Các bệnh về da gây ngứa thường gặp và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Da sần sùi, bong tróc, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy,… là các triệu chứng bệnh da liễu thường gặp và dễ dẫn đến biến chứng bội nhiễm nguy hiểm. Cùng tìm hiểu các bệnh về da gây ngứa phổ biến, cách nhận biết và chữa trị hiệu quả, an toàn nhất bằng phương pháp hoàn toàn tự nhiên trong nội dung bài viết sau.

Thực trạng, nguyên nhân các bệnh về da gây ngứa thường gặp 

Theo thống kê của bệnh viện Da liễu Trung ương, có đến 20% trẻ em mắc bệnh da liễu trong dịp hè. Trung bình khoa điều trị khoảng 3.000 ca bệnh chốc, 1.000 lượt bệnh nhân viêm kẽ, 8.000 ca bệnh nhân mắc sẩn ngứa,… Trong đó, phổ biến nhất là các bệnh về da gây ngứa như viêm da cơ địa, eczema, viêm da tiếp xúc, viêm da mủ, vảy nến, nấm da, nổi mề đay,

các bệnh về da gây ngứa
Một số căn bệnh về da gây ngứa phổ biến nhất hiện nay

Các bác sĩ cho biết, mùa hè nóng ẩm, mồ hôi đổ ra nhiều là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bệnh nhân mắc các bệnh về da. Ngoài ra, người bệnh mắc phải căn bệnh da liễu là do một số yếu tố khác như tiếp xúc với hóa chất, lạm dụng mỹ phẩm, tác dụng phụ của thuốc, sử dụng thực phẩm chứa chất kích thích,…

Nhiều người nghĩ ngứa da chỉ là một triệu chứng thông thường. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát và giảm nhanh cơn ngứa, bệnh nhân sẽ gặp nhiều rắc rối và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, việc người bệnh gãi ngứa gây lở loét, chảy máu có thể khiến bệnh nhân đối diện với tình trạng viêm da, nhiễm trùng da, bội nhiễm.

Triệu chứng nhận biết các loại bệnh gây ngứa ngoài da

Ngứa da thường xuyên sẽ làm tổn thương nghiêm trọng bề mặt da. Với các bệnh về da gây ngứa, bệnh nhân cần phải nhận biết triệu chứng sớm để có phương pháp chữa trị bệnh kịp thời. Dưới đây là cách dễ dàng nhận biết các bệnh về da gây ngứa phổ biến hiện nay:

1. Viêm da cơ địa bệnh về da gây ngứa dễ gặp

Bệnh lý này thường gặp ở trẻ em nhưng ít gặp ở người lớn. Những người mắc bệnh viêm da cơ địa xuất phát từ nguyên nhân di truyền hoặc các yếu tố môi trường tác động. Đây là căn bệnh rất dễ khiến làn da bị tổn thương và viêm nhiễm, thậm chí gây chảy máu nếu gãi ngứa quá nhiều. 

Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng phát ban đỏ hình tròn. Bệnh nhân thường xuyên bị chảy nước do các nốt mụn bị vỡ ra. Nếu dùng mắt quan sát, bạn sẽ thấy làn da bị sưng tấy, phù nề, màu sắc da bị thay đổi, đỏ ửng lên. Làn da bị sần sùi, bong tróc vảy. Đặc biệt, người bệnh thường xuyên bị ngứa ngáy nhiều về đêm.

2. Eczema (chàm) ngứa, sưng tấy, nứt nẻ da

Trong dân gian, bệnh Eczema còn gọi là bệnh chàm. Đây là căn bệnh da liễu phổ biến, chiếm khoảng 25% số bệnh nhân mắc bệnh ngoài da ở Việt Nam.  Đây là bệnh lý không phân biệt giới tính cũng như lứa tuổi. Người bệnh bị Eczema là do tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất gây hại, căng thẳng, lo lắng, sức đề kháng cơ thể yếu, thức ăn chứa chất kích thích,…

Eczema là một trong số các bệnh về da gây ngứa
Bệnh Eczema khiến bệnh nhân bị ngứa ngáy, ửng đỏ da liên tục

Người bệnh thường có dấu hiệu bị ngứa da, các nốt mụn trên da xuất hiện rất nhiều. Các lớp mụn này tập trung thành từng mảng, gây phát ban. Làn da nhanh chóng bị sưng tấy, phù nề. Thời gian sau, da sẽ nhanh chóng tạo vảy ở bề mặt, nứt nẻ và bong tróc. Nếu bệnh nhân gãi nhiều sẽ gây chảy máu, thay đổi màu da, khiến làm da bị sẫm màu.

3. Viêm da tiếp xúc gây ngứa, nổi ban

Thông thường, bệnh lý này bao gồm viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng. Hầu hết bệnh nhân mắc phải căn bệnh này là do tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng hoặc những hóa chất gây dị ứng da như mỹ phẩm, nước tẩy rửa, bột giặt, xà phòng,…

Khi mắc bệnh viêm da tiếp xúc, làn da nhanh chóng bị kích ứng, nổi ban đỏ, ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt, bệnh nhân sẽ bị phát ban ở một số khu vực như bụng, tay, chân, cổ, trán, đầu,… Diện tích vùng da bị ngứa giới hạn, chỉ khi bệnh nặng hơn mới lan rộng ra các vùng da xung quanh.

4. Nổi mề đay mẩn ngứa bứt rứt, khó chịu

Dị ứng thời tiết, tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, hóa chất gây dị ứng, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, kháng viêm,… là hàng loạt nguyên nhân khiến bệnh nhân bị nổi mề đay mẩn ngứa. Đặc biệt, môi trường ẩm mốc, quần áo ẩm ướt, phơi không khô sẽ rất dễ khiến bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Mề đay mẩn ngứa cũng là bệnh về da gây ngứa thường gặp nhất.

Người bệnh sẽ thường xuyên bị ngứa ngáy, khó chịu ở bề mặt da. Đặc biệt, da bị sưng phù, nổi nhiều hạt đỏ. Nếu bệnh nhân càng gãi ngứa thì tình trạng nổi mề đay sẽ càng lan rộng. Thậm chí, làn da sẽ nhanh chóng bị chảy máu và gây ra tình trạng bội nhiễm.

Xem thêm: Ngứa dưới da, trong da là do bệnh gì? Điều trị bằng cách nào?

5. Bệnh vảy nến dai dẳng khó chữa dứt điểm

Theo thống kê, có khoảng 10% bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do di truyền, nhiễm khuẩn, stress,… Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của người bệnh.

vảy nến là một trong số các bệnh về da gây ngứa
Người bệnh bị ngứa da do vảy nến gây ra

Thông thường, bệnh vảy nến sẽ phát triển theo từng đợt và gặp nhiều ở nam hơn nữ. Người bệnh sẽ gặp phải tình trạng xuất hiện các mảng đỏ ở da. Vị trí các mảng đỏ có giới hạn rõ ràng. Làn da trở nên gồ ghề, sần sùi, xuất hiện những vảy trắng đục, dễ bong tróc. Nếu bạn dùng tay cạo sẽ xuất hiện các hình dạng giống như nến vụn và rất dễ gây tổn thương.

Tham khảo thêm: Top 10 bệnh da liễu thường gặp ở nam giới – Số 3, 4 phổ biến nhất

6. Viêm da mủ dễ biến chứng bội nhiễm

Đây là bệnh lý rất thường hay gặp vào mùa hè. Thời tiết nóng nực, đổ nhiều mồ hôi là nguyên nhân khiến cho các tuyến bã nhờn trên da hoạt động kém. Chúng bị bít kín, dễ gây tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn và khiến da bị viêm, sưng mủ.

Bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này sẽ bị nổi nhiều mụn nhọt, hăm kẽ, chốc lở,… Các nốt mụn nổi quá nhiều và sưng mủ, khiến người bệnh rất dễ bị ngứa ngáy, khó chịu ở bề mặt da.

7. Bệnh nấm da gây ngứa dữ dội

Bệnh nấm da khiến cho làn da bị ngứa ngáy, khó chịu. Căn bệnh này có thể lây lan, tái phát nhanh chóng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm mất thẩm mỹ của làn da. Vi khuẩn nấm dermatophytes là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân mắc phải căn bệnh này.

Các búi nấm sẽ nhanh chóng kích thích làn da tiết ra độc tố, khiến làn da bị sưng đỏ, tổn thương. Các bệnh nấm da thường hay gặp là nấm da mặt, nấm da tay, nấm móng, nấm toàn thân, nấm kẽ,…

Cách chữa các bệnh về da gây ngứa thường gặp hiệu quả

Da xuất hiện tình trạng nổi mẩn, đỏ da, ngứa ngáy khó chịu tái phát nhiều lần thường là dấu hiệu của các bệnh viêm da mãn tính. Đa số các bệnh viêm da mãn tính đều có liên quan đến cơ địa dị ứng nên khó điều trị dứt điểm. Để khắc phục các biểu hiện ngứa da do viêm  da, người bệnh có thể áp dụng 1 số cách chữa trị sau.

Chữa viêm da gây ngứa tại nhà theo dân gian

Khi có các biểu hiện ngứa ngoài da, đa số người bệnh đều lựa chọn cách giảm ngứa tại nhà như:

  • Giảm ngứa bằng muối: Pha muối sạch với nước ấm để vệ sinh, ngâm rửa vùng da bị viêm giảm ngứa tức thì.
  • Chữa các bệnh về da gây ngứa bằng lá trầu không: Dùng 1 nắm lá trầu không, rửa sạch, cho vào nồi cùng 1 lít nước rồi đun sôi. Gạn lấy nước để ngâm rửa vùng da bị ngứa, giúp sát khuẩn, giảm ngứa.
  • Dùng mật ong: Trộn 1 muỗng mật ong với 2 muỗng sữa chua không đường và thoa đều lên da để giảm ngứa, kháng khuẩn.
Chữa các bệnh về da gây ngứa bằng mật ong và sữa chua
Chữa ngứa da bằng mật ong và sữa chua

Tuy nhiên, cách chữa này chỉ phù hợp với tình trạng ngứa da nhẹ, cấp tính, các bệnh dị ứng ngoài da. Các trường hợp ngứa da dẫn đến viêm, xuất hiện mụn mủ, đau rát, nứt nẻ, người bệnh không nên tùy tiện áp dụng. Thực hiện sai cách và không phù hợp có thể khiến tình trạng viêm da nặng hơn, tăng nguy cơ bội nhiễm.

Tham khảo thêm: Cách Giảm Ngứa Khi Bị Viêm Da Cơ Địa Hiệu Quả Nhanh

Sử dụng thuốc chữa bệnh về da gây ngứa

Khi các triệu chứng ngứa, viêm da trở nên nghiêm trọng, người bệnh được chỉ định sử dụng một số loại thuốc Tây y nhằm kiểm soát triệu chứng như:

  • Thuốc điều trị tại chỗ: Gồm các loại kem bôi da có tác dụng giảm ngứa, sát khuẩn tại chỗ kem mỡ Crotamiton, Sihiron, thuốc kem bôi chứa Corticoid hoặc kháng sinh…
  • Thuốc uống chữa viêm da gây ngứa gồm: Nhóm thuốc chữa Histamin (Fexofenadin, Clorpheniramin maleat… ) thuốc chống viêm (Ibuprofen, Aspirin…), thuốc giảm ngứa…

Các loại thuốc này có tác dụng giảm ngứa, giảm sưng viêm nhanh. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ gây hại da, rạn da. Nhất là trong trường hợp ngứa da do chức năng gan thận suy yếu thường chống chỉ định sử dụng thuốc Tây.

thuốc Tây chữa ngứa ngoài da
Cẩn trọng khi dùng thuốc Tây chữa ngứa ngoài da

Các bệnh về da gây ngứa nên ăn gì và kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?

Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh gây ngứa ngoài da, người bệnh nên tuân thủ một số quy tắc trong chế độ ăn uống và chăm sóc da. Theo đó, tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, quý bệnh nhân sẽ được bác sĩ điều trị tư vấn chi tiết và hướng dẫn tận tình chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và chăm sóc da phù hợp. Một số lời khuyên dành cho người thường xuyên bị ngứa do mắc các bệnh về da gồm:

Bổ sung các loại rau, củ, quả chứa nhiều vitamin A, C, E như: Cam, chanh, cà rốt, ổi, dưa hấu, rau họ cải, súp lơ xanh… Các thực phẩm có tính kháng viêm như hành, tỏi, nghệ… Thực phẩm giàu omega – 3, uống nhiều nước, bổ sung nước ép rau quả.

Người bị mắc các bệnh về da gây ngứa nên kiêng ăn các loại thực phẩm cay nóng, rượu bia dễ kích hoạt phản ứng ngứa. Kiêng ăn hải sản tôm, cua, ốc. Không ăn các loại thực phẩm muối chua, lên men…

Chăm sóc da tại nhà đúng cách, vệ sinh da hàng ngày, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng da. Không gãi ngứa để tránh vùng da viêm bị tổn thương, phạm vi ngứa lan rộng. Vận động cơ thể, sinh hoạt điều độ tăng cường miễn dịch chống lại các tác nhân gây hại cho da.

Trên đây là các bệnh ngoài da gây ngứa cũng như cách nhận biết từng căn bệnh cụ thể. Nếu nhận thấy làn da của mình có dấu hiệu ngứa ngáy, khô, bong tróc, người bệnh cần tiến hành thăm khám sớm. Hãy liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để nhận được những lời khuyên hữu ích, tư vấn điều trị các bệnh về da gây ngứa thường gặp hiệu quả từ thảo dược từ phía các bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Cách chữa bệnh zona theo dân gian – Đơn giản tại nhà

Cách chữa bệnh zona theo dân gian được áp dụng tại nhà như đắp bột quế, thoa tinh dầu, mật…

Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì, kem gì mau khỏi?

Nhiều bố mẹ thắc mắc bé bị chàm sữa bôi thuốc gì, kem gì an toàn, mau khỏi. Hiện nay…

Bị Mề Đay Có Phải Kiêng Nước Hay Tắm Không? [Giải Đáp]

Bị mề đay có phải kiêng nước hay tắm không? Việc kiêng nước, kiêng tắm khi bị mề đay là…

TOP 10 dầu gội giúp tóc mọc nhanh và dày tốt nhất

Dầu gội giúp tóc mọc nhanh và dày một vai trò quan trọng trong việc giữ cho tóc của bạn…

Mụn nước ở ngón chân ngứa là bệnh gì? Cách điều trị

Mụn nước ngứa ở ngón chân thường được gây ra bởi sự ma sát liên tục, bệnh tổ đỉa hoặc…

Bình luận (1)

  1. Hoàng minh tu
    Hoàng minh tu says: Trả lời

    Em bị viêm da vùng kín. Mong bác sĩ tư vấn giúp ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua