Lang ben đỏ và trắng: Cách nhận biết, khắc phục
Lang ben đỏ và trắng là hai loại bệnh nấm da gây ngứa ngáy và có thể lây lan qua tiếp xúc thông thường. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng cũng có thể gặp ở người lớn.
Cách phân biệt bệnh lang beng đỏ và trắng
Lang ben là một bệnh nhiễm nấm da phổ biến, gây ra các mảng sáng màu trên da. Mặc dù không nguy hiểm, nhưng bệnh có thể gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Bệnh được chia thành lang ben trắng và đỏ. Người bệnh cần nhận biết hai tình trạng này để có kế hoạch điều trị phù hợp.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây lang ben đỏ và lang ben trắng là do sự phát triển quá mức của nấm Pityrosporum ovale. Loại nấm này thường sống trên da của con người, nhưng có thể phát triển quá mức và gây ra các triệu chứng của bệnh lang ben.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lang ben đỏ và lang ben trắng bao gồm:
- Thời tiết nóng ẩm
- Đổ nhiều mồ hôi
- Da nhờn
- Thay đổi nội tiết tố
- Hệ miễn dịch suy yếu
- Cơ địa nhạy cảm
- Tiếp xúc với người bị lang ben
Lang ben đỏ và lang ben trắng đều có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với da người bệnh hoặc qua các đồ dùng cá nhân của người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết
Lang ben đỏ:
- Đốm đỏ, hồng hoặc nâu: Các đốm này thường có hình tròn hoặc bầu dục, kích thước từ vài milimet đến vài centimet.
- Ngứa: Các đốm đỏ thường gây ngứa, đặc biệt là khi đổ mồ hôi hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Vị trí: Lang ben đỏ thường xuất hiện ở lưng, ngực, cổ, vai, cánh tay và mặt.
Lang ben trắng:
- Đốm trắng: Các đốm này thường có hình tròn hoặc bầu dục, kích thước từ vài milimet đến vài centimet.
- Ngứa: Các đốm trắng thường không gây ngứa. Tuy nhiên một số người bệnh có thể bị ngứa, đặc biệt là khi đổ mồ hôi.
- Vị trí: Lang ben trắng thường xuất hiện ở lưng, ngực, cổ, vai, cánh tay và mặt.
Có thể bạn quan tâm: Phân Biệt Hắc Lào và Lang Ben: Cách Xử Lý, Phòng Ngừa
Lang beng đỏ và trắng có nguy hiểm không?
Lang ben đỏ và lang ben trắng là hai dạng bệnh da liễu phổ biến, gây ngứa ngáy và mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, lang ben không nguy hiểm, chỉ gây tổn thương ở lớp thượng bì và không gây đau.
Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, lang ben có thể lan rộng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và thậm chí là nhiễm trùng da.
Lang ben là bệnh dễ lây lan, có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc qua các đồ dùng cá nhân của người bệnh. Ngoài ra, lang ben sau điều trị bằng thuốc bôi ngoài da vẫn có khả năng tái nhiễm cao nếu tiếp xúc với vật dụng cá nhân nhiễm nấm, vệ sinh kém.
Điều trị lang ben trắng và đỏ như thế nào?
Một số cách bạn có thể xử lý vùng da bị lang ben đỏ bao gồm:
Chăm sóc tại nhà
– Lang ben đỏ:
Rau răm:
- Chuẩn bị khoảng ba nắm lá rau răm tươi đem rửa sạch, sau đó đem đi ngâm nước muối loãng
- Cho rau răm ra cối giã rồi vắt lấy nước cốt, có thể kết hợp cùng muối để tăng hiệu quả
- Vệ sinh vùng da bị lang ben đỏ sạch sẽ, sau đó đem đi lau khô bằng khăn sạch
- Thoa nước cốt lá rau răm lên vùng da bị lang ben, massage nhẹ
- Để yên hỗn hợp trên da trong khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch lại với nước
- Áp dụng phương pháp này hàng ngày để cải thiện nếu bệnh
Củ riềng:
- Dùng khoảng 1 củ riềng tươi đem rửa sạch đất cát, sau đó đem cho vào cối giã nát
- Người bệnh vệ sinh sạch sẽ vùng da bị lang ben đỏ với nước ấm rồi lau khô
- Sử dụng phần bã củ riềng vừa đâm chà nhẹ lên ở ở vùng da bị bệnh
- Dùng băng gạc cố định hỗn hợp trong khoảng 25 phút, sau đó rửa lại với nước sạch
- Áp dụng cách này đều đặn 2 lần/ngày sẽ mang lại kết quả điều trị như mong muốn
Chuối xanh:
- Dùng khoảng ba quả chuối xanh non còn nhựa, đem rửa và ngâm muối, sau đó dùng dao thái mỏng
- Cho phần chuối xanh đã cắt lát đắp lên vùng da mắc bệnh, lưu ý vệ sinh cùng da bệnh sạch sẽ trước đó
- Sử dụng băng gạc cố định lát chuối trên da trong khoảng 1 tiếng rồi rửa da sạch lại với nước
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần có thể tiêu diệt các vi nấm ký sinh trên da
– Lang ben trắng:
Ké đầu ngựa:
- Sử dụng lượng thân và lá ké đầu ngựa vừa đủ, đem rửa sạch.
- Thái nhỏ, cho vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ, đun sôi cùng 1 chén nước
- Đun đến khi nước cạn còn 1/3 thì chắt ra lấy nước lần đầu, tiếp tục cho nước mới đun lần 2
- Khi uống, trộn cả 2 lần nước lại với nhau, dùng uống trong 3 – 4 lần trong ngày
Nha đam:
- Dùng lượng gel nha đam vừa đủ
- Vệ sinh vùng da bị bệnh thật sạch, sau đó thoa nhẹ nhàng lên vùng da bệnh lang ben
- Để yên hỗn hợp trên da trong 30 phút và sau đó rửa sạch với nước
- Áp dụng phương pháp này nhiều lần cho đến khi nhận thấy hiệu quả cải thiện các triệu chứng lang ben
Tinh dầu trà xanh:
- Chuẩn bị 7 giọt tinh dầu trà xanh và 1 muỗng canh dầu dừa trộn cùng với nhau
- Vệ sinh vùng da bị bệnh thật sạch, sau đó thoa hỗn hợp này lên khu vực bị ảnh hưởng
- Để yên tinh dầu trên da trong 30 – 60 phút trước khi rửa sạch với nước
- Áp dụng 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi cơn ngứa và tình trạng nấm da được cải thiện
Tinh dầu bạch đàn:
- Dùng khoảng 6 – 7 giọt tinh dầu bạch trộn cùng với 1 muỗng cà phê dầu dừa (hoặc dầu jojoba)
- Vệ sinh vùng da bị bệnh thật sạch, sau đó thoa hỗn hợp lên vùng da bệnh kết hợp massage
- Để yên hỗn hợp tinh dầu trên da trong 30 – 40 phút và rửa sạch với nước
- Có thể áp dụng phương pháp 1 – 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả chống viêm và kháng khuẩn tốt nhất
Tìm hiểu: Dùng chuối xanh chữa lang ben như thế nào? Bao lâu khỏi?
Thuốc trị lang ben
Những loại thuốc trị lang ben thường là thuốc chống nấm dạng bôi, xịt được bác sĩ da liễu kê đơn. Tùy vào từng mức độ bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng phù hợp.
Thuốc bôi ngoài da:
- Kem bôi ASA
- Kem bôi BSI
- Kem bôi Antimycose
- Thuốc xịt Clotrimazole
- Kem Ketoconazole
Thuốc uống:
- Itraconazole
- Fluconazole
- Terbinafine
Dầu gội đầu trị lang ben:
- Dầu gội đầu Ketoconazole
- Dầu gội đầu Miconazole
- Dầu gội đầu Pyrithione zinc
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị lang ben:
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc
- Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ
- Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú
- Tuyệt đối không dùng chung thuốc với người khác
Có thể bạn quan tâm: Các loại thuốc bôi lang ben hiệu quả được bán ở hiệu thuốc
Phòng ngừa bệnh lang ben
Mặc dù lang ben không nguy hiểm, tuy nhiên có thể lây lan và tái phát. Do đó, người bệnh cần lưu ý các vấn đề như:
- Giữ da sạch sẽ, khô ráo
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh
- Vệ sinh cơ thể sau khi vận động đổ mồ hôi
- Mặc quần áo sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát
- Phơi quần áo, chăn màn dưới ánh nắng mặt trời
Nếu bạn nhận thấy làn da xuất hiện các triệu chứng của lang ben, hãy đến bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
- 14 mẹo trị lang ben tại nhà hiệu quả, không cần thuốc
- Trị Lang Ben Bằng Gừng Với 3 Cách Được Áp Dụng Nhiều
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!