Top 10 bệnh da liễu thường gặp ở nam giới – Số 3, 4 phổ biến nhất
Hắc lào, lang ben, mụn rộp sinh dục, viêm nang lông… là những bệnh lý thường gặp ở nam giới. Bạn cần nhận biết được các dấu hiệu bệnh để có phương pháp điều trị đúng đắn.
Top 10 bệnh da liễu thường gặp ở nam giới
1. Ngứa bộ phận sinh dục nam
Đây là một trong những vấn đề da liễu rất nhiều nam giới phải đối mặt. Bệnh xuất phát từ thói quen chăm sóc vùng kín không đúng cách khiến da bị nhiễm nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng dẫn đến viêm nhiễm, ngứa ngáy khó chịu.
– Triệu chứng ngứa bộ phận sinh dục nam
- Cơn ngứa xuất hiện không thường xuyên hoặc liên tục ở các bộ phận sinh dục nam như bao quy đầu, dương vật, tinh hoàn, hạ bộ…
- Một số trường hợp chỉ bị ngứa nhẹ nhưng cũng có người bị ngứa dữ dội tới mức mất ngủ và không thể tập trung làm việc.
- Khu vực ngứa có thể tấy đỏ, sưng hoặc nổi mụn nước
– Phương pháp điều trị:
Bên cạnh việc giữ cho vùng kín luôn khô ráo, sạch sẽ nam giới có thể dùng thuốc điều trị nếu cơn ngứa quá nghiêm trọng. Bác sĩ thường kê toa các loại thuốc chống nấm, thuốc kháng sinh hay thuốc giảm ngứa…. tùy theo nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng đang gặp phải.
Một số nguyên liệu tự nhiên như lá trầu không, muối, húng quế, tỏi cũng được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị ngứa bộ phận sinh dục nam tại nhà, nâng cao hiệu quả của thuốc.
2. Mụn trứng cá
Mụn trứng cá ở nam giới thường bắt đầu ở lứa tuổi dậy thì và có thể kéo dài qua tuổi trưởng thành. Tổn thương thường xuất hiện trên mặt, nhưng đôi khi mụn còn tấn công đến cả ngực, lưng hay cánh tay.
Nguyên nhân gây mụn trứng cá là do sự thay đổi hormone nam kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Cùng với đó, các yếu tố khác như căng thẳng, ăn đồ cay nóng, vệ sinh da không đúng cách hay dùng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp cũng góp phần khiến mụn bùng phát.
– Dấu hiệu giúp nam giới nhận biết mụn trứng cá:
Mụn trứng cá được chia làm nhiều dạng. Mỗi loại mụn sẽ có những đặc điểm riêng:
- Mụn đầu trắng: Nhân mụn màu trắng, mảnh, nằm ẩn trong lỗ chân lông có mụn bị bít kín.
- Mụn đầu đen: Loại mụn này do chất nhờn, bụi bẩn cùng tế bào chết tích tụ trong lỗ chân lông tạo thành. Do nằm trong lỗ chân lông hở, đầu ngoài nhân mụn tiếp xúc với không khí nên bị ô xy hóa và chuyển sang màu đen.
- Mụn mủ: Mụn có kích thước to và chứa nhiều mủ bên trong
- Mụn bọc: Loại mụn này khiến da bị sưng tấy, cứng và đau nhức
- Mụn nang: Là một bọc mụn lớn được hình thành do các nang lông bị viêm. Mụn ăn sâu vào trong da, làm mủ và rất đau.
– Phương pháp điều trị mụn trứng cá ở nam giới:
Nếu tình trạng mụn nhẹ, bạn có thể bôi các loại thuốc chứa benzoyl peroxide, salicylic acid kết hợp làm sạch da với sữa rửa mặt có độ PH thấp. Nghiêm trọng hơn, các nốt mụn viêm, sưng có thể cần kê toa thuốc kháng sinh, bôi retinoids, azelaic acid và nhờ bác sĩ lấy mủ nếu cần thiết.
Thời gian điều trị mụn trứng cá có thể kéo dài trong khoảng 6 – 8 tuần. Nam giới cần kiên trì chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh vết thâm và sẹo xấu trên da.
3. Bệnh hắc lào
Hắc lào cũng nằm trong danh sách các bệnh lý da liễu thường gặp ở nam giới. Căn bệnh này còn được dân gian gọi là lác đồng tiền do các loại vi nấm nằm trong nhóm dermatophytes gây nên. Bệnh thường ảnh hưởng đến các vị trí da như vùng kín, thắt lưng, mặt hay kẽ chân…
– Dấu hiệu nhận biết bệnh hắc lào ở nam giới:
- Trên da xuất hiện các đốm đỏ hình tròn, kích thước tương tự như đồng xu
- Nổi mụn nước nhỏ li ti quanh rìa đốm đỏ, có thể xuất hiện đám vảy bong tróc nhẹ ở giữa
- Theo thời gian, đốm đỏ có khuynh hướng lan rộng ra vùng da lành xung quanh.
– Phương pháp điều trị:
Bệnh hắc lào có thể được điều trị triệt để bằng các loại thuốc bôi hoặc thuốc uống kháng nấm, chẳng hạn như Miconazol, Ketoconazol, Griseofulvin, Econazol, Acid acetylsalicylic… Nếu đáp ứng tốt với thuốc, da có thể trở lại bình thường sau khoảng 2 – 4 tuần.
Căn bệnh này có khả năng lây lan cho người khác và rất dễ bị tái nhiễm. Để phòng ngừa bệnh cần giữ vệ sinh da sạch sẽ, mặc quần áo rộng rãi và tuyệt đối không được dùng chung đồ cá nhân với người khác.
4. Bệnh lang ben
Lang ben là một dạng nấm ngoài da gây ra bởi vi nấm pityrosporum ovale. Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi từ 20 đến 35,chủ yếu là những người sống trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, da dầu, hay đổ mồ hôi và có hệ miễn dịch suy giảm. Mặc dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng bệnh lang ben lại gây ra những bất thường trên da khiến người bệnh mặc cảm, tự ti.
– Triệu chứng bệnh lang ben:
- Có nhiều đốm da sáng hoặc tối màu với kích thước khác nhau
- Da khô, đóng vảy và thường xuyên ngứa ngáy
- Khi nhiệt độ giảm các nốt lang ben có thể nhạt màu hơn. Tuy nhiên chúng có thể bùng phát trở lại vào mùa xuân và mùa hè.
- Vị trí ảnh hưởng: Vi nấm gây bệnh lang ben thường phát triển ở lưng, cánh tay hoặc ở ngực nam giới.
– Phương pháp điều trị:
Để điều trị lang ben, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc điều trị tại chỗ dạng kem, dầu gội đầu hay xà phòng chứa các thành phần có khả năng ức chế hoạt động của nấm men. Trong đó phổ biến nhất là Ciclopirox, Itraconazole, Terbinafine, Miconazle hay Selenium sulfide 2,5%.
Trường hợp lang ben ảnh hưởng đến nhiều vị trí da trên cơ thể thì sử dụng thuốc chống nấm theo đường uống là cần thiết.
Trong sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân chú ý tránh tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc ở trong môi trường có nhiệt độ cao. Ngoài ra nên tắm rửa hàng ngày, giữ da luôn khô ráo, và không dùng chung chăn màn, quần áo, khăn tắm với người khác để ngăn ngừa truyền nhiễm bệnh.
5. Bệnh viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là bệnh da liễu thường gặp ở nam giới xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, hóa chất, chất tẩy rửa, nấm mốc, phấn hoa… Lúc này hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động mạnh để chống lại chúng dẫn đến sản xuất nhiều histamin khiến da bị viêm, ngứa.
– Các triệu chứng khác có thể gặp khi nam giới bị viêm da dị ứng:
- Ngứa da, cơn ngứa nghiêm trọng hơn vào buổi tối
- Nổi nhiều nốt sẩn trên nền da đỏ
- Da ở khu vực tổn thương khô, tróc vảy và có thể sưng đỏ, nhiễm trùng do cào gãi
– Phương pháp điều trị:
Muốn điều trị viêm da dị ứng triệt để, cần kết hợp toàn diện giữa các phương pháp gồm:
- Chăm sóc da đúng cách
- Tránh xa các yếu tố gây dị ứng
- Bôi kem dưỡng ẩm cho da hàng ngày để giảm hiện tượng khô, ngứa và kích ứng da.
- Dùng thuốc điều trị viêm da theo đường bôi hoặc uống. Bao gồm thuốc mỡ kháng sinh, Corticoid, Prednisone, Tacrolimus hay Pimecrolimus…
6. Mụn cóc sinh dục
Mụn cóc sinh dục còn được gọi là herpes sinh dục – một dạng bệnh da liễu xảy ra ở dương vật do virus HPV xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở trên da. Bệnh lây qua quan hệ tình dục và có thể tiến triển thành ung thư dương vật. Vì vậy cần nhận biết sớm để điều trị kịp thời trước khi có những biến chứng nguy hiểm.
– Triệu chứng mụn cóc sinh dục ở nam giới:
- Xung quanh dương vật nổi nhiều cục sần xùi, màu da, sờ vào có cảm giác gai ráp
- Ngứa ngáy
- Chảy máu khi quan hệ quá mạnh
– Phương pháp điều trị mụn cóc sinh dục:
Mụn cóc sinh dục không cần điều trị nếu chưa gây ra các triệu chứng khó chịu. Khi cần thiết bác sĩ có thể chỉ định thuốc hoặc, thủ thuật hoặc phẫu thuật để xóa sổ ổ dịch.
- Thuốc chữa mụn cóc sinh dục: Tricloaxetic acid, Imiquimod (Aldara) hay Podophyllin…
- Phẫu thuật cắt bỏ
- Các thủ thuật: Áp lạnh bằng nitơ, đốt điện, đốt bằng laser
7. Nấm vùng kín (Chlamydia ) – Bệnh da liễu thường gặp ở nam giới
Chlamydia là một bệnh da liễu có khả năng lây qua đường tình dục có tỷ lệ nam giới mắc khá cao. Nguyên nhân gây bệnh là do quan hệ tình dục bừa bãi, không vệ sinh vùng kín tốt hoặc do thói quen mặc quần áo bó sát. Căn bệnh này nếu không được điều trị có thể gây ra một số biến chứng như viêm niệu đạo, viêm mào tinh.
– Dấu hiệu bệnh Chlamydia ở nam giới:
Khoảng 40% nam giới bị nhiễm nấm Chlamydia không bộc lộ các triệu chứng ra bên ngoài trong giai đoạn đầu. Sang đến giai đoạn tiến triển, bệnh có thể gây ra các dấu hiệu như:
- Ngứa rát da ở vùng kín
- Quy đầu hoặc dương vật sưng đỏ
- Đi tiểu đau, tiểu buốt, tiểu rắt…
– Phương pháp điều trị:
Nam giới mắc bệnh nhiễm nấm Chlamydia vùng kín cần điều trị bằng thuốc kháng nấm (Fluconazole hay Clotrimazole ) như cùng một số loại thuốc kháng sinh đường uống trong thời gian từ 3 – 7 ngày.
Ngoài ra có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh có tác dụng điều trị tại chỗ kết hợp rửa vùng kín bằng nước muối sinh lý để nhanh đẩy lùi được bệnh.
8. Bệnh viêm nang lông
Viêm nang lông là một dạng nhiễm trùng ở gốc chân lông do vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Bệnh thường phát triển ở khu vực lông mu, nách, tay hay chân và có thể để lại sẹo vĩnh viễn nếu không được điều trị tích cực. Nguyên nhân là do phái mạnh cạo nhổ râu không đúng cách hoặc do cơ thể tiết nhiều mồ hơi và chất nhờn nhưng không được làm sạch, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào nang lông gây viêm nhiễm.
– Dấu hiệu viêm nang lông ở nam giới:
- Khu vực nang lông bị viêm nổi một cục nhỏ, sưng đỏ giống như mụn trứng cá
- Trong mụn có mủ được bao bọc bằng một lớp da mỏng, dễ vỡ, đóng vảy
- Nóng và ngứa da
- Có thể bị đau khi chạm vào
– Phương pháp điều trị:
Các thuốc được dùng trong điều trị viêm nang lông ở nam giới chủ yếu là thuốc bôi ngoài da có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, ức chế sự phát triển của virus, nấm gây bệnh. Nặng hơn, người bệnh cần điều trị bằng thuốc kháng sinh theo đường uống hoặc điều trị bằng vi phẫu, laser…
Để ngăn ngừa viêm nang lông, nam giới chú ý hạn chế cạo râu, tắm rửa thường xuyên, uống nhiều nước và mặc quần áo có chất liệu thoáng mát để chặn đứng môi trường phát triển của vi khuẩn.
9. Bệnh á sừng
Tiếp theo trong danh sách các bệnh da liễu thường gặp ở nam giới là bệnh á sừng. Căn bệnh này chỉ tình trạng lớp da trên cơ thể bị hóa sừng trở nên thô ráp, bong tróc, nứt nẻ rất mất thẩm mỹ. Bệnh chủ yếu tấn công những người có điều kiện vệ sinh kém, sử dụng xà phòng, hóa chất có tính tẩy rửa mạnh.
Bệnh có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, trong đó phổ biến nhất là ở khu vực gót chân và các đầu chi. Cả nam lẫn nữ đều có nguy cơ bị bệnh như nhau.
– Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng:
- Khu vực da tổn thương khô, ngứa
- Lớp sừng trên da khi bị bong tróc để lại một lớp da non màu hồng
- Da dễ bị nứt nẻ, rướm máu, đặc biệt là khi cáo gãi mạnh
- Các triệu chứng bệnh có khuynh hướng bùng phát mạnh trong mùa đông do cơ thể bị mất nước trong điều kiện thời tiết khô hanh.
– Phương pháp điều trị:
Để kiếm soát các dấu hiệu của bệnh á sừng, bác sĩ thường kê đơn các thuốc như:
- Acid salycilic
- Corticosteroid
- Fucicort
Những loại thuốc trên có tác dụng sát trùng, kháng viêm, giảm ngứa, kích thích làm bong lớp vảy sừng trên da một cách tự nhiên. Các thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau theo đơn cũng được chỉ định nếu da có biểu hiện nhiễm trùng và đau nhức khó chịu. Ngoài ra, nam giới cần kết hợp thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày để làm mềm và hạn chế tình trạng kích ứng gây ngứa da.
10. Bệnh viêm da tiết bã nhờn ở đầu
Khu vực da đầu là nơi có nhiều tuyến bã nhờn. Khi các tuyến này hoạt động quá mức chúng có thể tiết ra nhiều dịch nhầy và các chất cặn bã khiến da đầu dễ bị nấm, vi khuẩn tấn công dẫn đến viêm da tiết bã nhờn ở đầu. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ sơ sinh. Trẻ bị bệnh thường được dân gian gọi là cứt trâu.
Rối loạn hormone là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này. Bên cạnh đó, sự phát triển của viêm da tiết bã nhờn ở đầu nam giới cũng có liên quan đến một số bệnh lý mà họ đang mắc phải như parkison, động kinh, rỗng tủy sống…
– Dấu hiệu nhận biết bệnh ở nam giới:
- Da đầu đổ nhiều dầu nên lúc nào cũng trong tình trạng ẩm ướt, bóng dầu. Xen lẫn với đó là các vùng da khô.
- Khu vực bị bệnh có cảm giác ngứa nhẹ, đóng vảy, bong tróc
- Tóc rụng nhiều
- Ngứa da đầu
- Rụng tóc
- Trẻ sơ sinh bị bệnh thì trên da đầu đóng mảng vảy màu vàng bám dính chặt vào da đầu, khó bong tróc
– Phương pháp điều trị:
Trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã nhờn ở đầu thường có khuynh hướng tự khỏi sau vài tháng đến 1 năm mà không cần điều trị. Đối với trẻ lớn hơn và người trưởng thành bệnh có thể kéo dài gây ra những sang thuơng trên da đầu nên việc chữa trị là vô cùng cần thiết.
Để chống viêm, giảm ngứa có thể bôi kem Hydrocortisone 1%, Corticoid, Isotretinoin kết hợp bổ sung biotin và vitamin A để tăng độ chắc khỏe cho mái tóc và tái tạo tế bào da bị tổn thương.
Nam giới bị bệnh cũng cần chú ý tăng lượng nước tiêu thụ, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để ổn định hoạt động của tuyến bã nhờn. Tránh dùng rượu bia, thức tay nhiều dầu mỡ và không cào gãi mạnh lên da đầu gây nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn.
Trên đây là các bệnh da liễu thường gặp ở nam giới. Một số vấn đề không quá nghiêm trọng nhưng cũng có bệnh lý kéo dài dai dẳng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bạn có thể dựa vào các triệu chứng được mô tả ở trên để nhận diện căn bệnh của mình và tích cực điều trị để bảo vệ làn da cũng như sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
- Rụng tóc ở nam giới – Dấu hiệu nhiều bệnh lý đáng chú ý
- Các dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới giúp bạn sớm phát hiện
- Bệnh lậu ở nam giới – Nguyên nhân và cách điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!