng tay, trở nên khó khăn trong việc điều khiển cơ thể. Ở những trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ gây suy yếu cơ bắp, mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột, tiểu tiện mất kiểm soát.

Theo các chuyên gia, nếu đốt sống cổ C6 bị thoái hóa sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh, làm xuất hiện các cơn đau nhức lan dọc theo vùng xương bả vai và tay. Nếu thoái hóa đốt sống cổ C7 sẽ gây ra các cơn đau nhức dọc theo xương bả vai nách tới ngón giữa.

Chèn ép rễ thần kinh
Thoái hóa đốt sống cổ gây ảnh hưởng đến tủy sống và đĩa đệm

Gợi ý: Chữa thoái hóa đốt sống cổ ở đâu tốt: Các địa chỉ tại TPHCM và Hà Nội

Chứng hẹp ống sống

Thoái hóa đốt sống cổ có thể làm thay đổi cấu trúc của xương, hình thành ra các gai xương, gây cản trở lên khoảng trống xung quanh tủy sống, không gian tủy sống bị thu hẹp, được gọi là chứng hẹp tủy sống rất nguy hiểm. 

Theo thống kê, khi bị chứng hẹp ống sống thì tỷ lệ những người bị mắc các bệnh lý tủy cao hơn trường hợp bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Chứng hẹp ống sống sẽ gây ra các triệu chứng như tê và yếu liệt.

Cảm giác tê bắt đầu ở vùng thân mình, đặc biệt là vùng bụng trước sau đó là 2 chân và 2 tay. Nếu bệnh chuyển biến nặng, việc đi lại sẽ trở nên khó khăn, 2 tay cũng không còn làm việc bình thường, tiểu khó, táo bón và hay cảm thấy khó thở.

Bại liệt vĩnh viễn

Các biến chứng thoát vị đĩa đệm gây chèn ép lên rễ thần kinh nếu không được điều trị nhanh chóng, để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Ở những trường hợp nguy hiểm có thể gây ra bại liệt vĩnh viễn.

Một số trường hợp phải tiến hành phẫu thuật để phục hồi một số chức năng của cột sống, tuy nhiên phương pháp này có nhiều biến chứng và rủi ro không thể lường trước được.

Tham khảo thêm: Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Thông tin hữu ích

Các biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ

Biến chứng rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là biến chứng điển hình khi người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ. Trong quá trình thoái hóa, xương cột sống bị tổn thương hình thành nên các gai xương gây chèn ép lên động mạch và lỗ tiếp hợp.

Lúc này, lượng máu cũng cấp cho não không đủ gây chóng mặt, đau đầu, nếu tình trạng này không được cải thiện sẽ dẫn đến rối loạn tiền đình. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ăn kém, ngủ kém, lo lắng, trầm cảm, ở người lớn tuổi rất dễ xảy ra tai nạn.

Các biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ
Rối loạn tiền đình là biến chứng thường gặp của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Biến chứng thoát vị đĩa đệm cuộc sống cố

Biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh thoái hóa đốt sống cổ là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Khi các gai cột sống chèn ép lên tủy sống có thể dẫn đến bại liệt 1 hoặc 2 cánh tay, rối loạn tứ chi, rối loạn thực vật, chèn ép rễ thần kinh, rối loạn thần kinh thực vật…khiến việc cho việc điều trị trở nên khó khăn.

Khi có dấu hiệu bị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành khám lâm sàng, cận lâm sàng để sớm phát hiện bệnh và xử lý kịp thời.

Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không? Lưu ý khi điều trị

Chữa trị thoái hóa đốt sống cổ không dùng thuốc.

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh thường gặp, khiến cho người bệnh cảm thấy cổ bị cứng, đau khi xoay, các cơn đau có thể lan xuống vai, các khớp cổ mà không rõ nguyên nhân gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Bác sĩ Wade Brackenbury cho biết, người bệnh nên tiến hành điều trị thoái hóa đốt sống cổ càng sớm thì khả năng phục hồi bệnh càng cao. Phương pháp điều trị bảo tồn, không sử dụng thuốc là giải pháp điều trị bệnh được các chuyên gia y tế đánh giá cao.

  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng, sử dụng các sản phẩm tái tạo xương, giúp làm chậm quá trình lão hóa, giảm nhẹ các cơn đau nhức do bệnh gây ra.
  • Người bệnh cũng nên hạn chế làm việc quá lâu trước máy tính hay là xem tivi liên tục trong thời gian dài. Nhiều người có thói quen vặn bẻ cổ đột ngột sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa.
  • Không nên nằm sấp khi ngủ, người bệnh cũng có thể phòng và chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng cách xoa bóp, massage để giảm cơn đau mỏi cổ.
  • Thực hiện các biện pháp chườm nóng, xoa bóp nhẹ nhàng, làm mềm da giúp làm giảm các cơn đau nhức hiệu quả. Người bệnh nên tránh các động tác nắn hay vặn mạnh có thể gây tác động xấu đến tình trạng bệnh.
Chữa trị thoái hóa đốt sống cổ không dùng thuốc.
Vật lý trị liệu là phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ được chuyên gia đánh giá cao

Thoái hóa đốt sống cổ nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đời sống và sinh hoạt của người bệnh. Để phòng tránh, bạn nên chú ý phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, có các biện pháp xử lý đúng cách và kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Thoái Hoá Đốt Sống Cổ Gây Thiếu Máu Não Nguy Hiểm Như Thế Nào?

Thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não là một trong những biến chứng rất nguy hiểm. Khi não…

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?

Theo thống kê, cứ 10 người Việt Nam trên 40 tuổi sẽ có 6 người bị thoái hóa đốt sống…

thoái hóa đốt sống cổ có nên tập gym Bị Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Có Nên Tập GYM? Chuyên gia nói gì?

Tập Gym đem lại rất nhiều lợi ích, giúp xương khớp được chắc khỏe và linh hoạt hơn. Đây đồng…

Các Món Ăn Bài Thuốc Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Cổ giúp cải thiện bệnh

Những món ăn bài thuốc kết hợp với các loại dược liệu quý trong Đông y, có tác dụng rất…

Đỗ Minh Đường đồng hành cùng NS.Xuân Hinh đánh bay bệnh thoái hóa xương khớp

Nghệ sĩ Xuân Hinh là một trong những diễn viên hài gạo cội và nổi tiếng bởi lối diễn dí…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua