Bệnh phong ngứa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Phong ngứa là bệnh lý về da rất phổ biến, vì thế nhiều người có tâm lý chủ quan, coi thường bệnh dẫn tới những biến chứng như sốc phản vệ, ngạt thở, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh phong ngứa, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả, an toàn mời theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh phong ngứa là gì? Có lây không?

Bệnh phong ngứa là căn bệnh khiến làn da bị ngứa, nổi những mảng đỏ. Bệnh phong ngứa gồm hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính, trong đó có khoảng 90% mắc phải bệnh phong ngứa cấp tính.

Bệnh thường kéo dài trong khoảng 2 -3 tuần rồi biến mất. Nếu phát hiện muộn, không điều trị đúng cách sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, tái phát nhiều lần.

Biểu hiện của bệnh phong ngứa trên da
Biểu hiện của bệnh phong ngứa trên da

Bệnh khiến người bệnh chịu đựng những cơn đau nhức, ngứa ngày, khó chịu. Đối với những người mắc phải bệnh phong mãn tính thì phải chịu đựng cơn ngứa trong nhiều năm và việc điều trị bệnh trở nên rất khó khăn. Căn bệnh này có thể xảy ra với mọi đối tượng, trong đó bệnh phong ngứa ở trẻ em là phổ biến nhất.

Phong ngứa là căn bệnh ngoài da với những biểu hiện triệu chứng khá nghiêm trọng nhưng không phải là căn bệnh truyền nhiễm. Bệnh khởi phát chủ yếu do cơ địa  và thể trạng riêng của từng người, vì thế những người xung quanh dù tiếp xúc trực tiếp với người bệnh cũng không bị lây nhiễm.

Bệnh phong ngứa có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên (Trưởng khoa Da liễu, Trung tâm Thuốc dân tộc): Phong ngứa là căn bệnh rất phổ biến, thông thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh phong ngứa gây ra các cơn ngứa ngáy kéo dài khiến người bệnh mất ngủ hoặc ngủ không sâu. Khi gãi gây ra những vết thương ngoài da, dễ dẫn đến viêm nhiễm, gây đau và để lại sẹo.

Những cơn ngứa ngáy khó chịu khiến cho tâm lý người bệnh bị thay đổi, dễ căng thẳng, cáu gắt. Nhiều trường hợp mất ăn, mất ngủ vì ngứa ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và công việc, cuộc sống người bệnh.

Những trường hợp phong ngứa nổi ở cổ họng, khí quản nếu tái phát nhiều lần khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, buồn nôn, lo lắng, ngạt khí… Nếu nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

Nguyên nhân gây ra bệnh phong ngứa

Hiện nay chưa thể biết chính xác nguyên nhân nào gây ra căn bệnh phong ngứa. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một vài yếu tố có thể là nguyên nhân làm khởi phát căn bệnh này như:

Yếu tố di truyền: Khi trong gia đình có người bị mắc bệnh phong ngứa thì các thế hệ sau bị mắc phải bệnh này có tỉ lệ cao hơn. Di truyền là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về phong ngứa. Khi mang thai nếu mẹ ăn quá nhiều chất đạm cũng có thể khiến bé dễ bị mắc bệnh phong ngứa, tuy nhiên nó còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh phong ngứa thường gặp
Nguyên nhân gây bệnh phong ngứa thường gặp

Mắc bệnh do nhiễm khuẩn: Những bệnh nhân bị mắc các bệnh viêm gan B, C hoặc là bị nhiễm khuẩn ở một số cơ quan trong cơ thể như tai – mũi – họng, đường tiêu hóa, nội tạng,…thường có nguy cơ mắc bệnh này rất cao.

Dị ứng với một số thuốc gây phong ngứa: Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh thường có một số tác dụng phụ khi sử dụng, dễ gây ra tình trạng phong ngứa như: Pennicillin, thuốc hạ nhiệt, thuốc điều trị cao huyết áp, xương khớp, thuốc ngủ, gây mê,… Bệnh thông thường sẽ xuất hiện sau 5 – 10 ngày tính từ khi bạn dùng thuốc lần đầu.

Giảm chức năng gan: Khi cơ thể tiếp nhận nhiều chất độc hại vào trong cơ thể sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan. Lúc này, chất độc không được thải hết ra ngoài, tích tụ dưới da gây ngứa 

Yếu tố thời tiết: Nhiều người rất dễ bị dị ứng khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột, trời quá nóng hoặc là quá lạnh, độ ẩm không khí cao. Ngoài ra, những tác nhân quen thuộc xung quanh chúng ta cũng dễ gây ra bệnh như: phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, môi trường bị ô nhiễm

Dị ứng với thức ăn, thực phẩm: Đây là một nguyên nhân gây ra tình trạng phong ngứa thường gặp nhất. Những người có cơ địa nhạy cảm, khi sử dụng những loại thực phẩm gây dị ứng sẽ rất dẫn đến tình trạng phong ngứa như: hải sản, tôm, cua, ghẹ, thịt bò,… Một số loại thực phẩm cay nóng, chứa nhiều chất bảo quản, thực phẩm chế biến sẵn,… cũng dễ dẫn đến dị ứng, phong ngứa ngoài da.

Ảnh hưởng của cơ địa: Những người có cơ địa mẫn cảm, sức đề kháng yếu, luôn ở trong trạng thái căng thẳng, stress,… cũng dễ khiến cơ thể bị mắc phải bệnh phong ngứa. 

Triệu chứng của bệnh phong ngứa

Khi bị mắc bệnh phong ngứa, cơ thể người bệnh thường sẽ xuất hiện những triệu chứng sau đây:

  • Trên da xuất hiện những nốt mẩn màu hồng hoặc trắng gây ngứa ngáy. Những nốt mẩn đỏ nhỏ sau đó to dần và xuất hiện khắp cơ thể
  • Càng gãi tình trạng ngứa càng dữ dội, có thể gây đau rát do da bị tổn thương. Cơn ngứa sẽ có dấu hiệu tăng dần vào buổi chiều, tối hoặc có thể là sáng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà cơn ngứa sẽ kéo dài khác nhau. Sau khi hết bệnh, sắc tố da lại trở về như ban đầu.
  • Ngứa sẽ xuất hiện theo từng cơn sau đó tự biến mất. Mỗi cơn ngứa thường sẽ kéo dài trong vài giờ và không quá 24 giờ
  • Khi phong ngứa xuất hiện ở những vùng da nhạy cảm như: môi, mí mắt, cơ quan sinh dục,… thì nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị nhanh chóng
  • Nếu bệnh kéo dài quá 6 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm rất dễ chuyển sang mãn tính. Nếu tình trạng này cứ kéo dài thì bệnh sẽ càng nặng gây tổn thương đến da và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
  • Trẻ em thường rất dễ mắc bệnh phong ngứa cấp tính, phụ nữ mang thai lại dễ bị bệnh mãn tính.
Bệnh gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh
Bệnh gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh

Cách điều trị bệnh phong ngứa hiệu quả

Bệnh phong ngứa là một loại phản ứng dị ứng ngoài da nhưng không quá nghiêm trọng. Người bệnh nên điều trị sớm và dứt điểm để tránh bệnh trở nên dai dẳng, biến chứng thành mãn tính sẽ gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống hàng ngày. Một số cách điều trị phong ngứa phổ biến mà người bệnh có thể tham khảo như:

1. Điều trị bằng các bài thuốc dân gian

Với những nguyên liệu đơn giản và quen thuộc ở nhà, bệnh nhân cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để kiểm soát căn bệnh phong ngứa này.

Chữa phong ngứa bằng lá tía tô

Lá tía tô được sử dụng để chữa phong ngứa
Lá tía tô được sử dụng để chữa phong ngứa

Theo đông y, lá tía tô có tính ấm, vị cay, không độc. Mọi bộ phận đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Trong y học hiện đại đã chỉ ra trong lá tía tô có chứa các loại vitamin A, C, các chất sắt, canxi,…dồi dào. Khi sử dụng lá tía tô để chữa bệnh phong ngứa mang lại hiệu quả khá tốt.

Các thực hiện: 

  • Lấy 50g lá tía tô tươi, xanh, rửa sách bằng nước muối
  • Giã nát phần lá đã chuẩn bị, vắt lấy nước cốt để uống
  • Sử dụng phần bã để vào mảnh vải mỏng, chà xát vào vùng da bị nổi mẩn ngứa

Chữa phong ngứa bằng lá hẹ

Lá hẹ được biết đến với công dụng thanh nhiệt, cải thiện tình trạng ngứa ngáy bên ngoài da. Cách sử dụng lá hẹ để chữa phong ngứa rất đơn giản:

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 100g lá hẹ tươi, rửa sạch và để ráo nước
  • Đem cắt thành khúc 2 – 3cm
  • Bỏ lá hẹ vào nồi đun với 1/2 lít nước đến khi sôi
  • Lấy nước đó lau lên da giúp làm sạch da, giảm tình trạng khô, ngứa ngáy.

Chữa phong ngứa bằng lá khế

Lá khế giúp làm dịu cảm giác khó chịu do bệnh gây ra
Lá khế giúp làm dịu cảm giác khó chịu do bệnh gây ra

Trong lá khế có chứa nhiều chất oxi hóa giúp cải thiện làn da, giảm bớt cảm giác khó chịu do các bệnh về da gây ra. Sử dụng lá khế để giảm phong ngứa theo các bước sau đây:

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá khế tươi, đem rửa sạch để ráo nước.
  • Để lá khế vào chảo rang ấm lên
  • Cho lá khế mới sao vào miếng gạt, chà lên vùng da bị ngứa
  • Thực hiện cách này nhiều lần để mang lại hiệu quả

Chữa phong ngứa bằng rau tần

Rau tần hay còn được gọi là húng chanh. Theo Đông y, rau tần giúp bổ phế trừ đàm, giải cảm, thông khí, giải độc, trị ho, nghẹt mũi, cảm cúm, mất tiếng, và chữa phong ngứa rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

Đối với rau khô

  • Lấy 15g rau tần khô, đem đun cùng 2 chén nước
  • Để nước sôi cạn còn khoảng 1 chén thì ngừng đun
  • Chia nước ra uống 3 lần/ ngày

Đối với rau tươi

  • Lấy một nắm rau tần rửa sạch
  • Đem giã nát cùng với một ít muối
  • Dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da bị phong ngứa
  • Thực hiện cách này 1 – 2 lần/ngày
  • Kiên trì thực hiện theo cách này sẽ mang lại hiệu quả

Tuy nhiên, phương pháp dân gian chỉ nên dùng trong trường hợp phong ngứa ở mức độ nhẹ, bởi các cách này không giúp điều trị dứt điểm bệnh. Với những trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa.

2. Điều trị phong ngứa bằng thuốc Tây

Các thuốc Tây được sử dụng để chữa phong ngứa thường là những loại thuốc chống dị ứng, thuốc corticoid và một số thuốc chống mẫn cảm trên da. Tùy theo tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định sử dụng thuốc khác nhau

Sử dụng thuốc Tây trong điều trị bệnh phong ngứa
Sử dụng thuốc Tây trong điều trị bệnh phong ngứa

Thuốc chống dị ứng

Thuốc chống dị ứng thường được sử dụng là thuốc chống histamin giúp làm giảm ngứa ngáy, phát ban, mề đay,…Thuốc có hai dạng:

  • Thuốc uống: Gồm các loại Loratadin, Cetirizin,…
  • Thuốc xịt, nhỏ mũi: một số loại như Olopatadin, Azelastin,…

Thuốc giúp ngăn chặn cơ thể tiết ra histamin – hoạt chất thúc đẩy phản ứng dị ứng. Thuốc dược sử dụng trong hầu hết các dạng dị ứng, có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị.

Thuốc trị phong chứa Corticoid

Thuốc chứa corticoid thường được sử dụng trong các trường hợp dị ứng vừa và nặng. Tác dụng của thuốc là giảm viêm trên những vùng da bị tổn thương. Các loại thuốc corticoid hầu hết đều có tác dụng mạnh, có thể thấy hiệu quả của thuốc trong thời gian ngắn

Các loại thuốc corticoid thường được sử dụng:

  • Thuốc dạng mũi như: Budesoinide, mometason,…
  • Thuốc dạng hít: Budesonid, Fluticason,…
  • Thuốc dạng nhỏ: Fluorometholon, Prenisolon,…
  • Thuốc kem bôi: Flucina, Triamcinolon,…
  • Thuốc uống

Các loại thuốc chứa corticoid là loại thuốc mạnh nên thông thường bác sĩ chỉ cho sử dụng trong thời gian ngắn, không quá 7 ngày. Nên sử dụng thuốc thận trọng để tránh mang lại ảnh hưởng xấu cho sức khỏe và tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc ngăn ngừa mẫn cảm

Thuốc ngăn ngừa mẫn cảm được sử dụng để điều trị phong ngứa có vai trò kìm hãm sản sinh dị ứng. Thuốc có tác dụng giúp bất hoạt các kháng thể lgE tự do, giảm nồng độ kháng thể trong máu.

Các loại thuốc ngăn ngừa mẫn cảm thường được sử dụng là:

  • Các loại thuốc kháng IgE
  • Các loại thuốc kháng Thromboxane A2
  • Các thuốc kháng Cytokine của tế bào Lympho

Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc trị phong ngứa khác nhau.

Lưu ý: Các loại thuốc Tây đều tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ. Do đó, khi sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh phong ngứa bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh được những biến chứng không mong muốn trong quá trình điều trị.

Những lưu ý khi điều trị bệnh phong ngứa

Bệnh nhân cũng nên để ý những điều sau để việc điều trị bệnh nhanh chóng mang lại hiệu quả, tránh làm tình trạng da bị xấu đi:

  • Không nên gãi khi ngứa để tránh làm da bị tổn thương, gây viêm và để lại sẹo.
  • Khi bị bệnh không nên tắm với nước lạnh sẽ khiến tình trạng ngứa nặng hơn.
  • Nên ở nơi kín gió, tránh sự thay đổi thất thường của thời tiết.
  • Cung cấp cho cơ thể vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Khi bệnh có chuyển biến nặng nên đến gặp bác sĩ, hạn chế bệnh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Sử dụng thuốc để điều trị bệnh cần có chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dẫn đến nhờn thuốc.

Bệnh phong ngứa kiêng ăn gì để nhanh phục hồi?

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị bệnh phong ngứa. Bởi căn bệnh này chủ yếu do phản ứng dị ứng của cơ thể với tác nhân bên ngoài môi trường gây nên. Vì thế, khi ăn uống người bệnh cần thận trọng, tránh xa những thực phẩm mà bản thân bị dị ứng. Nếu không biết bị dị ứng với loại thức ăn nào, nên ăn thử từng món và theo dõi phản ứng của cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế những loại thực ăn sau:

  • Các món ăn giàu chất đạm như thịt bò, trứng, sữa bò.
  • Hạn chế tiêu thụ đường.
  • Những thực phẩm quá nhiều dầu mỡ như thức ăn nhanh, các món chiên xào.
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng…

Cách phòng tránh bệnh phong ngứa

Để phòng ngừa bệnh phong ngứa, bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân thì bạn cũng nên lưu ý những điều sau:

  • Nên có các biện pháp chăm sóc cơ thể khi thời tiết thay đổi đột ngột, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
  • Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng. Nên ăn nhiều trái cây và các loại rau xanh
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, chất kích thích,…
  • Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao để tăng sức đề kháng, giúp quá trình bài tiết đào thải độc tố diễn ra hiệu quả hơn.
  • Cẩn thận khi phải tiếp xúc với các loại hóa chất, tránh gây kích ứng cho da.

Hy vọng với những chia sẽ ở trên sẽ giúp bạn có kiến thức cơ bản về bệnh phong ngứa. Từ đó có biện pháp chăm sóc sức khỏe bạn thân cũng như gia đình được tốt hơn. Để biết được tư vấn chính xác về tình trạng bệnh phong ngứa và phác đồ điều trị phù hợp nhất, bệnh nhân nên tới thăm khám trực tiếp tại các cơ sở y tế gần nhất trên toàn quốc.

Thông tin hữu ích:

Chia sẻ:
Bệnh ghẻ phỏng -Dấu hiệu và cách điều trị
Bệnh ghẻ phỏng là một dạng nhiễm trùng nhẹ trên da do vi khuẩn cầu gây ra, nếu để lâu sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm.  [caption id="attachment_12747" align="aligncenter"…
Trứng bổ sung protein, sắt, kẽm và lưu huỳnh để hạn chế tình trạng gãy rụng và kích thích mọc tóc hiệu quả Ăn gì để tóc mọc nhanh và dày hơn mỗi ngày?

Các dưỡng chất nuôi tóc đến từ máu. Bạn có để ý rằng khi mình ăn uống thiếu chất thì…

thuốc flucinar 15g Thuốc Flucinar – Công dụng, cách dùng, giá bán & lưu ý

Thuốc Flucinar được bào chế dưới dạng thuốc mỡ thường dùng để khắc phục một số bệnh về da. Cần…

trẻ bị nổi mụn ngứa ở chân và tay Trẻ bị nổi mụn ngứa ở chân và tay nên xử lý như thế nào an toàn?

Da trẻ em rất nhạy cảm nên dễ gặp phải các vấn đề về da. Trẻ bị nổi mụn ngứa…

Bệnh giời leo là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh giời leo là tình trạng tổn thương da do axit phospho hữu cơ có trong nọc độc của một…

Thanh bì dưỡng can thang – Bài thuốc trị viêm da tiết bã tận gốc bởi 5 ưu điểm này!

Thống kê tại Trung tâm Thuốc dân tộc cho thấy, trung bình mỗi tháng Trung tâm tiếp nhận điều trị…

Bình luận (1)

  1. DIEM NGUYEN
    DIEM NGUYEN says: Trả lời

    Chị ơi con em bị phòng ngứa. Bé hai tuổi. Bị từ khi sơ sinh. Giờ ngứa mỗi ngày nhất là về chiều. Bé gãi tróc da cả người. Chị có cách nào giúp em mà ăn toàn cho bé không ạ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua