Bệnh phong ngứa và cách chữa “vàng mười” từ tinh hoa y học cổ truyền
Bệnh phong ngứa là từ dân gian được dùng để gọi các hiện tượng dị ứng như ngứa, sưng, đỏ, mẩn da. Các bệnh nhân phong ngứa gặp không ít những phiền toái và mong muốn tìm được phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Đáp án sẽ được“bật mí” trong bài phỏng vấn Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên, Trưởng khoa Da liễu, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc ngay sau đây.
Phong ngứa và hiện tượng “càng gãi càng lan” có thể dẫn tới nhiễm trùng nặng
Theo bác sĩ Lệ Quyên, bệnh phong ngứa hay còn được gọi là bệnh nổi mề đay, là một bệnh về da khá phổ biến:
“Hiện tượng phong ngứa nổi mề đay chính là phản ứng viêm da, do sự tác động của chất trung gian hoá học là histamin. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh phong ngứa có thể kể đến như: Dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, côn trùng cắn, dị ứng hoá mỹ phẩm, yếu tố di truyền, rối loạn nội tiết tố.”
Bệnh thường gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, gây ra không ít những phiền toái trong cuộc sống người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn tới những biến chứng như phù thanh quản, khó thở, dễ bị ngất xỉu, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng do sốc phản vệ.
“Khi mắc bệnh phong ngứa, trên da sẽ xuất hiện những nốt mẩn màu hồng hoặc trắng, gây ngứa da và tạo cho người bệnh cảm giác rất ngứa ngáy, khó chịu. Theo thời gian, các nốt mẩn đỏ sẽ to dần và có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
Đặc biệt, người bệnh thường có phản ứng gãi để thỏa mãn cơn ngứa, nhưng càng gãi thì càng ngứa hơn. Ngoài ra, vùng da bị bệnh có thể bị tổn thương vì rách da, gây nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử”, bác sĩ Lệ Quyên chia sẻ thêm.
Điều trị bệnh phong ngứa – Tuyệt đối đừng nôn nóng!
Để trả lời cho câu hỏi “bị phong ngứa làm sao hết”, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp phổ biến sau: Phương pháp từ Tây y, phương pháp dân gian và phương pháp Đông y. Ưu và nhược điểm cụ thể của từng phương pháp như sau:
Chữa phong ngứa từ Tây y:
Trong Tây y, các loại thuốc giảm ngứa, chống dị ứng thường được sử dụng để điều trị bệnh phong ngứa. Ưu điểm của các loại thuốc này là dễ tìm mua tại bất cứ hiệu thuốc nào trên toàn quốc, cách sử dụng đơn giản, thường mang lại hiệu quả nhanh chóng, tức thì.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tồn tại những nhược điểm đáng kể như không loại trừ bệnh từ gốc, sử dụng tuỳ tiện có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Bệnh nhân phong ngứa chớ nên vì nôn nóng muốn nhanh khỏi bệnh mà tuỳ tiện tự kê đơn bốc thuốc cho mình, kẻo rước về những hậu quả khôn lường.
Chữa phong ngứa nhờ mẹo dân gian
Trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc trị phong ngứa như uống nước thuốc được chiết từ lá tía tô, cây rau tần, sắn dây… Những bài thuốc này thường được “thổi phồng” là đẩy lùi phong ngứa nhanh chóng, tuy nhiên thực hư lại rất khó kiểm chứng.
Giống như các loại thuốc giảm ngứa, chống dị ứng của Tây y, các bài mẹo này ít nhiều có tác dụng trong việc loại bỏ các triệu chứng của phong ngứa, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng, kích ứng vì nguồn nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh.
Chữa phong ngứa bằng y học cổ truyền
Từ lâu trong y học cổ đã xuất hiện những bài thuốc bí phương có tác dụng đánh bay phong ngứa từ gốc. Theo đó, các bài thuốc này sẽ sử dụng thành phần thảo dược thiên nhiên lành tính, đi sâu vào căn nguyên nguồn bệnh để loại bỏ độc tố bên trong cơ thể. Đồng thời kết hợp với các loại thuốc ngâm rửa và bôi ngoài để làm lành tổn thương ngoài da.
Hiện nay, phương pháp chữa phong ngứa từ Đông y được các chuyên gia đánh giá cao hơn cả bởi độ an toàn, lành tính, không tiềm ẩn nguy cơ gây hại đối với người bệnh.
Do đó, người bệnh phong ngứa cần lưu ý, đừng vì nôn nóng mà sử dụng tuỳ tiện các loại thuốc giảm ngứa hay các phương pháp dân gian. Vì nếu không sử dụng theo liều lượng hợp lý rất có thể sẽ gây tác dụng không mong muốn, khiến bệnh càng thêm trầm trọng hơn.
Xem thêm: Bài thuốc quý chữa phong ngứa hiệu quả, an toàn, hạn chế tái phát
Bệnh phong ngứa và cách điều trị đặc hiệu từ dược liệu Đông y
Trong Đông y, phong ngứa thuộc phạm vi chứng phong sang. Khi có sự xâm nhập của các chất lạ vào trong cơ thể làm cho cơ thể bị phong nhiệt, phong hàn, phong thấp, phong thấp nhiệt… gây nên sự tích tụ ngoại tà ở da, bắp thịt. Đồng thời, trong quá trình chuyển hóa, hoạt động của các tạng phủ thiếu điều độ cũng có thể sinh phong ngứa.
Chính vì vậy, việc điều trị bệnh phong ngứa cần xuất phát từ nguyên nhân bên trong. Chỉ cần loại bỏ được độc tố gây bệnh thì triệu chứng bệnh cũng sẽ nhanh chóng khỏi.
Trong nhiều năm liền, đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và bào chế ra bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên có tác dụng giải độc, mát gan, tiêu viêm, chống dị ứng, mẩn ngứa… giúp người bệnh thoát khỏi cơn ám ảnh mang tên phong ngứa nổi mề đay.
Cụ thể, bài thuốc giúp xua tan phong ngứa của Trung tâm Thuốc dân tộc là sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 chế phẩm: Bình can hoàn và Giải độc hoàn. Khi hai chế phẩm này kết hợp với nhau sẽ tạo nên “tác động kép”, giúp giải độc cơ thể từ bên trong, tăng cường chức năng gan thận, đồng thời nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
Các thành phần thảo dược có trong bài thuốc thảo dược trị bay phong ngứa có thể kể đến như: phòng phong, cúc tần, diệp hạ châu, bồ công anh, ké đầu ngựa, kim ngân cành… Đây đều là những thảo dược quý hiếm được cho là “khắc tinh” của phong ngứa, giúp phát huy hiệu quả điều trị cao, đồng thời vẫn đảm bảo độ an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ và hạn chế tái phát.
So với các phương pháp điều trị bệnh phong ngứa khác, phương pháp Đông y của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc có những ưu điểm vượt trội sau:
– 100% nguyên liệu từ thảo dược thiên nhiên, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO.
– An toàn, lành tính, có thể sử dụng cho trẻ em và phụ nữ cho con bú.
– Bào chế dưới dạng cao tinh chất, dễ dàng và thuận tiện trong sử dụng.
Ngoài ra, kết quả điều trị của phương pháp Đông y này cũng đã được các chuyên gia ghi nhận như sau:
“Trên 100 bệnh nhân có 83 người phục hồi hoàn toàn sau 2 tháng điều trị, 12 người khỏi bệnh sau 3 tháng điều trị và có 5 người thuyên giảm chậm do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất”, nhận định từ Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện YHCT TW).
Trên đây là những thông tin xoay quanh bệnh phong ngứa qua sự tư vấn từ bác sĩ Lệ Quyên. Ngay từ bây giờ, để điều trị phong ngứa hiệu quả, an toàn, lành tính và hạn chế tái phát, quý bệnh nhân có thể liên hệ tới Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc theo thông tin chi tiết sau:
- Cơ sở Hà Nội: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân | Điện thoại: (024) 7109 6699
- Cơ sở TPHCM: 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM | Điện thoại: (028) 7109 6699
- Email: info@thuocdantoc.org
- Fanpage: FB.com/trungtamnghiencuuvaungdungthuocdantoc
Có thể bạn quan tâm:
- Bị phong ngứa không nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!